Hàn Quốc: Hai lò phản ứng hạt nhân dừng hoạt động sau sự cố chết người
Sự cố xảy ra vào tại công trường xây dựng lò phản ứng hạt nhân Shin Gori số 3 thuộc khu tổ hợp điện hạt nhân lớn nhất Hàn Quốc.
ảnh minh họa
Sau khi xảy ra sự rò rỉ khí gas tại một công trường xây dựng lò phản ứng hạt nhân khiến 3 công nhân làm việc tại đây thiệt mạng, chính phủ Hàn Quốc hôm nay (27/12) đã ra lệnh đóng cửa 2 lò phản ứng này để điều tra nguyên nhân vụ việc.
Bộ Lao động Hàn Quốc cho biết sẽ hợp tác với cơ quan an toàn lao động, cơ quan quản lý khẩn cấp và cảnh sát nhằm thực hiện một cuộc điều tra chung tại hiện trường, đồng thời triệu tập các quan chức công ty điện hạt nhân và các nhà thầu liên quan đến vụ việc này.
Video đang HOT
Bộ Lao động Hàn Quốc khẳng định sẽ nhanh chóng tiến hành điều tra và xử lý những người có trách nhiệm nếu phát hiện sai phạm.
Vụ việc xảy ra vào chiều qua tại công trường xây dựng lò phản ứng hạt nhân Shin Gori số 3 ở thành phố Ulsan thuộc khu tổ hợp điện hạt nhân lớn nhất Hàn Quốc.
Công ty Thủy điện và Điện hạt nhân Hàn Quốc (KHNP) cho biết các công nhân trên bị ngất trong lúc đi kiểm tra độ an toàn của lò phản ứng. Các nạn nhân đã được đưa vào một bệnh viện gần đó để cấp cứu, nhưng họ đã không qua khỏi và được xác nhận đã tử vong.
Công ty điện hạt nhân Hàn Quốc nghi ngờ nguyên nhân cua vụ tai nạn là do rò rỉ khí nitơ dưới mặt đất tại địa điểm xây dựng tòa nhà phụ của lò phản ứng./.
Lệ Chi Theo Yonhap
Theo_VOV
Nhật Bản cân nhắc thay thế các lò phản ứng hạt nhân cũ
Báo cáo tạm thời của một uỷ ban thuộc Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản về chính sách năng lượng đưa ra ngày 24/12 cho rằng cần phải cân nhắc việc xây dựng các lò phản ứng mới thay thế các lò đã quá cũ để khởi động lại, coi đây như một lựa chọn khả thi.
Hai lò phản ứng hạt nhân của nhà máy Sendai thuộc Tập đoàn Điện lực Kyushu ở Kagoshima. Ảnh Kyodo/TTXVN.
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, báo cáo trên được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Nhật Bản đang cố gắng phục hồi ngành điện hạt nhân của nước này bị đình chỉ kể từ thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011.
Báo cáo trên nêu rõ vai trò chính của điện hạt nhân vẫn có tầm quan trọng như năng lượng tái sinh xét trên phương diện giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và chính phủ cần xác định rõ quan điểm về việc xây mới các lò phản ứng thay thế các lò cũ cũng như phải tăng cường tuyên truyền trong cộng đồng về điện hạt nhân.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ bắt đầu cân nhắc một cách toàn diện vấn đề trên, tuy nhiên việc thay thế các lò phản ứng cũ dường như mâu thuẫn với cam kết của chính phủ về giảm bớt sự phụ thuộc vào điện hạt nhân và sử dụng năng lượng tái sinh phổ biến hơn. Theo một quan chức Bộ Công nghiệp, hiện chính phủ chưa có chính sách nào về việc thay thế các lò phản ứng hết giá trị sử dụng.
Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đang thúc đẩy tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân đã ngừng hoạt động kể từ sau sự cố điện hạt nhân Fukushima hồi năm 2011, đồng thời thúc đẩy tháo dỡ các cơ sở sản xuất điện lỗi thời được cho là khá "mỏng manh" trước thiên tai, nhằm giảm bớt lo lắng của người dân về việc sử dụng điện hạt nhân. Điều tra dư luận ở Nhật Bản cho thấy khoảng 60% phản đối điện hạt nhân.
Báo cáo tạm thời trên cũng đề cập các biện pháp khuyến khích sử dụng điện hạt nhân, bao gồm trợ giá điện năng được sản xuất từ điện hạt nhân để giúp ổn định lợi nhuận dài hạn của các công ty điện lực ngay cả sau khi thị trường điện năng của Nhật Bản mở cửa toàn diện.
Theo Báo Tin tức
Hàn Quốc "bất an" vì hacker làm rò rỉ dữ liệu hạt nhân Một hacker đa đăng tai cac bản thiết kế lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc lên Internet va đe doa se tiêp tuc lam ro ri nhiêu tư liêu quan trong, nêu Seoul không đong cưa môt sô lò phản ứng trước ngay Giáng sinh. Hãng thông tấn Yonhap hôm 21-12 cho biêt hacker tuyên bô se tiêt lô 100.000 trang...