Hàn Quốc áp thuế chống bán phá giá một số hàng hóa từ Trung Quốc
Hàn Quốc đã quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhựa hydrocarbon nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan.
Nhà máy sản xuất nhựa hydrocarbon của công ty Kolon Industries Inc. Ảnh: Yonhap
Quyết định này được đưa ra sau khi một công ty Hàn Quốc cáo buộc rằng hàng nhập khẩu giá rẻ từ hai quốc gia này đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa.
Vào ngày 19/12, Ủy ban thương mại Hàn Quốc tuyên bố sẽ đề nghị Bộ Tài chính áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ 4,45% đến 18,52%.
Đây là kết quả từ cuộc điều tra bắt đầu vào tháng 8, sau đơn khiếu nại của Kolon Industries Inc., một công ty công nghiệp hàng đầu tại Hàn Quốc.
Theo Kolon Industries, từ năm 2020 đến 2023, nhựa hydrocarbon giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan đã gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành.
Công ty còn cáo buộc rằng biên độ bán phá giá của các công ty Trung Quốc là 15,52%, trong khi của các công ty Đài Loan lên đến 18,52%.
Video đang HOT
Nhựa hydrocarbon, còn gọi là nhựa dầu mỏ, được sản xuất từ các sản phẩm phụ trong quá trình chế biến dầu mỏ. Đây là nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, được sử dụng để sản xuất sơn, chất kết dính và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác.
Hiện tại, Hàn Quốc áp mức thuế cơ bản 8% đối với nhựa hydrocarbon nhập khẩu. Tuy nhiên, theo hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc, các sản phẩm từ Trung Quốc được nhập khẩu vào Hàn Quốc miễn thuế, tạo nên áp lực cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp nội địa.
Ủy ban Thương mại Hàn Quốc nhấn mạnh: “Xét đến sự sụt giảm biên lợi nhuận của ngành công nghiệp trong nước, không thể phủ nhận mức độ thiệt hại gây ra bởi hàng nhập khẩu giá rẻ”.
Song song với vụ việc trên, Hàn Quốc cũng quyết định mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với natri dithionite từ Trung Quốc và ván dăm từ Thái Lan.
Natri dithionite được sử dụng trong sản xuất hóa chất và dược phẩm, trong khi ván dăm là vật liệu phổ biến để sản xuất đồ gỗ và nội thất.
Ông Yang Byung-nae, ủy viên thường trực của Ủy ban Thương mại Hàn Quốc, khẳng định rằng tình trạng cung vượt cầu toàn cầu đang gây ra mối đ.e dọ.a lớn cho các ngành công nghiệp trong nước.
Ông tuyên bố: “Ủy ban sẽ chủ động yêu cầu áp thuế chống bán phá giá và đẩy nhanh tiến trình điều tra nhằm thiết lập một hệ thống thương mại công bằng”.
Động thái áp thuế chống bán phá giá này thể hiện nỗ lực của Hàn Quốc trong việc bảo vệ ngành công nghiệp nội địa, đồng thời duy trì môi trường thương mại bình đẳng và bền vững.
Phương Tây tìm cách dọa Trung Á không hợp tác với Nga
Phương Tây, bao gồm Mỹ và Pháp, đang gây áp lực lên các quốc gia Trung Á để thận trọng khi chọn đối tác năng lượng hạt nhân, lo ngại ảnh hưởng gia tăng của Nga.
Trong khi đó, Nga thúc đẩy các dự án điện hạt nhân và thủy điện trong khu vực.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Sự phát triển của ngành năng lượng hạt nhân tại Trung Á đang làm gia tăng căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Phương Tây. Trong bối cảnh đó, những quốc gia như Uzbekistan và Kazakhstan trở thành điểm nóng của cuộc đối đầu này.
Lựa chọn đối tác và áp lực từ Phương Tây
Vừa đây, Đại sứ Mỹ tại Uzbekistan đã kêu gọi chính quyền nước này thận trọng trong việc chọn đối tác kỹ thuật cho nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng. Tương tự, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã gửi tín hiệu tương tự tới Kazakhstan. Các thông điệp này nhấn mạnh mối quan ngại về ảnh hưởng gia tăng của Nga trong khu vực.
Theo tờ Nezavisimaya Gazeta (Nga), Nga và Mỹ đề xuất các chiến lược đối lập nhằm tác động đến các quốc gia Trung Á. Moskva đẩy mạnh việc xây dựng nhà máy thủy điện và điện hạt nhân, trong khi Mỹ và các đối tác Phương Tây khuyến khích sử dụng năng lượng xanh. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án năng lượng xanh đòi hỏi nguồn đầu tư lớn, gây áp lực kinh tế đáng kể đối với các nước trong khu vực.
Alexander Vorobyov, Giám đốc Trung tâm Ngoại giao Công chúng và Phân tích Chính sách Toàn cầu, cho biết Mỹ đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Uzbekistan. Tuy nhiên, theo chuyên gia Vorobyov, Tashkent có lập trường thận trọng để bảo vệ lợi ích quốc gia. Các dự án điện hạt nhân đang triển khai ít có nguy cơ bị gián đoạn, do việc này sẽ gây hại lớn cho Uzbekistan.
Trong khi đó, chuyên gia Darya Rekeda từ Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện Châu Âu và Quốc tế nhận định rằng việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đang trở thành vấn đề nóng ở Trung Á. Tại Uzbekistan, việc thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng đã kéo theo nhu cầu khẩn cấp về nhà máy điện hạt nhân. Tại Kazakhstan, cuộc trưng cầu dân ý đã ghi nhận sự ủng hộ từ người dân, nhưng việc chọn nhà thầu vẫn đang bỏ ngỏ do những nhạy cảm chính trị.
Chuyên gia Rekeda nêu quan điểm: "Nhiều quốc gia bên ngoài, bao gồm Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Phương Tây, đã bảy tỏ mối quan tâm đến khu vực. Đối với Pháp, việc đảm bảo hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân đặc biệt quan trọng, vì Kazakhstan sở hữu trữ lượng uranium lớn nhất thế giới, mà Pháp lại phụ thuộc nhiều vào năng lượng hạt nhân".
Về phần mình, Mỹ tập trung vào việc đối phó ảnh hưởng gia tăng của Nga và Trung Quốc tại Trung Á. Theo chuyên gia Rekeda, Washington đang tìm cách tách Trung Á khỏi hai cường quốc này. Chiến lược này bao gồm việc tác động lên quyết định của các quốc gia trong khu vực và khuyến khích các dự án năng lượng thay thế.
Có thể thấy, các quốc gia Trung Á đang đối mặt với áp lực đầy từ các cường quốc khi định hình tương lai năng lượng của mình. Lựa chọn này không chỉ đơn thuần là một quả quyết kinh tế, mà còn mang tính chiến lược và địa chính trị rõ rệt.
Trung Quốc chuyển hướng sang xe Hybird để né thuế tại châu Âu Thuế quan mới của EU, có thể lên tới 45,3%, bắt đầu có hiệu lực từ cuối tháng 10 vừa qua nhằm chống lại việc Trung Quốc trợ giá sản xuất xe điện. Ô tô điện được sản xuất tại nhà máy ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang chuyển hướng chiến lược...