Hàn Quốc: tự tử vì áp lực đậu ĐH
Hôm nay 13/11, gần 650.000 học sinh Hàn Quốc bước vào kỳ thi đại học quyết định tương lai họ. Sức ép cực lớn khiến cả xứ kim chi như ngừng hoạt động, một học sinh tự sát.
Theo AFP, đêm qua 12/11 một học sinh 17 tuổi đã nhảy lầu tự sát ở Seoul. Cha mẹ của nạn nhân kể cậu trở nên hoảng loạn và sa sút tinh thần tột độ khi ngày thi đến gần.
Ở Hàn Quốc việc đậu đại học, đặc biệt là trường danh tiếng, là cánh cửa tới tương lai ổn định và cả… hạnh phúc hôn nhân. Thất bại đồng nghĩa với điều ngược lại.
Trước một điểm thi.
Từ sáng 13/11, gần 650.000 học sinh bắt đầu kỳ thi tại 1.257 địa điểm trên toàn quốc. Bộ Giao thông Hàn Quốc cấm mọi chuyến bay cất cánh và hạ cánh trong vòng 40 phút khi bài thi nghe ngôn ngữ diễn ra. Quân đội Hàn Quốc cũng hoãn các cuộc tập trận không quân và bắn đạn thật.
Ở các trung tâm thi, mọi xe cộ không được phép tiếp cận trong bán kính 200m. Các doanh nghiệp, văn phòng, công sở và thị trường chứng khoán mở cửa muộn một giờ so với thường lệ để đảm bảo giao thông thoáng đãng, giúp các thí sinh đến địa điểm thi đúng giờ trước lúc 8g40.
Bất cứ ai bị mắc kẹt cũng có thể gọi số điện khẩn 112 để nhờ cảnh sát giúp đỡ đưa tới phòng thi.
Một hiện tượng của ngày thi là cụ bà 81 tuổi Cho Hee-Ok đi thi với hi vọng lọt vào một trường đại học thời trang. Cụ cho biết giấc mơ của mình là thiết kế quần áo cho các hàng xóm nghèo.
Video đang HOT
Cha mẹ các thí sinh đến chùa ở Seoul cầu nguyện cho con thi đỗ.
Các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter tràn ngập những tin nhắn chúc các thí sinh may mắn. Tuy nhiên trên cổng thông tin Naver có một cư dân mạng nhắn nhủ các thí sinh: “Đừng làm gì dại dột. Đừng tự sát nếu làm bài thi không tốt. Có rất nhiều người thành công trong cuộc sống mà không học đại học”.
Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, phụ huynh nước này đã chi tới 17,5 tỷ USD cho con em học thêm trong năm 2013 để chuẩn bị cho các kỳ thi, tương đương 1,5% GDP.
Mỗi ngày đều cầu nguyện…
Oh J. K (nhân viên văn phòng tại Seoul, 43 tuổi) lo lắng nói: “Con tôi học chăm và đứng vào hạng giỏi trong lớp, nhưng năm rồi cháu đã không đậu vào những nơi muốn học, và nhất quyết thi lại năm nay.
Cả gia đình trút sức đầu tư cho cháu học luyện. Mục tiêu của cháu là vào khoa Kỹ thuật đại học Quốc gia Seoul, hoặc sẽ vào viện Khoa học và Công Nghệ Hàn (KIST). Vợ chồng chúng tôi mỗi ngày đều cầu nguyện…”.
Rất dễ nhìn thấy khắp đất nước Hàn Quốc hình ảnh các bậc phụ huynh kèo nhau vào chùa đầy kín để cầu nguyện cho con em thi đậu. Các món quà “may mắn” với ý nghĩa chúc các thí sinh chọn đúng câu trả lời, các sản phẩm bồi bổ sức khỏe và trí nhớ được tung ra thị trường, bày bán với la liệt…
Năm nay là năm thứ hai môn tiếng Việt được đưa vào chương trình thi Suneung như một ngoại ngữ tự chọn cùng với tiếng Hán và 7 ngoại ngữ tự chọn khác.
Hàn Quốc ngày nay với tỉ lệ học đại học chiếm 80% tổng số học sinh hoàn thành chương trình trung học. Mặc dù vậy, tỉ lệ kiếm được việc làm ổn điịnh sau khi tốt nghiệp Đại học của sinh viên Hàn Quốc chỉ đạt mức 30%. Điều này càng làm cho sự cạnh tranh thi vào các trường Đại học danh tiếng của Hàn Quốc càng thêm khốc liệt.
Theo Thanh Sử – Ngọc Lan/Báo Tuổi trẻ
Thủ khoa từng bị bệnh viện trả về để lo hậu sự
Tuổi 18, Tuyết Loan là tân sinh viên với bao dự định. Mới nhập học, cô phát hiện bị ung thư máu phải nghỉ học. Sau hai năm chống chọi bệnh tật, cô tiếp tục đi thi và đạt thủ khoa.
Chúng tôi đã gặp Võ Tuyết Loan (sinh năm 1994, TP Bạc Liêu) - cô nữ sinh khiến thầy và trò CĐ Giao thông vận tải (Q3, TP.HCM) khâm phục - sau khi nhận thông tin về em do hội sinh viên gửi đến qua email tòa soạn Zing.vn.
