Hàn Quốc thiết lập đường dây khẩn cấp với các doanh nghiệp hoạt động tại Nga
Chính phủ Hàn Quốc ngày 24/2 đã thiết lập đường dây liên lạc khẩn cấp với các công ty đang hoạt động tại Nga và mở văn phòng tư vấn cho các công ty xuất khẩu nhằm giảm thiểu tác động từ khủng hoảng Nga – Ukraine đến lĩnh vực công nghiệp của nước này.
Container hàng hóa tại cảng Busan, Hàn Quốc ngày 13/5/2020. Ảnh minh họa: YONHAP/TTXVN
Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, hiện có khoảng 120 công ty Hàn Quốc đang hoạt động tại Nga và chính phủ đã thiết lập đường dây nóng để hỗ trợ cần thiết trong bối cảnh căng thẳng leo thang trong khu vực. Trong ngày 24/2, Hàn Quốc đã hỗ trợ sơ tán 43 công dân đến Ukraine với mục đích kinh doanh
Bộ chủ quan cũng mở ban phụ trách dịch vụ tư vấn cho các nhà xuất khẩu Hàn Quốc về các lệnh trừng phạt quốc tế dự kiến sẽ áp dụng đối với Nga và các hỗ trợ pháp lý khác. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 24/2 cho biết, nước này đang tham vấn với Mỹ và các nước khác để lên kế hoạch chi tiết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với Nga. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo về “các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc” đối với Nga và Hàn Quốc tuyên bố sẽ tham gia động thái này.
Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Nga và Ukraine chiếm tỷ trọng tương đối thấp, nhưng căng thẳng địa chính trị được cho là có tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp và nền kinh tế của nước này trong dài hạn, do cơ cấu tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu thô nhập khẩu.
Chính phủ Hàn Quốc cũng tăng cường giám sát nguồn cung cấp năng lượng, giống cây trồng và các mặt hàng nông nghiệp thiết yếu khác trong bối cảnh giá dầu toàn cầu và các loại năng lượng khác có thể tăng cao do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng Ukraine.
Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết nước này đã có các phương án dự phòng như đa dạng hóa các kênh nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước và tăng cường hợp tác với các quốc gia đối tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng.
Trong thông cáo ra ngày 24/2, Bộ Tài chính khẳng định bất chấp căng thẳng Nga- Ukraine leo thang, hiện chưa có động thái hoặc dấu hiệu bất thường nào có thể gây ra tác động lớn đến nền kinh tế Hàn Quốc. Hàn Quốc đã chuẩn bị đẩy đủ cho mọi tình huống.
Hàn Quốc tăng tốc nhập khẩu ure giải quyết khủng hoảng trong nước
Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc cho biết nước này đang tăng tốc nhập khẩu ure để nhanh chóng giải quyết tình trạng thiếu hụt dung dịch sử dụng cho các phương tiện chạy dầu diesel.
Xe tải xếp hàng để chờ cấp dung dịch Urê tại Pyeongtaek, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters
Cụ thể trong tuần tới, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận chuyến tàu chở 300 tấn ure nhập khẩu từ Trung Quốc. Chuyến tàu này rời thành phố Thiên Tân ở miền Đông Trung Quốc ngày 20/11 và dự kiến 3 ngày sau sẽ cập cảng thành phố Ulsan ở Đông Nam Hàn Quốc. Đây là một phần trong tổng số 18.700 tấn ure đã được Hàn Quốc ký hợp đồng mua của Trung Quốc trước đó nhưng thời gian qua đã bị đình lại do Bắc Kinh áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nội địa.
Ngoài việc nhập lô hàng ure trên từ Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đang đẩy mạnh các kênh ngoại giao nhằm đa dạng hóa nguồn cung. Trong vài tuần qua, các công ty Hàn Quốc đã ký nhiều thỏa thuận nhập khẩu ure từ Việt Nam, Malaysia, Australia và Mexico. Hiện tại, một công ty của Hàn Quốc cũng đang đàm phán với đối tác Indonesia để nhập khoảng 10.000 tấn ure, trong khi một công ty khác đã đạt thỏa thuận mua 40 tấn ure dùng trong công nghiệp của Đài Loan (Trung Quốc).
Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ đẩy nhanh các thủ tục cần thiết để đưa toàn bộ số ure nhập khẩu vào sản xuất thành dung dịch sử dụng cho các phương tiện chạy dầu diesel nhằm giảm lượng khí thải. Hiện tổng sản lượng của 5 nhà sản xuất dung dịch ure lớn nhất Hàn Quốc đã vượt mức tiêu thụ trung bình hàng ngày là 600.000 lít, dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu hụt nguồn cung nội địa đang giảm bớt.
Theo số liệu thống kê, trong năm ngoái, Hàn Quốc nhập khẩu 80.000 tấn ure, đủ để sản xuất khoảng 240 triệu lít dung dịch ure cho các phương tiện chạy dầu. Trong tổng số ure nhập khẩu 9 tháng đầu năm nay có tới 97,6% từ Trung Quốc, tăng so với mức 88% của năm ngoái.
Hàn Quốc kêu gọi nối lại đối thoại liên Triều Ngày 12/10, Chính phủ Hàn Quốc đã đề xuất nối lại đối thoại với Triều Tiên để thu hẹp những bất đồng và thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau. Một quan chức Chính phủ Hàn Quốc liên lạc với nhà chức trách Triều Tiên qua đường dây nóng đặt tại làng đình chiến Panmunjom ở Paju (Hàn Quốc). Ảnh tư liệu: AP/TTXVN Một...