Hàn Quốc: Tước giấy phép 8 trường trung học tư thục danh giá
8 trường trung học tư thục tự chủ về tài chính tại Seoul – những cơ sở giáo dục (GD) có chương trình giảng dạy riêng với mục tiêu giúp học sinh (HS) có thể thi đỗ vào các trường đại học (ĐH) hàng đầu đất nước, đã bị Văn phòng GD Seoul tước giấy phép, với lý do mong muốn mang lại sự bình đẳng trong môi trường GD.
Ông Park Gun-ho, Trưởng phòng chính sách GD tại văn phòng GD Seoul, công bố kết quả đánh giá đối với 13 trường trung học tư thục tự chủ về tài chính
Hủy bỏ giấy phép
Việc hủy bỏ giấy phép của 8/14 trường tư thục ở Seoul sẽ cần nhận được sự chấp thuận của Bộ trưởng GD Hàn Quốc. Nếu được thông qua, những cơ sở GD này sẽ trở thành trường trung học chính quy và không còn “vị thế” đặc biệt như trước. Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ GD Hàn Quốc, bà Yoo Eun-hye cho biết: “Nếu không có vấn đề gì trong khâu thủ tục, tôi hoàn toàn tôn trọng quyết định của cơ quan GD Seoul”.
Cũng theo nữ Bộ trưởng, các trường nêu trên không đáp ứng được mục đích ban đầu là cung cấp nền GD ưu tú. “Thay vào đó, họ đã bóp méo hệ thống GD bằng những đánh giá quá khắt khe, nâng cao tính cạnh tranh khốc liệt. Thậm chí ngay cả đối với HS tiểu học cũng phải được xét tuyển để có thể theo học tại những ngôi trường tư thục có danh tiếng”, bà Yoo Eun-hye bức xúc lên tiếng.
Phát biểu này của Bộ trưởng GD Hàn Quốc được đưa ra trước bối cảnh, hai tổ chức GD tư thục danh giá tại ngoại ô Seoul: Trường Trung học Sangsan (Jeonju) và Trường Trung học Ansan Dongsan (tỉnh Gyeonggi) vừa bị tước giấy phép với lý do không đạt tiêu chuẩn của chính phủ. Ngoài ra, một cơ sở GD khác ở phía Nam Busan cũng nhận được thông báo tương tự vào cuối tháng 6.
Các chuyên gia nhận định, những ngôi trường trường tư thục danh giá với mức học phí cao thường được giới thượng lưu ưa chuộng do tiêu chuẩn học tập cao và tập trung vào một số môn mà HS tại trường công lập còn yếu kém, như Ngoại ngữ và Khoa học. Vì vậy, không ít gia đình sẵn sàng cho con cái theo học ở những cơ sở GD tự chủ về tài chính nằm tại vùng ngoại ô Seoul. Một số ý kiến cho rằng, sự tự do trong việc lựa chọn HS cũng có nghĩa là, các trường tư thục này đã loại người học có tài năng từ các trường bình thường khác.
Phản đối quyết liệt
Các trường tư thục Hàn Quốc chủ yếu thông qua kỹ năng giảng dạy trước lớp, lập ra các nhóm thảo luận và nghiên cứu dự án, nhằm giúp HS phát triển kỹ năng được các trường ĐH ở nước ngoài tìm kiếm. Tuy nhiên, không ít trường tư thục Hàn Quốc bị cáo buộc đã thúc đẩy cạnh tranh quá mức với mục đích khiến HS đỗ vào các trường ĐH hàng đầu.
Có tổng số 46 ngôi trường tư thục tự chủ tài chính trên khắp Hàn Quốc và 13 trường tại Seoul, được yêu cầu gia hạn giấy phép 5 năm một lần hoặc được phân loại lại như các trường trung học bình thường. Bộ trưởng GD Yoo Eun-hye cho biết, mặc dù chính phủ sẽ liên tục tìm cách bãi bỏ các trường trung học tư thục này, nhưng quá trình phải diễn ra một cách hợp lý. “Các trường thực hiện theo mục đích ban đầu được đề ra sẽ vượt qua đánh giá và tiếp tục được hoạt động. Trái lại, những cơ sở GD thúc đẩy cạnh tranh trong kỳ tuyển sinh ĐH – hành động trái với mục đích – sẽ không vượt qua đánh giá và bị tước giấy phép”, Bộ trưởng Yoo nói thêm.
Theo đó, 8 trường tư thục danh giá tại Seoul, bao gồm các trường trung học liên kết với ĐH Ewha Womans và ĐH Hanyang, đã không đạt tiêu chuẩn thông qua cách tính thang điểm 70/100 trong bài kiểm tra chuẩn của văn phòng GD.
