Khu vực châu Á – Thái Bình Dương rất quan trọng đối với Mỹ
Điều này được thể hiện qua việc Washington quyết tâm đăng cai tổ chức Tuần lễ Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng và bất ổn địa chính trị.
Bên cạnh đó là lời khẳng định cam kết đối với khu vực mà các quan chức Mỹ đưa ra trong các chuyến công du châu Á.
Những lời cam kết
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, tiếp nối chuyến thăm Trung Đông, Ngoại trưởng nước này Antony Blinken sẽ lần lượt ghé thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, tham dự Đối thoại 2 2 tại Ấn Độ. Trong khi đó, chương trình của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin là tham dự Đối thoại 2 2 tại Ấn Độ, sau đó đến Hàn Quốc và chặng dừng chân cuối cùng là Indonesia với Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ). Chính vì thế, có lẽ hai chuyến thăm của giới chức cấp cao Mỹ đến nhiều quốc gia trong khu vực có ý nghĩa quan trọng nhất là tiếp tục khẳng định cam kết của mình, thúc đẩy các nỗ lực nhằm hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, bất chấp việc nước này đang phải vật lộn đối phó với thách thức toàn cầu ở các khu vực khác.
Chuyến thăm của giới chức Mỹ cũng là hành động triển khai cụ thể của Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Joe Biden, một trong những quân bài then chốt để tìm kiếm sự ủng hộ cũng như uy tín trong cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra vào cuối năm sau. Với việc đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện, chương trình nghị sự của đảng Dân chủ, đặc biệt là các vấn đề đối nội và ngân sách hoạt động đang rơi vào bế tắc, thì việc tìm kiếm thành công trong đối ngoại là điều mà người đứng đầu Nhà Trắng có thể đang hướng tới. Ngoài ra, với các thách thức mà Mỹ đang phải đối mặt, các chuyến công du này cũng nhằm vận động và lôi kéo các nước khu vực ủng hộ các chính sách của Mỹ và đồng minh trên trường quốc tế, đặc biệt là tại các diễn đàn lớn như Liên hợp quốc. Chính quyền Tổng thống Joe Biden luôn khẳng định tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của mình.
Trước các thách thức toàn cầu hiện nay thì không ít nhà quan sát cho rằng, chính quyền Tổng thống Joe Biden mới chỉ tập trung vào cam kết mà chưa có các hành động trên thực tế. Tuy nhiên, điều đầu tiên có thể thấy là bản thân các chuyến thăm của quan chức cấp cao Mỹ đến khu vực mặc dù mang tính biểu tượng nhưng là một trong những đảm bảo về ưu tiên chính sách của chính quyền Mỹ. Kể từ khi nhậm chức năm 2021, Ngoại trưởng Antony Blinken đã có gần 30 chuyến thăm đến các nước châu Á trên tổng số gần 140 lượt công du, không tính Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã có 9 chuyến thăm châu Á, và chỉ tính riêng trong năm nay là chuyến thăm thứ 4. Tần suất liên tục của các chuyến thăm cho thấy chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Joe Biden với khu vực này cơ bản ổn định và xuyên suốt.
Diễn đàn APEC lần thứ 30 sẽ diễn ra từ ngày 11-17/11 tại San Francisco, Mỹ.
Định hình lại vị trí
Theo giới chuyên gia, Diễn đàn APEC, diễn ra từ ngày 11-17/11 tại San Francisco với chủ đề “Tạo dựng một tương lai tự cường và bền vững cho tất cả mọi người”, là dịp để Mỹ phát huy vai trò nước chủ nhà dẫn dắt các thành viên APEC thu hẹp các khác biệt, thúc đẩy hợp tác để vượt qua những thách thức mà thế giới đang đối mặt. Tiến sĩ Victor Cha, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách khu vực châu Á và Hàn Quốc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) nhận định, APEC chắc chắn rất quan trọng đối với Mỹ. Các nền kinh tế thành viên APEC chiếm 40% dân số thế giới và một nửa thương mại toàn cầu. Bảy đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ là thành viên APEC.
