Hàn đưa vào vận hành lò phản ứng hạt nhân thứ 23
Chính phủ Hàn Quốc ngày 31/7 đã đưa vào vận hành lò phản ứng mới nhất, nâng số lượng lò phản ứng đang hoạt động của Xứ sở Kim chi lên con số 23.
Nhà máy điện hạt nhân Gori ở Busan. (Ảnh: Reuters)
Với công suất hoạt động 1.000 Megawatt, đây là một trong hai lò phản ứng được lắp đặt tại Nhà máy điện hạt nhân Weolseong ở tỉnh Gyeongju, cách Seoul 370km về phía Đông Nam.
Video đang HOT
Dự kiến, lò phản ứng thứ hai của tổ hợp này sẽ được đưa vào vận hành vào đầu năm 2013.
Lò phản ứng số 1 của Nhà máy điện hạt nhân Weolseong được đưa vào chạy thử từ tháng 12/2011 và đã được Ủy ban an toàn hạt nhân cho phép chính thức hoạt động từ ngày 31/7/2012.
Hiện 23 lò phản ứng của các nhà máy điện hạt nhân trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc đáp ứng được 25,4% lượng điện tiêu thụ của cả nước.
Mặc dù vậy, hiện chỉ có 21 lò phản ứng đang hoạt động. Một lò phản ứng ở Nhà máy điện hạt nhân Gori đã phải tạm dừng hoạt động từ tháng Ba vừa qua để kiểm tra kỹ thuật. Một lò phản ứng khác ở Nhà máy điện hạt nhân Younggwang cũng đột ngột ngừng hoạt động hôm 30/7 vừa qua./.
Theo TTXVN
Bí mật về lò phản ứng do TQ chế tạo ở Pakitstan
Các công ty Trung Quốc chính thức xây dựng thêm một lò phản ứng điện hạt nhân tương tự, vừa được khánh thành vào ngày 12/5.
Vài ngày sau lễ khánh thành lò phản ứng hạt nhân do Trung Quốc chế tạo tại Tổ hợp nhà máy Chashma ở miền Trung Pakistan, Thủ tướng Yusuf Raza Gilani bắt đầu chuyến thăm quốc gia Đông Bắc Á.
Chashma là một Tổ hợp nhà máy điện hạt nhân của Pakistan, được xây dựng dựa vào kinh nghiệm và thiết kế của Trung Quốc. Năm 2000, lò phản ứng đầu tiên với công suất 300 MW đã đi vào hoạt động tại Chashma.
Mới đây, các công ty Trung Quốc chính thức xây dựng thêm một lò phản ứng điện hạt nhân tương tự, vừa được khánh thành vào ngày 12/5. Các công ty Trung Quốc đã ký hợp đồng xây thêm 2 lò phản ứng hạt nhân tại Chashma nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết về thời điểm khởi công.
Theo các chuyên gia, chính sách đối ngoại tập trung cùng những động cơ thương mại xem ra chi phối quyết định của Trung Quốc. Lâu nay, Trung Quốc đã coi Pakistan là một đối tác lâu năm và Bắc Kinh cũng tin rằng việc ủng hộ Pakistan sẽ có ý nghĩa quan trọng trước sự lớn mạnh của Ấn Độ trong khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cảnh giác trước sự thống trị của Mỹ ở khu vực Nam Á, nghi ngờ việc Washington ký kết thỏa thuận năng lượng hạt nhân với Ấn Độ vào năm 2008.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc giúp Pakistan xây thêm lò phản ứng điện hạt nhân còn xuất phát từ sức hấp dẫn thương mại. Các công ty Trung Quốc mong muốn chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài và hiện Pakistan là thị trường nước ngoài duy nhất mà tại đó Trung Quốc có thể chứng tỏ các kỹ năng của họ để từ đó hy vọng có thể thu hút các khách hàng khác.
Theo Bee.net.vn
Nhật Bản: Biểu tình phản đối sử dụng điện hạt nhân Người dân Nhật Bản cho rằng, không cần thiết phải sử dụng điện hạt nhân. Ngày 29/7, hàng nghìn người dân Nhật Bản đổ về khu vực trụ sở văn phòng Quốc hội biểu tình yêu cầu chính phủ nước này từ bỏ điện hạt nhân. Đây là cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất trong hàng thập kỷ qua tại đất...