Hàn Quốc muốn tách khỏi nguồn cung chip từ Nhật
Chính phủ Hàn Quốc và Samsung đang tìm cách cải thiện khả năng tự cung tự cấp trong lĩnh vực bán dẫn khi căng thẳng với Nhật Bản leo thang.
Chính phủ Hàn Quốc mới hé lộ cơ sở thử nghiệm vật liệu bán dẫn mở rộng mới với trọng tâm là chiếc máy khổng lồ mua lại của Samsung với giá rẻ. Cơ sở này có mục tiêu thúc đẩy các hãng cung ứng Hàn Quốc chế tạo và thử nghiệm vật liệu như chất cản quang tại nhà máy nội địa. Động thái của Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh nước này theo đuổi mục tiêu bảo đảm tự cung tự cấp sau khi Nhật Bản áp lệnh hạn chế xuất khẩu vật liệu sản xuất chip cao cấp cho Hàn Quốc hồi năm ngoái.
Một số nguồn tin trong ngành công nghiệp bán dẫn cho rằng Hàn Quốc còn lâu mới đạt mục tiêu này, nhưng khả năng tự cung tự cấp trong công nghệ chip bán dẫn ngày càng trở nên quan trọng với họ, nhất là trong bối cảnh Covid-19 và căng thẳng Mỹ – Trung có thể gây chuyển dịch mạnh chuỗi cung ứng.
Bên trong cơ sở thử nghiệm chip của NNC.
“Những tập đoàn chế tạo chip như Samsung thường lấy nguồn cung tốt nhất với mức giá rẻ nhất mà không cần quan tâm nguồn gốc của chúng. Tuy nhiên, lệnh hạn chế xuất khẩu của Nhật và Covid-19 buộc họ hỗ trợ các hãng cung ứng nội địa, lập nên hệ sinh thái bảo đảm nguồn nguyên liệu không bị gián đoạn”, Lee Jo-won, Chủ tịch Trung tâm Nanofab Quốc gia Hàn Quốc (NNC), nơi đặt cơ sở thử nghiệm trên, cho hay.
Video đang HOT
Cỗ máy được Samsung bán cho cơ sở là mẫu máy quang khắc dùng tia laser ArF do ASML chế tạo. Nó được dùng trong dây chuyền sản xuất chip nhớ của Samsung và có giá bán khoảng 84 triệu USD. Quan chức NNC cho biết cơ sở này được cấp ngân sách gần 17 triệu USD để mua và tân trang máy, nhưng không tiết lộ giá mua thực tế.
“Đây là điều không thể tưởng tượng trong quá khứ, khi một công ty tư nhân cung cấp thiết bị đắt tiền cho cơ sở đại chúng. Phải có quyết định từ cấp lãnh đạo rất cao”, Lee Jong-ho, giáo sư ở Đại học Quốc gia Seoul, nhận xét.
Phát ngôn viên Samsung cho biết họ quyết định đầu tư vào những công ty cần sự hợp tác để phát triển công nghệ chip thế hệ kế tiếp. Tập đoàn này đã chi khoảng 96 triệu USD cho hai nhà sản xuất linh kiện và thiết bị thử nghiệm chip nội địa gồm S&S Tech Corp và YIK Corp, đánh dấu khoản đầu tư đầu tiên trong lĩnh vực này suốt 3 năm qua.
S&S chuyên sản xuất phiến nền bán dẫn. Các nhà sản xuất Nhật Bản như Hoya đang chiếm hơn 90% nguồn cung linh kiện này ở Hàn Quốc và chúng không nằm trong danh sách cấm xuất khẩu. “Samsung dường như đang chuẩn bị nhiều phương án khác nhau để tránh phụ thuộc vào một nguồn cung”, lãnh đạo S&S nhận xét.
Quan hệ Hàn – Nhật chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thời gian tới, buộc chính phủ Hàn Quốc phải đa dạng hóa nguồn cung của khoảng 100 linh kiện vốn chủ yếu nhập từ Nhật Bản. Seoul cam kết sẽ đầu tư 4,2 tỷ USD cho tham vọng này trước năm 2022.
Ba vật liệu nằm trong lệnh cấm xuất khẩu đã được Hàn Quốc đặt mua từ Bỉ, Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
Dù vậy vẫn có nhiều hoài nghi về mặt kinh tế khi Hàn Quốc định đổ nhiều tiền vào phát triển công nghệ chip cho thị trường nội địa trong khi thị trường này tương đối nhỏ, còn Nhật Bản vẫn đang nắm ưu thế vì chất lượng và giá cạnh tranh.
“Chính phủ Hàn Quốc muốn các tập đoàn lớn dùng nguồn cung nội địa, nhưng đây không phải lựa chọn dễ dàng trừ khi chất lượng được đảm bảo”, Kwon Hyeok-min, lãnh đạo nhóm xây dựng chính sách thuộc Hiệp hội Công nghiệp Hàn Quốc, cho hay.
