Hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông khu vực cổng trường học ở Lạng Sơn
Cảnh người xe lộn xộn, giao thông ùn ứ tại các khu vực cổng trường học mỗi giờ tan lớp khá phổ biến tại nhiều thành phố lớn trong cả nước.
Vậy đâu là giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng này?
Khu vực cổng trường THCS Vĩnh Trại (phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn) khi tiếng trống tan trường vang lên luôn là những hình ảnh người xe lộn xộn, giao thông ùn ứ. Ngôi trường cấp II nằm trên con phố không lớn nhưng mỗi khi tan trường, rất nhiều phụ huynh điều khiển ô tô, xe máy dừng, đỗ hàng hai, hàng ba ngay sát cổng trường, thậm chí tràn cả sang làn đường ngược chiều khiến giao thông tắc nghẽn. Trên vỉa hè, khá nhiều xe hàng rong bán đồ ăn nhanh, nước ngọt… khiến các em học sinh phải đi bộ xuống lòng đường.
Trên vỉa hè ngay sát cổng trường có khá nhiều xe hàng rong bán đồ ăn nhanh, nước ngọt… khiến các em học sinh phải đi bộ xuống lòng đường.
“Thực sự thì mỗi lần đi đón con tôi lại thấy cực kì ngại vì đông quá, nên nhiều hôm không dám đi xe ô tô nữa vì sợ tắc ảnh hưởng đến mọi người. Cá nhân tôi nghĩ rằng điều này là do ý thức của mỗi người thôi. Nếu nhà trường, gia đình có sự kết nối với nhau, không đỗ xe tràn lan trước khu vực cổng trường nữa thì tôi nghĩ tình trạng này sẽ được cải thiện ít nhiều, sẽ đảm bảo an toàn cho các con, các cháu hơn”, chị Nguyễn Huyền Trang, trú tại thành phố Lạng Sơn chia sẻ.
Video đang HOT
Thực trạng giao thông lộn xộn, ùn ứ tại hầu hết các khu vực cổng trường học trên địa bàn TP Lạng Sơn đã diễn ra từ nhiều năm qua. Ông Nguyễn Thanh Long, Phó Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Lạng Sơn cho biết: Ngành chức năng cũng chủ động một số giải pháp nhằm hạn chế sự ùn ứ tại khu vực cổng trường trong giờ cao điểm.
Mỗi khi tan trường, nhiều phụ huynh dừng ô tô, xe máy thành hàng hai, hàng ba ngay sát cổng trường để chờ đón con, thậm chí tràn cả sang làm đường ngược chiều khiến giao thông tắc nghẽn.
“Chúng tôi đã phối hợp với các đơn vị thường xuyên khảo sát, hoàn thiện tổ chức giao thông, biển báo, sơn vạch kẻ đường, bố trí khu vực dừng đỗ xe cho phù hợp thực tế… Về lâu dài, cần xây dựng theo quy hoạch đồng bộ đối với các trường học, hạ tầng giao thông gắn với xây dựng đầy đủ các điểm đỗ xe tĩnh để phụ huynh đưa đón con được thuận tiện, trật tự, an toàn”, Chị Nguyễn Huyền Trang, trú tại thành phố Lạng Sơn chia sẻ.
Đại diện Ban ATGT tỉnh Lạng Sơn cũng cho rằng việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT vẫn luôn là một trong những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người tham gia giao thông với vai trò quan trọng của Nhà trường, các đoàn thể, xã hội và cả cộng đồng.
Công an huyện Cao Lộc phối hợp trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT huyện Cao Lộc tổ chức chương trình phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Chị Lê Thùy Dung, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Lạng Sơn cho biết: Tỉnh đoàn Lạng Sơn đang triển khai cuộc thi tìm hiểu kiến thức về ATGT bằng hình thức trực tuyến để đưa kiến thức về an toàn giao thông đến gần hơn với các em học sinh.
