Hàn Quốc vẫn mua dầu Iran bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ
Trong một cuộc họp với người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Quốc hội Iran (IPRC) K. Jalali ở Tehran ngày 28/8, đại sứ Hàn Quốc tại Iran, R. Hyun đã cho biết nước này sẽ tiếp tục mua dầu của Iran trên cơ sở các thỏa thuận trước đó.
Một cảng xuất khẩu dầu mỏ của Iran
Ông R. Hyun phát biểu rằng bất chấp việc Hoa Kỳ rút khỏi Kế hoạch hành động toàn diện chung (CFA), Hàn Quốc vẫn tiếp tục mua dầu từ Iran, đồng thời, việc mở rộng quan hệ với Iran là rất quan trọng đối với Hàn Quốc; Seoul luôn hoan nghênh việc mở rộng hợp tác song phương với Tehran trong mọi lĩnh vực.
Nói đến Hội thảo quốc tế lần thứ 9 về các hoạt động nghiên cứu các vấn đề nghị viện, sắp tới sẽ được tổ chức tại Hàn Quốc, đại sứ R. Hyun đã chuyển cho ông K. Jalali bức thư mời chính thức từ người đồng nhiệm Hàn Quốc của ông.
Về phần mình, ông K. Jalali nhấn mạnh rằng Tehran ủng hộ việc mở rộng quan hệ và hợp tác với Seoul trong nhiều lĩnh vực, đồng thời nói thêm rằng người dân và chính phủ Iran luôn có quan điểm tích cực về Hàn Quốc.
Đề cập đến các cuộc đàm phán gần đây giữa các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, ông nói rằng Iran luôn luôn hỗ trợ các giải pháp hòa bình cho các vấn đề trên thế giới và hoan nghênh việc thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Video đang HOT
Được biết, vào ngày 8/5/2018, Tổng thống Mỹ D. Trump đã quyết định rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nhất trong lịch sử để chống lại Iran. Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhiều lần tuyên bố ý định triệt hạ nguồn thu nhập của Iran từ xuất khẩu dầu mỏ xuống mức tối thiểu.
Để đạt mục đích này, Washington kêu gọi tất cả các đồng minh của mình giảm nhập khẩu dầu của Iran.
Trung Quốc đã chính thức tuyên bố sẽ không đáp ứng lời kêu gọi của Mỹ để giảm nhập khẩu dầu từ Iran, đồng thời còn gọi Iran là một quốc gia thân thiện. Tuy nhiên, sau đó có thông tin cho biết rằng Trung Quốc vẫn thực hiện một sự thỏa hiệp nhất định với Mỹ và từ chối tăng nhập khẩu dầu Iran.
Nếu xét rằng Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu mỏ Iran lớn nhất thế giới, Tehran rất hy vọng rằng nước này sẽ có thể lấp đầy những tổn thất từ việc các nước khác giảm nhập khẩu.
Mỹ cũng đang đàm phán với nhà nhập khẩu dầu mỏ Iran lớn thứ 2 thế giới là Ấn Độ để quốc gia này cắt giảm lượng dầu nhập khẩu từ Iran.
Bá Thủy
Theo petrotimes/RT
Đến lượt Nga Iran cạnh tranh ở Syria?
Cuộc chiến ở Syria có vẻ đang bước vào những giai đoạn cuối nhưng một cuộc chiến khác đang mở ra giữa Nga và Iran.
Dù sát cánh bên nhau hỗ trợ Tổng thống Bashar al-Assad suốt 7 năm qua nhưng Nga và Iran có những lợi ích đối lập nhau và hiện cạnh tranh nhau "miếng bánh tái thiết" Syria sắp tới - có thể bao gồm các nguồn dự trữ dầu mỏ cũng như thế kiểm soát chính trị của Syria sau này.
Căng thẳng ở Syria leo thang hôm 28-8 khi Nga tăng cường lực lượng hải quân về phía bờ biển Syria, trùng thời điểm Tổng thống Assad có thể đang chuẩn bị tấn công vào tỉnh Idlib (vùng lãnh thổ lớn cuối cùng ở Syria còn nằm trong tay quân nổi dậy). Truyền thông Nga gọi đây là lần triển khai hải quân hùng hậu nhất kể từ khi Nga can thiệp vào chiến cuộc Syria năm 2015.
Các tàu hải quân Nga Nikolai Filchenkov... Ảnh: Reuters
...và Vishny Volochek đi qua eo biển Bosphorus ở Thổ Nhĩ Kỳ để đến Địa Trung Hải hôm 24-8. Ảnh: Reuters
Trong khi Nga tăng cường hải quân, Syria lại vừa ký một thỏa thuận an ninh mới với Iran nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Iran thăm Damascus hồi đầu tuần này. Một phần thỏa thuận nêu rõ Iran sẽ hỗ trợ Syria gầy dựng lại các ngành công nghiệp quốc phòng và quân sự.
"Đống đổ nát khổng lồ Syria" cũng có thể đem lại nguồn lợi tài chính tương lai cho Iran, theo báo Haaretz, nhất là khi Iran đang bị Mỹ trừng phạt kinh tế.
Theo tờ báo của Israel, một trong những mục tiêu của Iran là kiểm soát ngành công nghiệp viễn thông Syria - tuy bị thiệt hại nặng do chiến tranh nhưng chưa sụp đổ hoàn toàn. Ông Matthew Brodsky, chuyên gia về Trung Đông của Nhóm Nghiên cứu an ninh (Mỹ), gần đây chỉ ra Iran và Syria đã ký các thỏa thuận viễn thông. Ngoài mối lợi kinh tế, nắm được ngành này còn giúp Iran kiểm soát các đầu mối thông tin.
Cũng theo ông Brodsky, Iran còn có thể được khai thác các mỏ phốt-phát ở Syria cũng như đã thuê đất ở các tỉnh Homs and Tartous (nhiều khả năng dùng để xây dựng các trạm dầu mỏ và khí đốt), chuyển đổi đất nông nghiệp (vốn bị bỏ hoang sau khi người dân Syria bỏ đi tị nạn)...
Dù vậy, một mình Iran khó lòng tái thiết Syria mà vẫn cần nhiều nước khác dốc tiền bác vào, chủ yếu từ Trung Quốc và các nước châu Âu, vùng Vịnh. Hy vọng này cũng không dễ dàng gì khi nhiều cựu quan chức và các tổ chức nhân quyền châu Âu kêu gọi không đầu tư tái thiết Syriai cho đến khi tình hình nước này được cải thiện.
Hải Ngọc (Theo Haaretz)
Theo nld.com.vn
Mỹ cuống cuồng mặc cả với Nga về Syria trước trận chiến Idlib Mỹ muốn đạt được thỏa thuận với Nga về Syria trước khi quân đội trung thành với Tổng thống Assad giải phóng được tỉnh Idlib, thành trì cuối cùng của các nhóm phiến quân và khủng bố ở Syria, tiến tới tái kiểm soát được toàn bộ đất nước. Mỹ đang ra sức tìm cách đạt thỏa thuận với Nga về Syria trước...