Hàn Quốc chế UAV tàng hình vẫn chào thua Triều Tiên
Dù sở hữu những máy bay không người lái đỉnh cao nhưng Hàn Quốc tỏ ra lép vế trước số lượng áp đảo của UAV Triều Tiên.
Đẳng cấp công nghệ
Theo trang Defence.ru ngày 31/3, Quân đội Hàn Quốc đang phát triển tổ hợp máy bay không người lái mới (UAV) với tên gọi KUS-X. Dòng UAV Hàn Quốc đang phát triển được áp dụng sâu công nghệ tàng hình và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như phát hiện sớm các đơn vị pháo binh và bệ phóng tên lửa di động của đối phương.
Được biết, tham gia phát triển KUS-X là các công ty chế tạo hàng không Korean Air Lines và Korea Aerospace Industries. Dự kiến, Korean Air Lines và Korea Aerospace Industries sẽ chế tạo hai phiên bản KUS-X cỡ lớn và thu nhỏ để thực nghiệm công nghệ vật liệu tàng hình và hoàn thiện hình dáng khí động học của UAV mới.
Mô hình UAV KUS-X.
Sau đó, các hãng chế tạo trên sẽ giới thiệu 8 nguyên mẫu của KUS-X cho Quân đội Hàn Quốc đánh giá và lựa chọn. Theo các nguồn tin công khai, UAV KUS-X sẽ được trang bị lớp sơn phủ có khả năng hấp thụ sóng radar.
Cùng với đó, thiết kế cửa tiễn khí, cửa xả động cơ, hệ thống quan sát quang – ảnh nhiệt, radar đều được thiết kế giấu vào trong thân UAV để giảm khả năng bị phát hiện. Hiện tại, Hàn Quốc vẫn giữ kín thông tin về đặc điểm kỹ-chiến thuật của UAV KUS-X mới.
Ngoài dòng KUS-X, Hàn Quốc hiện đang phát triển loại UAV đa nhiệm khác có định danh là Devil Killer. Theo những thông tin được nhà sản xuất công bố, Devil Killer có thể phóng từ boong tàu, trên xe dân sự, có thể dùng để trinh sát và quan sát, cũng như làm vũ khí tuần kích.
Hệ thống UAV Devil Killer có thể dùng một chiếc xe SUV dân sự. Chiếc SUV này đóng vai trò quan trọng trong việc ngụy trang tránh đối phương phát hiện, bí mật tiến gần tới khu vực mục tiêu phóng UAV và rút chạy.
Video đang HOT
UAV Devil Killer có thể được lập trình tự động hoặc điều khiển bằng tay bay đến mục tiêu. Trong trường hợp không tìm thấy mục tiêu chính, UAV có thể lựa chọn mục tiêu khác. Và theo kế hoạch, mẫu UAV nguy hiểm này sẽ được triển khai trong Quân đội Hàn Quốc trước khi kết thúc năm 2016.
Ngoài ra, hồi cuối năm 2015, Hàn Quốc đã cho ra mắt mô hình trực thăng chiến đấu không người lái KUS-VH dựa trên mẫu trực thăng chiến đấu hạng nhẹ MD 500 do Mỹ chế tạo. Mô hình UAV Hàn Quốc mang tên KUS-VH được trang bị 2 tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire, cùng một bệ phóng tên lửa đường kính 7 cm.
Khác với MD 500, UAV KUS-VH có một bình nhiên liệu đặt ở nơi trước đây dùng làm ghế sau, qua đó giúp nó tăng thời gian hoạt động lên hơn 2 giờ bay. Ngoài ra, vì là máy bay không có người lái nên chi phí trung bình cho mỗi lần cất cánh cũng giảm đáng kể.
Ngoài lực lượng UAV đang phát triển, hiện nay trong biên chế của quân đội Hàn Quốc đang sử dụng một số loại UAV do Mỹ, Israel và một số nước khác sản xuất. Tuy nhiên số lượng luôn được nước này bảo mật.
Áp đảo về số lượng
Dù không quá hiện đại nhưng số lượng UAV của Triều Tiên được cho rằng áp đảo trước Hàn Quốc khi Bình Nhưỡng đang sở hữu tổng cộng 300 máy bay không người lái các loại. Đặc biệt, một vài chiếc trong số này có khả năng trinh sát sâu cũng như thực hiện các cuộc không kích “cảm tử”.
Triều Tiên ra mắt UAV.
Bên cạnh vũ khí hạt nhân và tên lửa được trang bị dọc hai bên thân trên một số dòng UAV tấn công hạng nặng, máy bay không người lái Triều Tiên còn có thể mang lại cho Bình Nhưỡng nhiều thông tin tình báo và khả năng tiêu diệt nhiều mục tiêu quan trọng của Hàn Quốc với xác suất thành công cao.
Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào Triều Tiên có thể phát triển được hệ thống máy bay không người lái tiên tiến như vậy, trong điều kiện đất nước còn nghèo khó và người dân phải đối mặt với nạn đói triền miên?
Theo chuyên gia quốc phòng Joseph Bermudez, nền tảng của hệ thống này bắt nguồn từ giai đoạn 1988-1990 khi Triều Tiên nhận được nhiều chiếc máy bay không người lái (UAV) đầu tiên từ Trung Quốc.
Đến cuối năm 1993, Triều Tiên được cho là sản xuất thành công hệ thống máy bay không người lái riêng với tên gọi Panghyon (nghĩa là “Lá chắn”), mô phỏng từ chiếc Xian ASN-104 của Trung Quốc.
