Hàn Quốc dừng nâng cấp phi đội tiêm kích F-16
Hàn Quốc đã tạm dừng một thỏa thuận trị giá 1,61 tỷ USD nhằm nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu F-16 do công việc chậm chễ và chi phí tăng, một cơ quan chính phủ Hàn Quốc ngày 6/11 xác nhận.
Các máy bay chiến đấu F-16. Ảnh minh họa
Tập đoàn quốc phòng BAE Systems của Anh đã đánh bại đối thủ Lockheed Martin của Mỹ để giành được hợp đồng nâp cấp 134 máy bay chiến đấu F-16 cho không quân Hàn Quốc.
Việc nâng cấp đã bắt đầu hồi tháng 12 năm ngoái thông qua một chương trình mua sắm quân nước ngoài dưới sự đảm bảo của chính phủ Mỹ, vì F-16 là một sản phẩm của tập đoàn Lockheed Martin.
Nhưng công việc đã bị dừng trong những ngày gần đây do các cuộc đàm phán không thành công về các chi phí phụ trội được cả BAE Systems và chính phủ Mỹ đệ trình, Cơ quan quản lý mua sắm quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc cho hay.
Video đang HOT
BAE Systems đã đòi thêm 265 triệu USD chi phí bổ sung, trong khi chính phủ Mỹ muốn Seoul trả thêm 461 triệu USD chi phí vượt dự đoán.
Tuy nhiên, Hàn Quốc khẳng định sẽ không nhất trí với khoản tiền trên, vốn vượt quá xa thỏa thuận ban đầu.
“Công việc của BAE Systems đã tạm thời bị dừng sau các cuộc thảo luận giữa Mỹ và chính phủ Hàn Quốc”, phát ngôn viên DAPA Kim Si-Cheol phát biểu trước báo giới.
Ông Kim Si-Cheol cũng cảnh báo rằng Seoul có thể hủy hợp đồng và tìm kiếm một đối tác mới “trừ khi các yêu cầu của chúng tôi được đáp ứng”.
Nhưng ông Kim nhấn mạnh: “Hiện chưa có quyết định nào nhằm hủy thỏa thuận. Các cuộc đàm phán vẫn đang được tiến hành giữa hai bên”.
Hãng tin Yonhap cho hay, Seoul có thể đã ngỏ các cuộc đàm phán thay thế với Lockheed, một trong những đối tác lâu đời của Hàn Quốc trong việc mua sắm thiết bị quân sự.
“Nhưng viễn cảnh tốt nhất của chúng tôi là Seoul vẫn giữa thỏa thuận ban đầu với BAE Systems”, Yonhap dẫn lời một nguồn tin quân sự.
Hàn Quốc hiện đang trong các cuộc đàm phán riêng rẽ với Lockheed về một thỏa thuận trị giá 7 tỷ USD nhằm mua 40 máy bay chiến đấu tàng hình F-35A.
An Bình
Theo AFP
Nhà nước Hồi giáo âm mưu giả làm dân tị nạn
Ngày 5-10 (giờ địa phương), đài phát thanh Deutsche Welle (Đức) đưa tin cơ quan tình báo Mỹ đã nghe lén điện đàm của thủ lĩnh phiến quân Nhà nước Hồi giáo và phát hiện âm mưu tấn công châu Âu.
Tổ chức này sẽ cử một toán bốn tên giả làm dân tị nạn chạy từ Syria sang Thổ Nhĩ Kỳ, kế tiếp toán này dùng hộ chiếu giả đến Tây Âu tổ chức tấn công khủng bố, trong đó có Đức. Kết quả nghe lén cũng cho thấy Nhà nước Hồi giáo đã bị cấm đi lại bằng máy bay vì các sân bay kiểm tra an ninh quá nghiêm ngặt.
Cùng ngày, tổ chức thánh chiến Ai Cập Ansar Bait al-Maqdis (Đội biệt động Jerusalem) đã đăng trên trang Twitter băng video hành hình bốn con tin được cho là làm gián điệp cho quân đội Ai Cập và cơ quan tình báo Israel. Tổ chức Ansar Bait al-Maqdis đã nhiều lần tuyên bố ủng hộ Nhà nước Hồi giáo. Trong băng có hình ảnh vào giữa tháng 9, tên phát ngôn Nhà nước Hồi giáo hô hào các phần tử khủng bố ở Sinai sát hại các binh sĩ Ai Cập. Đây là băng video hành hình thứ hai được Ansar Bait al-Maqdis phát tán.
Trong khi đó tại Iraq, chiến dịch không kích Nhà nước Hồi giáo sắp gia tăng cường độ. Cuối tuần trước, lần đầu tiên Mỹ đã điều trực thăng Apache không kích. Ngày 5-10, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian thông báo với chín máy bay Rafale, Pháp sẽ tăng cường tuần tra lên hai phi vụ mỗi ngày.
Chiều 5-10, lần đầu tiên máy bay F-16 của Bỉ đã ném bom phiến quân Nhà nước Hồi giáo ở Iraq. Cùng ngày, các máy bay F-16 của Hà Lan lần đầu tiên bay trên không phận Iraq và sẵn sàng tham gia không kích. Đêm 5-10, các máy bay Super Hornet của Úc cũng đã bắt đầu bay trên không phận Iraq làm nhiệm vụ ngăn chặn và hỗ trợ đường không.
Theo H.DUY
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh
Đài Loan: Tập trận chống Trung Quốc, chiến đấu cơ hạ cánh trên đường cao tốc Đài Loan đã phô diễn khả năng của chiến đấu cơ và máy bay cảnh báo sớm của nước này bằng cách cho máy bay hạ, cất cánh và tiếp nhiên liệu trên đường cao tốc, trong cuộc tập trận với giả định các căn cứ không quân của hòn đảo này bị Trung Quốc tấn công. Cuộc tập trận đầu tiên kiểu...