Trong khi đó, ông Nicholas Szechenyi, Phó Giám đốc khu vực châu Á của CSIS cho biết, đây là dịp kỷ niệm 30 năm cuộc gặp đầu tiên của các nhà lãnh đạo APEC, và từ đó đến nay, cách tiếp cận của Mỹ đối với APEC đã thay đổi. Theo ông, động lực chính của Washington trong những ngày đầu gia nhập APEC là ngăn cản sự hình thành một khối kinh tế không có Mỹ ở châu Á, với một chương trình nghị sự đầy tham vọng về tự do hóa thương mại, thông qua quá trình đàm phán thương mại mang tính cạnh tranh hướng tới một thỏa thuận đa phương lớn, được gọi là Khu vực Thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP).
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản lại tập trung hơn vào việc sử dụng APEC như một sân chơi để thúc đẩy phát triển kinh tế và để đạt được sự đồng thuận về các vấn đề mà các nước trong khu vực chú trọng chứ không quá tập trung vào tự do hóa thương mại. Vị chuyên gia nhấn mạnh, sau 30 năm, ngày nay chính các thành viên APEC như Thái Lan và Nhật Bản đã làm sống lại khái niệm FTAAP và kêu gọi Mỹ nên quay lại Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tham gia tiến trình tự do hóa thương mại khu vực. Trong khi đó, chiến lược kinh tế của Mỹ hiện nay không chú trọng đến việc tiếp cận thị trường như các đồng minh và đối tác ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang làm, thay vào đó cố gắng xác định các vấn đề “cập nhật” hơn, ví dụ như nền kinh tế kỹ thuật số, thể hiện qua chương trình nghị sự APEC năm nay. Với nỗ lực này, Washington muốn chứng minh uy tín lãnh đạo về chính sách kinh tế trong khu vực.
Chuyên gia Victor Cha nhận định Mỹ sẽ sử dụng APEC để nêu bật một số tiến bộ trong Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF). Theo chuyên gia Erin Murphy, thành viên cấp cao Chương trình châu Á của CSIS, một trong những kết quả lớn mà chính quyền Tổng thống Joe Biden muốn đạt được ở đây là việc hoàn thành khuôn khổ cho IPEF. Vì các bên tham gia thảo luận IPEF cũng là thành viên APEC nên ông cho rằng, sẽ có những trụ cột của IPEF thực sự được củng cố tại diễn đàn APEC 2023.
Vị chuyên gia đánh giá, mặc dù vẫn còn những hoài nghi về hiệu quả của IPEF, đặc biệt là khi khuôn khổ này không đem lại khả năng tiếp cận thị trường, nhưng APEC là một cơ hội để các bên tham gia thảo luận về IPEF tiếp tục thương lượng và hoàn tất thỏa thuận. APEC 2023 có thể chứng kiến một số kết quả ấn tượng lớn, bao gồm cả thỏa thuận về chuỗi cung ứng đã được đàm phán vài tháng trước. Đây là thỏa thuận đa phương lớn đầu tiên về vấn đề này.
Một vấn đề thu hút sự chú ý tại APEC 2023 là khả năng diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tiến sĩ Bonny Lin, thành viên cấp cao về an ninh châu Á và Giám đốc Dự án quyền lực Trung Quốc tại CSIS nhận định cuộc gặp này được kỳ vọng cải thiện đáng kể hoặc thiết lập lại mối quan hệ hai nước cũng như có thể giúp quản lý và ổn định mối quan hệ song phương, đặc biệt trong bối cảnh hai nước đều đang chuẩn bị bước vào năm 2024 nhiều sự kiện quan trọng, trong đó có cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch phụ trách an ninh và ngoại giao quốc tế tại Viện Chính sách Xã hội châu Á Danny Russel cho biết, điểm chung của cả hai nhà lãnh đạo là mong muốn ổn định quan hệ và tránh “một số cuộc khủng hoảng hoặc xung đột quốc tế” có thể ảnh hưởng đến chương trình nghị sự trong nước. Còn chuyên gia Erin Murphy thì lưu ý rằng, APEC không phải là một “đấu trường” đàm phán. Khuôn khổ này có một lịch sử lâu dài và đáng tự hào về hoạt động dựa trên sự đồng thuận và đưa ra các sáng kiến không ràng buộc nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế trong khu vực. Đặc trưng này có giá trị trong việc sử dụng các diễn đàn đa phương, như APEC, để xác định một chương trình nghị sự tích cực cho đối thoại kinh tế với nhiều đối tác trong khu vực.