Năm 1994, Triều Tiên tiếp tục xem xét máy bay trinh sát Tu-143 Reys, được hỗ trợ động cơ phản lực từ quân đội Syria. Nhiều người cho rằng sau đó Triều Tiên đã tìm cách trang bị vũ khí hạt nhân và sinh học cho chiếc máy bay.
Cùng năm đó, Triều Tiên mua thêm 10 máy bay Pchela-1T (nghĩa là “Con ong”) từ Viện Nghiên cứu khoa học Kulon, Nga. Pchela-1T chính là mẫu máy bay biến thể từ chiếc Shmel-1, được Cục thiết kế Yakovlev cải tiến để có thể điều khiển qua truyền hình.
Theo_Báo Đất Việt
Hàn Quốc phát triển đạn dẫn đường đối phó Triều Tiên
Hàn Quốc đang phát triển đạn dẫn đường đất-đối-đất nhằm đối phó với đe dọa từ phía Triều Tiên sau khi nước này tuyên bố triển khai hệ thống tên lửa đa nòng mới nhất
Hàn Quốc tập trận trên núi Pocheon năm 2010.
Tuyên bố trên được Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đưa ra ngày 30.3, hãng tin Yonhap dẫn lời.
Một chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá hôm 29.3 rằng Bình Nhưỡng có thể đang phát triển tên lửa hai tầng, tương tự tên lửa đạn đạo tầm trung Rodong.
Đạn dẫn đường chống pháo binh mà Seoul phát triển có tầm bắn 120km và nhằm tiêu diệt các bệ phóng tên lửa đa nòng của Bình Nhưỡng. Đạn cũng sẽ nhằm tới các tổ hợp vũ khí pháo binh tầm xa của Triều Tiên. Hiện nay, quân đội Hàn Quốc đã thử nghiệm vài lần loại vũ khí mới này và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2018. Yonhap cho hay vũ khí sẽ được triển khai trong năm 2019.
Hàn Quốc cũng tuyên bố trong kế hoạch phát triển quân đội 5 năm tới, nước này sẽ cho ra mắt radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo nhằm ngăn chặn tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm mà Triều Tiên khai hỏa. Ngoài ra, Seoul dự tính chế tạo bom carbon nhằm dập tắt nguồn điện toàn hệ thống ở Triều Tiên nếu cần.
Cũng theo Yonhap, hệ thống tên lửa đa nòng của Triều Tiên là mối đe dọa lớn nhất với Seoul với tầm bắn lên tới 190km. Điều này đồng nghĩa hơn một nửa diện tích Hàn Quốc nằm trong tầm bắn của bệ phóng với cỡ đạn 300mm. Riêng tháng 3, Bình Nhưỡng đã bắn hệ thống tên lửa đa nòng tổng cộng 3 lần khiến tình hình bán đảo Triều Tiên thêm căng thẳng.
John Schilling, kĩ sư hàng không Mỹ có kinh nghiệm với tên lửa Triều Tiên từng viết một bài trên website 38 North, trong đó khẳng định động cơ tên lửa nhiên liệu rắn của Triều Tiên rất nguy hiểm vì khó phát hiện tên lửa loại này. Tuần trước, Bình Nhưỡng đã thử nghiệm động cơ tên lửa rắn. Lãnh đạo tối cao Triều Tiên khẳng định vụ thử "giúp tăng cường sức mạnh tên lửa đạn đạo nhằm tiêu diệt kẻ thù".
Hệ thống tên lửa đa nòng được Triều Tiên bắn thử nghiệm đầu tháng 3.
Triều Tiên đăng tải một số bức ảnh về vụ thử và Schilling tin rằng Bình Nhưỡng đã thành công. "Theo ảnh công bố, có thể thấy Triều Tiên đã thành công với động cơ nhiên liệu rắn lực đẩy 15-20 tấn và đốt cháy liên tiếp trong 1 phút". Schilling cho rằng động cơ loại mới mạnh gấp 3 lần loại cũ mà Triều Tiên từng công bố.
Schilling bổ sung rằng Iran và Pakistan, những khách hàng thường xuyên mua tên lửa Rodong của Triều Tiên, cũng đang chủ động phát triển tên lửa nhiên liệu rắn hai tầng. Tên lửa của Iran và Pakistan mạnh mẽ và bền bỉ hơn phiên bản gốc.
Trong vài tháng qua, Triều Tiên liên tục khoa trương năng lực quân sự, hạt nhân bất chấp lệnh trừng phạt bổ sung LHQ áp đặt sau vụ thử "bom nhiệt hạch" và tên lửa tầm xa. Tuy nhiên, Kim Jong-un thúc giục các nhà khoa học, kĩ sư tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân nhằm tăng khả năng phòng vệ của Bình Nhưỡng và tấn công Mỹ-Hàn khi cần.
Theo_Dân việt
Hàn Quốc lo sợ UAV Triều Tiên: Từng coi như đồ chơi Từ coi thường, Hàn Quốc đang vội vàng tìm cách đối phó trước sự phát triển như vũ bão của Triều Tiên trong nhiều lĩnh vực, trong đó có UAV quân sự. Hàn Quốc bắt đầu run trước Triều Tiên Hãng Yonhap ngày 29/3 dẫn tuyên bố của môt quan chưc chinh phu Han Quôc cho biêt, quân đôi Triêu Tiên tiên đa...