Hàn Quốc cân nhắc khôi phục các trạm gác trong khu phi quân sự liên Triều
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc ngày 29/11 thông báo quân đội nước này sẽ khôi phục trạm gác 369 tại Khu phi quân sự liên Triều (DMZ).
Hiện trạm gác này đang được bảo tồn nguyên trạng tại huyện Goseong, tỉnh Gangwon.
Binh sĩ Hàn Quốc gác tại Khu vực an ninh chung (JSA) thuộc Khu phi quân sự liên Triều, gần Kaesong. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thực hiện thỏa thuận giảm căng thẳng quân sự liên Triều được ký ngày 19/9/2018, hai miền Triều Tiên đã tiến hành phá dỡ hoàn toàn 10 trạm gác của mỗi bên trong DMZ đồng thời mỗi bên bảo tồn nguyên trạng một trạm gác nhưng rút binh lực và trang thiết bị, coi đó như một di sản văn hóa. Theo đó, số trạm gác của phía Triều Tiên trong DMZ giảm từ hơn 160 trạm xuống còn 150 trạm, trong khi phía Hàn Quốc giảm từ hơn 60 trạm gác xuống còn hơn 50.
Trạm gác 369 ở huyện Goseong là trạm gác đầu tiên của Hàn Quốc trong DMZ được thiết lập sau khi Hiệp định đình chiến trong cuộc chiến tranh Triều Tiên được ký kết năm 1953. Cục Di sản văn hóa quốc gia Hàn Quốc đã đăng ký trạm gác này là di sản văn hóa vào năm 2019.
Quân đội Hàn Quốc dự kiến sẽ tiếp tục xem xét khôi phục 10 trạm gác đã phá dỡ để có bước đi thích hợp với các động thái của Triều Tiên.
Ngày 22/11 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã đình chỉ hiệu lực của Khoản 3 Điều 1 với nội dung thiết lập khu vực cấm bay, trong khuôn khổ thỏa thuận ký năm 2018, nhằm đáp trả việc Triều Tiên phóng vệ tinh do thám quân sự hôm 21/11. Một ngày sau, Bình Nhưỡng tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận trên.
Nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết từ ngày 24/11, Triều Tiên đã điều động binh lực tới 11 trạm gác đã phá dỡ, lập trạm gác tạm thời, đồng thời trang bị vũ khí hạng nặng. Động thái này khiến quân đội Hàn Quốc cũng xúc tiến cân nhắc khôi phục các trạm gác của Hàn Quốc.
Thành lập ủy ban tư vấn chính sách hướng tới thống nhất hai miền Triều Tiên
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 28/2 công bố thành lập Ủy ban Hoạch định tương lai thống nhất, với mục tiêu đề ra một tầm nhìn dài hạn mới hướng tới thống nhất hai miền Triều Tiên.
Binh sĩ Hàn Quốc gác tại Khu vực an ninh chung (JSA) thuộc Khu phi quân sự liên Triều, gần Kaesong. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Ủy ban tư vấn này gồm 34 chuyên gia đến từ các viện nghiên cứu học thuật và các tổ chức dân sự trong nước, có nhiệm vụ tư vấn hoạch định chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối với mục tiêu thống nhất hai miền.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã công bố kế hoạch xây dựng một lộ trình chính sách mới trong năm 2023, tạm thời đặt tên là "Sáng kiến tương lai thống nhất mới", nhằm đặt nền móng cho mục tiêu thống nhất hai miền bằng con đường hòa bình.
Đứng đầu Ủy ban Hoạch định tương lai thống nhất là Giáo sư Kim Young-ho thuộc Đại học Nữ sinh Sungshin. Dự kiến, ủy ban sẽ tiến hành các phiên họp định kỳ hằng quý. Ủy ban dự kiến ra mắt vào giữa tháng 3 tới.
Triển lãm trực tuyến về Khu phi quân sự trên Bán đảo Triều Tiên Theo hãng thông tấn Yonhap, Khu phi quân sự (DMZ) trên Bán đảo Triều Tiên là một trong những biên giới được quân sự hóa nghiêm ngặt nhất thế giới, đồng thời, dải đất dọc biên giới hai miền Triều Tiên này được công nhận là một trong những khu vực tự nhiên được bảo tồn tốt nhất sau hơn nửa thế kỷ...