Hồi tháng 6, không ít phụ huynh tại hai trường Sangsan và Ansan Dongsan đã có những phản đối tiêu cực và giận dữ, thậm chí là kêu gọi các cơ quan GD rút quyết định, sau khi biết tin trường bị tước giấy phép.
Trước bối cảnh này, nhà sáng lập Trường Trung học Sangsan, ông Hong Sung-dae cho biết, Giám đốc GD tỉnh Jeolla Bắc đã yêu cầu trường phải đạt được 80 điểm, dù theo quyết định của chính phủ, cơ sở GD sẽ được thông qua nếu đạt 70 điểm trở lên. Cũng theo ông Hong, nhà trường đã bị hạ 1/2 tổng điểm khi tuyển những HS có hoàn cảnh khó khăn, dù yếu tố này nằm trong thang điểm của chính phủ.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia nhận định, việc tước giấy phép của các trường tư thục tự chủ về tài chính được cho là đi ngược lại với hành động pháp lý và có thể kèm theo động cơ chính trị.
Tháng 3 vừa qua, hiệu trưởng của 22 trường trung học tư thục ở Seoul đã tuyên bố không chấp nhận các tiêu chuẩn đánh giá của cơ quan GD. Phát biểu trong cuộc họp báo tại Trường Trung học nữ sinh Ewha ở Seoul, các hiệu trưởng khẳng định: “Không một trường nào có thể đáp ứng các tiêu chuẩn hiện tại của văn phòng GD, điều này cho thấy ý định rõ ràng của họ là muốn bãi bỏ các trường trung học tư thục tự chủ về tài chính”.
Mới đây, ông Park Sam-Ok, Hiệu trưởng Trường Trung học Sangsan đã chỉ ra trong một cuộc họp báo ở thủ phủ tỉnh Jeonju rằng, những đánh giá của văn phòng GD Seoul đưa ra là “bất công và thậm chí là bất hợp pháp” nhằm tước giấy phép của các trường tư thục.
Trước chính sách này, các đảng đối lập Hàn Quốc cũng bày tỏ ý kiến phản đối. Ông Min Kyung-wook, phát ngôn viên đảng Hàn Quốc Tự do khẳng định, các cơ sở GD nước này đang ngày càng đi lùi bởi chính sách mới và bị đối xử bất công. “Sự phân biệt của chính phủ đối với các trường tự chủ phản ánh quan điểm khắt khe về GD”, ông Min nói thêm.
Đáp lại lời chỉ trích, ông Jo Seoung-lae, chính trị gia đảng Dân chủ cho biết, với sự suy giảm dân số ở Hàn Quốc như hiện nay, thay vì một hệ thống phân tầng, quốc gia cần thảo luận về cách nâng cao năng lực tổng thể của SV và chuẩn bị hành trang vào tương lai cho các em theo định hướng công nghệ.Hệ thống trường trung học tư thục tự chủ ở Hàn Quốc được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2002 dưới dạng chương trình thí điểm, gồm 6 trường, trong đó có Sangsan. Mô hình trường học này chính thức được thông qua và phát triển mạnh mẽ kể từ năm 2009.
Vân Huyền
Theo UniversityWorld News; Korea Harald/GDĐT
Trường công tự chủ tài chính thực chất là biến hình của trường bán công
Trường công tự chủ tài chính là Nhà nước bỏ tiền ra đầu tư cho cơ sở vật chất, đội ngũ, nhưng các cơ sở giáo dục đó lại thu học phí cao hơn trường tư thục.
Ngày 30/7 báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo với chủ đề "Các loại hình nhà trường ngoài luật - Rào cản triển khai Luật Giáo dục sửa đổi".
Đến dự hội thảo có một số Đại biểu Quốc hội khóa 13 -14, các Giáo sư, Tiến sĩ và Hiệu trưởng một số nhà trường cùng nhiều phóng viên báo đàii.
Mời quý bạn đọc theo dõi video Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống Giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ quan điểm về vấn đề này.
Video: Trường công tự chủ tài chính thực chất là biến hình của trường bán công. Video: Tùng Dương.
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
11 năm liên tiếp Cầu Giấy dẫn đầu TP về kết quả thi vào lớp 10 Năm học 2018-2019 Cầu Giấy tiếp tục dẫn đầu thành phố kết quả thi vào lớp 10, thi học sinh giỏi và giáo viên dạy giỏi đạt nhiều thành tích cao. Ông Trần Việt Hà - Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy thông tin tại buổi giao ban báo chí. Tại giao ban báo chí thành ủy ngày 30/7, phó Chủ tịch...