Có thể thấy, do có giai đoạn giảm bớt sự tham gia các khuôn khổ tự do thương mại của khu vực, vai trò của Mỹ đối với kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã suy giảm đáng kể. Vì vậy, với những nỗ lực đã thực hiện trong suốt năm 2023 để tạo tiền đề cho Tuần lễ cấp cao APEC tại San Francisco, Washington đang kỳ vọng thể hiện được vai trò đầu tàu, gắn kết các nền kinh tế thành viên trong một mô hình kinh tế kết nối toàn khu vực
Mỹ bắt tay Ấn Độ sản xuất xe bọc thép
Mỹ và Ấn Độ sẽ hợp tác sản xuất xe bọc thép Stryker. Thông báo này được đưa ra trong khuôn khổ tham vấn cấp bộ trưởng 2 2 thường niên được tổ chức giữa ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng hai quốc gia.
Xe bọc thép Stryker của Mỹ. Ảnh: Politico
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 10/11 phát biểu tại New Delhi: "Sáng kiến này sẽ tăng cường an ninh chung của hai quốc gia qua việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và hỗ trợ khả năng tương tác giữa quân đội".
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho biết thông báo này được đưa ra trong nỗ lực kéo dài nhiều năm nhằm tăng cường quan hệ Mỹ-Ấn thông qua chia sẻ thông tin tình báo, chuyển giao công nghệ và củng cố quan hệ ngoại giao. Nó cũng hỗ trợ cho nỗ lực của Thủ tướng Narendra Modi trong mở rộng nền tảng công nghiệp của Ấn Độ.
Stryker là phương tiện chiến đấu do General Dynamics Land Systems (Mỹ) sản xuất. Quân đội Mỹ đánh giá cao Stryker vì tính linh hoạt của nó. Quân đội Mỹ trong những năm gần đây đã bổ sung thêm pháo cỡ nòng 30 mm cho Stryker và nỗ lực tích hợp vũ khí năng lượng định hướng trên xe bọc thép này để phòng không tầm ngắn.
Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Eric Garcetti nói với Bloomberg rằng quan hệ đối tác Mỹ-Ấn "chưa bao giờ gần gũi hơn". Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi nghĩ rằng mối quan hệ hợp tác ngày càng phát triển này có thể là động lực tốt cũng như một biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ những hành vi xấu".
Vào tháng 6, trong chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Modi tới Washington, Mỹ và Ấn Độ đã cam kết tăng cường mối quan hệ công nghiệp quốc phòng, bao gồm các công nghệ tình báo, trinh sát và giám sát, cũng như động cơ máy bay và đạn dược.
Hai nước đang nỗ lực hợp lý hóa các quy định, cấp phép và kiểm soát xuất khẩu, đồng thời tăng cường mối quan hệ giữa các công ty quốc phòng.
Theo một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc, Mỹ và Ấn Độ cũng có kế hoạch tiến hành nhiều cuộc tập trận chung.
Liên minh Mỹ-Nhật-Hàn chuẩn bị đối thoại cấp Bộ trưởng quốc phòng Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản sẽ tổ chức đối thoại tại Seoul vào cuối tuần này, trong bối cảnh diễn ra các mối đe dọa hạt nhân-tên lửa của Triều Tiên. Lực lượng không quân Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiến hành tập trận chung gần vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc-Nhật Bản ngày 22/10. (Nguồn:...