Con nhà nghèo mắc bệnh hiểm ác
Năm 18 tuổi, Loan thi đậu vào trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Đó là một niềm vui lớn đối với cả gia đình. "Nhà em có 4 anh chị em thì ai cũng nghỉ học sớm đi làm ruộng. Em là con út được ăn học đầy đủ, lại đậu đại học nên cả gia đình kỳ vọng nhiều lắm", cô gái có thân hình nhỏ bé chia sẻ.
Tuyết Loan trong giờ học công nghệ thông tin.
Nhưng Loan cũng chỉ cùng bạn bè cắp sách đến giảng đường được 1 tuần thì nhập viện. Thời gian đầu điều trị, cô gái lạc quan nghĩ rằng bị sốt. Sau 2 tháng điều trị, qua những lần chuyển viện, xét nghiệm thì bác sĩ nói Loan bị ung thư máu. Kết luận như sét đánh ngang tai, khiến cô gái 18 tuổi suy sụp. Giảng đường trước mắt cô là chốn xa xôi dù có nhiều ước mơ tốt đẹp.
Đôi mắt Loan trũng sâu khi nhớ lại khoảng thời gian ấy. Bác sĩ đưa ra những phác đồ điều trị với mức viện phí tối thiểu 500 triệu đồng cho đến 1 tỷ nếu thay tủy.
"Nhưng khả năng thành công thì không thể nói trước được", cô nữ sinh ngậm ngùi. Đó là lần duy nhất cô gái 18 tuổi tỏ ra yếu đuối vì căn bệnh tuyệt vọng của mình.
Cuối cùng, Loan chọn phương pháp điều trị duy trì bằng cách uống thuốc và truyền tiểu cầu. Ở tuổi 18, Loan phải gắn bó với giường bệnh, mái tóc cứ thưa dần và việc học thì phải dừng lại. Cô chia sẻ: "Nhà không có nói cho em biết số tiền để chữa bệnh nhưng em biết là rất tốn kém quá khả năng so với thu nhập từ cây lúa của ba mẹ. Đến sổ đỏ, nhà cũng đã cầm cố và vay mượn mọi nơi".
Đạt thủ khoa sau khi bị bệnh viện trả về lo hậu sự
Từ ngày nghỉ học, Loan vẫn ở lại TP.HCM để điều trị bệnh. Mỗi tháng, cô đi xe buýt 2-3 lần đến bệnh viện. ởi điều trị duy trì, nên những cơn đau đầu, buồn nôn, nhức xương vẫn đều đặn tìm đến thân thể bé nhỏ của Loan.
Có lần, Loan thẫn thờ khi bác sĩ phải trả cô về với gia đình để chuẩn bị lo hậu sự. Đó là thời điểm giữa năm 2014, sức khỏe cô gái đã rất yếu. Nhưng khi về nhà, như có một phép thần kì, sau 2 tuần cô khỏe lại và có thể lên lại thành phố thi đại học, cao đẳng.
Trước đó, vì khát khao muốn được đi học sau 2 năm bỏ quên nên Loan đã đăng ký đi thi. Cô chọn ngành công nghệ thông tin vì thấy hợp với cả khả năng và sức khỏe bản thân. "Không đi học, thấy thiếu thốn nên em muốn thi lại để có mục tiêu vươn tới", cô gái quê Bạc Liêu cho biết.
Ngày thi đại học, Loan một mình đến hội đồng thi. Cô cười nheo mắt vì làm được bài và không gặp vấn đề sức khỏe trong giờ thi. Và Tuyết Loan, 20 tuổi, đã thi được 23,5 điểm, là thủ khoa đầu vào của khoa trong khi căn bệnh ung thu máu vẫn trong cơ thể.
Dù sức khỏe kém nhưng từ ngày nhập học, Loan vẫn chưa nghỉ buổi nào. Chỉ có những hôm đang học, mệt qua nên cô xin về sớm. Ngoài ra, Loan cũng đảm nhận tốt vai trò lớp trưởng mà bạn bè tín nhiệm giao cho.
Anh Tăng Quốc Cường (giáo viên khoa Công nghệ thông tin) cho biết: "Từ khi Loan mới nhập học, nhà trường đã biết hoàn cảnh éo le của em. Vì vậy, chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện để Loan có thể an tâm đi học như trao học bổng, làm giấy miễn giảm học phí và vận động bạn bè giúp đỡ, động viên em. Điều tôi ấn tượng là Loan luôn lạc quan, vui vẻ với cuộc sống".
Tuyết Loan tâm sự: "Từ bé mọi người hay gọi em là đại tướng vì tính tình cứng rắn. Em nghĩ rằng, ai cũng sống một lần nên dù có những lần tuyệt vọng thì sau cùng em vẫn cố gắng lạc quan, vui với cuộc sống. Em cũng thấy những tấm gương ung thu máu vẫn sống tốt, đó là động để bản thân cố gắng".
Theo Zing
Kỳ thi quốc gia 2015: Có thể sẽ cồng kềnh hơn Là kỳ thi đầu tiên đổi mới nên đối với tất cả các trường phổ thông lẫn các trường ĐH, CĐ, các em học sinh và giáo viên vẫn còn những băn khoăn lo lắng. Bộ GD và ĐT đã công bố phương án kỳ thi THPT quốc gia với chỉ một kỳ thi. Việc thay đổi, cải tiến thi cử được công...