Samsung, SK Hynix và LG Display đang cung ứng chip, màn hình cho các doanh nghiệp toàn cầu như Apple, Qualcomm và Huawei. Lĩnh vực chip chiếm 20% giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư tại châu Á.
“Sẽ cần nhiều thời gian để nội địa hóa những vật liệu như chất cản quang tia siêu cực tím (EUV). Nhật Bản đang chiếm 90% sản lượng toàn cầu của vật liệu này”, Kim Sang-yong, cựu kĩ sư Hynix, thừa nhận và cảnh báo Hàn Quốc có thể chịu ảnh hưởng nặng nếu Nhật Bản mở rộng lệnh cấm sang thiết bị chế tạo chip.
14 trong 100 mặt hàng nhập khẩu Hàn Quốc phụ thuộc vào Nhật Bản là thiết bị chế tạo bán dẫn và chưa chịu hạn chế. “Thứ dễ tổn thương hơn vật liệu là thiết bị và linh kiện để sản xuất chip bán dẫn. Nếu Nhật mở rộng lệnh cấm sang những loại máy này, ngành sản xuất chip của Hàn Quốc sẽ đình trệ hoàn toàn”, Kim nói thêm.
Samsung thu hẹp khoảng cách sản xuất chip với TSMC
Samsung đang cố gắng cạnh tranh gay gắt với công ty dẫn đầu thị trường sản xuất chip là TSMC trong vài năm qua, đặt kỳ vọng trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới vào năm 2030.
Samsung đang nỗ lực để vượt mặt TSMC trên thị trường sản xuất chip
Theo SamMobile, để đạt được điều này, Samsung cần phải đánh bại TSMC về thị phần và công nghệ. Ở thời điểm hiện tại, TSMC chiếm hơn 50% thị phần sản xuất chip, trong khi con số của Samsung chỉ là 17,4% nhưng công ty Hàn Quốc dự kiến sẽ thu hẹp khoảng cách này trong tương lai không xa.
Tại Hội nghị trực tuyến do Hiệp hội Kỹ sư Ô tô Hàn Quốc, Qualcomm, LG Electronics và LG Uplus đồng tổ chức để nói về các công nghệ xe hơi mới nổi trong tương lai, Phó chủ tịch Qualcomm Hàn Quốc Kim Jae-Kyung cho biết công ty đang cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nhà sản xuất chip theo hợp đồng là Samsung và TSMC. Ông Kim nói rằng mặc dù cạnh tranh với Samsung trong lĩnh vực bán dẫn nhưng họ vẫn đang cố gắng tăng cường quan hệ với Samsung Foundry.
Samsung gần đây bắt đầu sản xuất hàng loạt chip 5nm, trong khi TSMC sản xuất hàng loạt chip 5nm cho Apple cách đây vài tháng. Nhưng Qualcomm cho rằng, khoảng cách giữa Samsung và TSMC sẽ tiếp tục thu hẹp do Samsung có năng lực riêng với tư cách là nhà sản xuất chip. Mặc dù TSMC hiện có lợi thế cạnh tranh hơn Samsung nhưng công ty Hàn Quốc cũng có lợi thế nhất định.
Hiện tại, Samsung ngày càng đảm bảo các hợp đồng chip từ những gã khổng lồ như IBM và Nvidia. Vào tháng 8, IBM thông báo CPU POWER 10 của họ sẽ do Samsung sản xuất. Cách đây vài ngày, Nvidia đề cập trong buổi tiết lộ về dòng GPU RTX 3xxx dựa trên Ampere rằng chúng được sản xuất bằng quy trình 8nm của Samsung.
Ông Kim cũng đề cập rằng Qualcomm hy vọng hoạt động kinh doanh chất bán dẫn sẽ phục hồi vào năm 2021 khi các đơn hàng smartphone dự kiến đạt mức trước Covid-19. Ông cho biết có tới 1,8 tỉ smartphone được bán ra mỗi năm, đồng thời chip được sử dụng trong smartphone là nguồn lợi nhuận lớn nhất cho các nhà sản xuất và thiết kế chip. Qualcomm đang cố gắng đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình bằng cách phát triển chip cho ngành ô tô.
Samsung mở rộng hoạt động sản xuất chip Samsung vừa tuyên bố có kế hoạch tăng công suất đúc chip tại một nhà máy ở Pyeongtaek, Hàn Quốc, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu đối với các giải pháp khắc tia cực tím (EUV). Samsung sẽ có tổng cộng 7 dây chuyền đúc trên khắp Hàn Quốc và Mỹ vào năm sau Theo Neowin, dây chuyền...