Hàn Quốc đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển hệ thống mạch tích hợp (SoC)
Chính phủ Hàn Quốc cho biết, họ sẽ đầu tư 250 tỷ won (224 triệu USD) trong năm 2020 và 2,5 nghìn tỷ won (2,3 tỷ USD) trong 10 năm tới cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ hệ thống trên chip (SoC: System-on-Chip).
System-on-Chip (SoC) được biết đến là hệ thống mạch tích hợp bao gồm tất cả các thành phần cần thiết được tích hợp trên 1 chip duy nhất. Các thành phần này có thể bao gồm mạch số (digital), mạch tương tự (analog) và sự pha trộn giữa hai mạch này (mixed-signal).
Với số tiền đầu tư trên, chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu sẽ đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển các công nghệ hệ thống trên chip như chất bán dẫn công suất, cảm biến tiên tiến và các công nghệ chip cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
Để đạt được mục tiêu này, chính phủ Hàn Quốc sẽ chọn 4 công ty đúc bán dẫn hàng đầu trong năm nay để đầu tư nhằm đạt doanh số 100 tỷ won (90 triệu USD) trong tương lai gần. Chính phủ sẽ hỗ trợ các hoạt động phát triển sản phẩm chiến lược của các công ty được lựa chọn.
Video đang HOT
Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển liên quan đến công nghệ bán dẫn công suất sẽ tập trung vào các chất bán dẫn SiC và GaN, có đặc điểm là bền hơn và hiệu quả hơn các chip silicon hiện có. Đối với việc nghiên cứu và phát triển cảm biến và sản xuất cảm biến và thiết lập nền tảng thử nghiệm, các nghiên cứu khả thi sơ bộ sẽ được thực hiện với kinh phí đầu tư 500 tỷ won (450 triệu USD).
Trong khi đó, ngân sách hàng năm dành cho việc nghiên cứu và phát triển các loại chip cho AI thế hệ tiếp theo đã được tăng từ 83,1 tỷ won (75 triệu USD) lên 122,3 tỷ won (110 triệu USD). Ngoài ra, các dự án nghiên cứu và phát triển về chip xử lý trong bộ nhớ (PIM) sẽ được khởi động sau khi hoàn thành các nghiên cứu khả thi trị giá 992,4 tỷ won (893 triệu USD).
Hàn Quốc phát triển thành công công nghệ sạc hồng ngoại từ xa
Không chỉ không gây hao tổn năng lượng như thông thường, công nghệ này còn cho phép người dùng sạc được thiết bị từ khoảng cách rất xa mà không cần tiếp xúc.
Hiện công nghệ sạc không dây (hay truyền tải điện năng không dây) đang ngày càng phát triển và đã được ứng dụng để sạc cho các thiết bị như điện thoại, đồng hồ thông minh hay tai nghe và máy tính bảng.
Gần đây nhất, một số hãng xe điện cũng đã tìm ra công nghệ mới để ứng dụng sạc không dây. Tất nhiên, tùy thuộc các thương hiệu khác nhau, những thiết bị sử dụng công nghệ sạc không dây này sẽ có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Dù vậy, đây vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ và nhận được nhiều ưu ái để nghiên cứu và phát triển thêm.
Công nghệ sạc không dây giờ đây đã khá quen thuộc với nhiều người dùng công nghệ
Theo báo chí Hàn Quốc, nhóm nghiên cứu của Đại học Sejong, Hàn Quốc đã phát triển thành công công nghệ sạc không dây dựa trên tia hồng ngoại cho điện thoại di động. Đây là một công nghệ khá đặc biệt và vượt trội hoàn toàn so với trước đó. Chỉ cần tưởng tượng, nếu điện thoại di động của bạn đi vào một khu vực nhất định, nó có thể được sạc trực tiếp mà không cần tiếp xúc.
Sạc hồng ngoại này sử dụng ánh sáng hồng ngoại công suất cao được tạo ra bởi thiết bị khuếch đại quang học bán dẫn, đây là công nghệ sạc không dây khoảng cách xa thực sự. Khoảng cách này có thể đạt vài mét trở lên và hầu như không bị hao tổn năng lượng trong quá trình truyền tải. Và bạn có thể chọn các dải sóng khác nhau để sạc nhiều thiết bị điện tử cùng lúc.
Công nghệ sạc hồng ngoại mới này sẽ mang đến nhiều tiện lợi cho người dùng khi được thương mại hóa rộng rãi
So với phương pháp RF, sạc không dây hồng ngoại không tạo ra sóng điện từ, tránh được tác hại của ô nhiễm điện từ đối với cơ thể con người. Và khoảng cách có thể sạc được vượt xa công nghệ sạc điện từ tiếp xúc hoặc khoảng cách ngắn hiện tại. Mặc dù thông tin này đã được xác thực nhưng vẫn gây khá nhiều tranh cãi. Bởi thực tế, nhiều người vẫn luôn cho rằng về bản chất hồng ngoại là bức xạ điện từ, có bước sóng dài hơn ánh sáng nhìn thấy (mắt người có thể cảm nhận được màu sắc) nhưng ngắn hơn tia bức xạ vi ba.
Chưa rõ bước sóng hồng ngoại cuối mà công nghệ này tạo ra để truyền điện năng sẽ khác gì so với sóng RF thông thường, nhưng nếu không tạo ra điện từ và bức xạ gây ảnh hưởng tới con người thì đây quả thực là một công nghệ rất đáng mong đợi. Bởi các thiết bị sử dụng bước sóng RF như lò vi sóng, bếp hồng ngoại vẫn khiến nhiều người dùng lo ngại bởi có thể gây ảnh hưởng từ bức xạ.
Tất nhiên, công nghệ này không chỉ nằm trên giấy, hiện nhóm nghiên cứu tại Đại học Sejong hiện đã hoàn thành các đơn đăng ký sáng chế của Hàn Quốc cũng như quốc tế và đang đăng ký các thực thể thương mại để có thể đưa vào sản xuất trong thời gian tới.
VinSmart đang nghiên cứu phát triển đồng hồ thông minh Thông tin này được ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc Trung tâm Smartcity, Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart cho biết tại Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm về đô thị thông minh ASEAN 2020. Trình bày về Mô hình hệ sinh thái Đô thị thông minh VinSmart đang phát triển, ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc Trung...