Hàn Quốc: Thêm các tình tiết mới liên quan đến quy trình ban bố thiết quân luật
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Thủ tướng Hàn Quốc Han Deok Soo cho biết cuộc họp nội các, được tổ chức trước khi Tổng thống Yoon Suk Yeol tuyên bố thiết quân luật đêm 3/12, “có nhiều sai sót về thủ tục và nội dung”.
Các yêu cầu tối thiểu cần thiết để thiết quân luật được ban bố hợp pháp đã không được đáp ứng.
Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo tại một cuộc họp ở Seoul. Ảnh tư liệu: YONHAP/TTXVN
Trả lời chất vấn của các thành viên nội các tại Quốc hội chiều 11/12, Thủ tướng Han Deok Soo nêu rõ không có thành viên nào trong nội các ủng hộ thiết quân luật và “tất cả đều phản đối và lo lắng”. Cá nhân thủ tướng đã phản đối với lý do thiết quân luật sẽ gây ra gián đoạn lớn cho nền kinh tế, uy tín quốc gia và sẽ không được công chúng chấp nhận.
Thủ tướng Han Deok Soo cho biết mục đích của cuộc họp nội các (trước khi ban bố tình trạng thiết quân luật) không phải để bổ sung những thiếu sót về thủ tục của tình trạng thiết quân luật mà các thành viên nội các đã tập hợp để trình bày những quan điểm và quan ngại ở nhiều khía cạnh liên quan đến ban bố thiết quân luật.
Video đang HOT
Tuy nhiên, kết quả là nội các đã không thể ngăn chặn việc ban bố thiết quân luật. Thủ tướng Han Deok Soo cũng khẳng định rằng không ký và cũng chưa từng nhìn thấy văn bản tuyên bố thiết quân luật. Các thành viên nội các khác cũng như vậy.
Bộ Hành chính và An ninh, nơi thường quản lý hồ sơ các cuộc họp nội các, ngày 11/12 cho biết đã nhận được trả lời từ Ban Thư ký phủ Tổng thống về 2 cuộc cuộc họp nội các đêm 3/12, rạng sáng 4/12.
Theo đó, người chịu trách nhiệm ghi âm các cuộc họp nội các không thể tham dự hai cuộc họp. Cuộc họp nội các để tuyên bố thiết quân luật được tổ chức trong 5 phút từ 22h17 đến 22h22 ngày 3/12, không có biên bản phát biểu nào của những người tham dự cuộc họp. Văn phòng Tổng thống không trình nghị trình ban bố tình trạng thiết quân luật lên Bộ Hành chính và An ninh. Cuộc họp nội các tiếp theo sáng 4/12 diễn ra trong 2 phút từ 4h27 đến 4h29.
Cũng theo Thủ tướng Han Deok Soo, việc bổ nhiệm tư lệnh chỉ huy thiết quân luật phải được nội các xem xét theo Đạo luật Thiết quân luật đã không được thảo luận tại cuộc họp nội các.
Triều Tiên lần đầu lên tiếng về tình hình chính trị hiện nay tại Hàn Quốc
Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 11/12 đưa tin chi tiết về tình trạng hỗn loạn chính trị tại Hàn Quốc, nhấn mạnh đến lệnh thiết quân luật ngắn ngủi của Tổng thống Yoon Suk Yeol và cuộc khủng hoảng xung quanh nỗ lực luận tội ông.
Cảnh sát được triển khai bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc ở Seoul, ngày 4/12/2024, sau khi lệnh thiết quân luật được ban bố. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đây là lần đầu tiên Triều Tiên đưa tin về sự kiện này, đồng thời đổ lỗi cho ông Yoon Suk Yeol vì gây ra tình trạng bất ổn.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) gọi lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon là một "hành động gâ.y số.c", cáo buộc chính quyền sử dụng bạo lực để duy trì quyền lực.
Theo bài báo, ông Yoon Suk Yeol đã ban bố thiết quân luật vào đêm 3/12 trong bối cảnh căng thẳng leo thang. Lệnh này chỉ tồn tại trong sáu giờ trước khi được dỡ bỏ, nhưng vẫn gây ra sự ch.ỉ tríc.h rộng rãi trong và ngoài nước.
Tờ báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, cũng đăng tải bài viết tương tự, kèm hình ảnh biểu tình của người dân Hàn Quốc trước tòa nhà Quốc hội. Các cuộc biểu tình nổ ra sau khi Quốc hội bác bỏ nỗ lực luận tội ông Yoon vào ngày 7/12.
Theo KCNA, những người biểu tình gọi ông Yoon là "thảm họa" và yêu cầu "luận tội ngay lập tức" cùng với các biện pháp trừng phạt cứng rắn.
Triều Tiên nhận định sự kiện này đã làm lộ rõ những điểm yếu trong xã hội Hàn Quốc, đồng thời cho rằng sự nghiệp chính trị của Tổng thống Yoon đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ.
KCNA khẳng định cộng đồng quốc tế cũng đang theo dõi sát sao tình hình tại Hàn Quốc và nhận định đây là một cú sốc chính trị lớn.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là kể từ ngày 4/12, truyền thông Triều Tiên đã tạm dừng ch.ỉ tríc.h Hàn Quốc. Việc đưa tin trở lại vào ngày 11/12 cho thấy Bình Nhưỡng có thể đang tìm cách tận dụng sự hỗn loạn ở Seoul để củng cố quan điểm chống lại Tổng thống Yoon.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc không chỉ gây ra tác động sâu rộng trong nước mà còn thu hút sự chú ý của các nước láng giềng, trong đó có Triều Tiên.
Thông qua các bài viết ch.ỉ tríc.h gay gắt, Bình Nhưỡng tiếp tục tận dụng tình hình để củng cố hình ảnh của mình trên trường quốc tế và côn.g kíc.h sự lãnh đạo của ông Yoon Suk Yeol.
Hàn Quốc: Chính thức bắt giữ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun Sáng 11/12, cơ quan chức năng Hàn Quốc đã bắt giữ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun với cáo buộc nổi loạn liên quan việc Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật trong thời gian ngắn, gây hỗn loạn trên cả nước. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun dự một hội nghị tại Seoul, ngày 15/10/2024....