Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác chiến lược với Ấn Độ
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, “Đối thoại Hàn Quốc – Ấn Độ” lần thứ 22 đã diễn ra tại thủ đô Seoul trong 2 ngày 27 và 28/11 nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực trong giai đoạn mới.
Sự kiện này do Diễn đàn Quan hệ quốc tế Seoul (SFIA), tổ chức Korea Foundation (KF) và Trung tâm Ananta đồng tổ chức.
Chủ tịch Trung tâm Ananta Naushad Forbes (trái), phát biểu trong Đối thoại Hàn Quốc-Ấn Độ lần thứ 22 tại Seoul. Ảnh: koreatimes.co.kr
Đối thoại Hàn Quốc – Ấn Độ, một nền tảng đối thoại quy tụ những nhân vật chủ chốt từ nhiều lĩnh vực khác nhau ở Hàn Quốc và Ấn Độ nhằm thảo luận và đưa ra những định hướng chiến lược cho quan hệ song phương. Diễn đàn này đóng vai trò là kênh quan trọng để thảo luận về các lợi ích chung bao gồm chính trị, kinh tế và xã hội giữa hai nước và nhằm mục tiêu thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác hướng tới tương lai. Năm nay, diễn đàn được tổ chức dưới hình thức trực tiếp sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc.
Trong khuôn khổ đối thoại, các diễn giả đã tiến hành 6 phiên thảo luận với các chủ đề quan trọng như an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, hợp tác kinh tế, quốc phòng-không gian, hợp tác bán dẫn, sáng kiến hydro xanh, hợp tác công nghiệp và công nghệ lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR).
Video đang HOT
Các chuyên gia nổi tiếng từ giới chính trị, kinh doanh và học thuật ở cả hai nước đã tham gia thảo luận sâu về chiến lược hợp tác song phương và đa phương.
Năm nay, Ban tổ chức bổ sung phiên họp bàn tròn về kinh doanh, chào đón các công ty lớn của cả hai nước tham gia. Phiên họp này cung cấp một nền tảng để khám phá các cơ hội tăng cường hợp tác kinh tế và cải thiện khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng nhằm thúc đẩy lợi ích chung.
Đại diện của KF cho biết Đối thoại Hàn Quốc-Ấn Độ được tổ chức trong bối cảnh môi trường chiến lược đang thay đổi nhanh chóng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, là cơ hội để các bên thảo luận và bàn các giải pháp mở rộng hợp tác thực chất giữa hai nước. Cuộc đối thoại lần này được kỳ vọng sẽ góp phần làm sâu sắc và thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt giữa Hàn Quốc và Ấn Độ trong tương lai.
Nga muốn cạnh tranh với phương Tây trong lĩnh vực AI
Nga đang chuẩn bị chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) của riêng mình nhằm ngăn chặn phương Tây phát triển độc quyền trong lĩnh vực này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Theo hãng tin Reuters, Tổng thống Vladimir Putin mới đây cảnh báo rằng phương Tây không được phép phát triển độc quyền trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và nói rằng một chiến lược đầy tham vọng hơn của Nga về phát triển AI sẽ sớm được phê duyệt.
Trung Quốc và Mỹ đang dẫn đầu sự phát triển của AI, điều mà nhiều nhà nghiên cứu và lãnh đạo toàn cầu cho rằng sẽ biến đổi thế giới và cách mạng hóa xã hội theo cách tương tự như sự ra đời của máy tính trong thế kỷ 20.
Nga cũng có tham vọng trở thành cường quốc AI, nhưng nỗ lực của Moskva bị cản trở do cuộc xung đột ở Ukraine khiến nhiều chuyên gia tài năng rời Nga và các lệnh trừng phạt của phương Tây đang cản trở việc nhập khẩu công nghệ cao của nước này.
Phát biểu tại một hội nghị về AI ở Moskva bên cạnh Giám đốc điều hành Sberbank German Gref, Tổng thống Putin nói rằng việc tìm cách cấm AI là không thể, bất chấp những hậu quả đôi khi gây rắc rối về mặt đạo đức và xã hội của các công nghệ mới.
Ông Putin nói về AI: "Bạn không thể cấm một thứ gì đó - nếu chúng ta cấm nó thì nó sẽ phát triển ở nơi khác và chúng ta sẽ tụt lại phía sau", mặc dù ông nói rằng các câu hỏi về đạo đức nên được giải quyết dựa trên văn hóa "truyền thống" của Nga.
Ông Putin cho biết chiến lược mới về AI của Nga sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể, bao gồm "mở rộng nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tổng hợp và các mô hình ngôn ngữ lớn".
Theo ông, các nhà nghiên cứu Nga nên được tiếp cận tốt hơn với siêu máy tính - điều mà ông cho rằng cần phải được tăng cường ở mức độ lớn - trong khi nền giáo dục khoa học cấp cao nhất của Nga về AI cần phải được cải thiện.
Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga sẽ phải thay đổi luật pháp, tăng cường hợp tác quốc tế và đảm bảo đầu tư nhiều hơn nữa cho sự phát triển của AI.
Bên cạnh đó, ông Putin cũng cảnh báo rằng một số hệ thống tìm kiếm trực tuyến và mô hình tổng hợp của phương Tây đã bỏ qua hoặc thậm chí hủy bỏ ngôn ngữ và văn hóa Nga. Ông nói: "Tất nhiên, sự độc quyền và thống trị của những hệ thống như vậy, là không thể chấp nhận được và nguy hiểm".
Theo hầu hết các bảng xếp hạng, Trung Quốc và Mỹ đang vượt xa các quốc gia khác về nghiên cứu AI, mặc dù các nước châu Âu cũng như Ấn Độ, Nga, Israel, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng nằm trong bảng xếp hạng.
Tuy nhiên, đối với Nga, cuộc xung đột ở Ukraine và những nỗ lực huy động lực lượng đã gây ra làn sóng di cư của một số lượng lớn người Nga có học thức trong khi các lệnh trừng phạt của phương Tây đã cắt giảm hợp tác quốc tế với các cường quốc AI ở phương Tây.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương rất quan trọng đối với Mỹ Điều này được thể hiện qua việc Washington quyết tâm đăng cai tổ chức Tuần lễ Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng và bất ổn địa chính trị. Bên cạnh đó là...