“Chúng tôi cũng đưa vào triển khai cuộc thi trắc nghiệm về ATGT dưới hình thức livestream trực tuyến. Hệ thống câu hỏi đã được thẩm định, kết quả, số lượng các thí sinh tham gia trả lời, quà tặng… sẽ hiển thị luôn trên nền tảng. Như vậy công tác tổ chức sẽ tiết kiệm đi rất nhiều mà vẫn đảm bảo truyền tải đầy đủ lượng kiến thức về luật giao thông đường bộ cũng như những kĩ năng lái xe an toàn, văn hóa giao thông tới các em học sinh”, chị Dung cho hay.
Hiện lực lượng cảnh sát giao thông thành phố Lạng Sơn thường xuyên tăng cường quân số, phối hợp với công an xã, phường nhắc nhở và xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm, gây tình trạng lộn xộn, ùn tắc giao thông tại khu vực các cổng trường học mỗi giờ cao điểm. Dù vậy, bên cạnh sự vào cuộc của các lực lượng chức năng, cần có sự ủng hộ, chung tay của toàn xã hội, qua đó góp phần lan tỏa văn hóa giao thông, ý thức giữ gìn trật tự, văn minh đô thị đến mọi người dân./.
Trường học công quá tải, giáo viên và học sinh lên lớp tại phòng chức năng
Hệ thống trường công lập ở TP. Đà Nẵng đứng trước áp lực quá tải. Nhiều cơ sở đào tạo thiếu giáo viên, phòng học, không đảm bảo cơ sở vật chất, ảnh hưởng không nhỏ việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.
Năm học này, số lượng học sinh ở phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng tăng nhanh, sĩ số học sinh một lớp khá cao. Cô Nguyễn Thị Thanh Hà, giáo viên lớp 5 Trường tiểu học Thái Thị Bôi cho biết, hiện cả phường chỉ có một trường tiểu học nên dẫn đến tình trạng quá tải. Chương trình học mới đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học, trong đó chú trọng các hoạt động lớp học để học sinh tiếp nhận kiến thức, hình thành, phát triển kỹ năng.
Trường Tiểu học Thái Thị Bôi, TP. Đà Nẵng phải sử dụng hội trường làm phòng học.
Theo cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà, lớp học quá đông ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh: "Tổng cộng lớp tôi có 41 em học sinh mà phải học ở một phòng rất chật chội. Việc dạy giảng của tôi gặp khó khăn trong việc tổ chức hình thức hoạt động của mỗi tiết học. Khó khăn như vậy nên hiệu quả tiết dạy sẽ không cao".
Không riêng gì quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng cũng trong tình trạng quá tải học sinh, chỉ có 75% học sinh Tiểu học của quận học 2 buổi/ ngày. Hàng năm, các quận, huyện của TP. Đà Nẵng đầu tư xây mới, sửa chữa, cơi nới hàng trăm phòng học nhưng vẫn không đủ. Theo Đề án "Xây dựng, nâng cấp mở rộng trường học giai đoạn 2021 - 2025" của TP. Đà Nẵng, thành phố tập trung xây dựng mạng lưới trường học đến năm 2025 - 2026 với quy mô là 452 trường, đảm bảo cho khoảng 340.000 học sinh theo học. Tuy nhiên, tiến độ xây trường mới không theo kịp với tốc độ gia tăng dân số.
Nhiều trường tiểu học tại Đà Nẵng không thể cho học sinh học đủ 2 buổi một ngày theo quy định.
Ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Đà Nẵng cho biết, sự biến động về dân cư nhanh dẫn đến biến động học sinh đến độ tuổi đi học. Theo quy định, mỗi lớp ở cấp tiểu học, sĩ số không quá 35 em nhưng hiện nhiều trường tiểu học có lớp học vượt qua con số này. Ông Mai Tấn Linh, cho biết, các trường đã chủ động sắp xếp, phân công giáo viên phù hợp để tổ chức dạy học: "Chúng tôi đang vận động các tổ chức xã hội hóa xây dựng trường, giảm sức ép lên các trường công lập, chỉ có như vậy mới đáp ứng nhu cầu học tập của người dân"./.
Thực hư thông tin một trường học ở Tp.HCM cấm thu nhiều loại quỹ, kể cả quỹ phụ huynh Thông tin một trường học ở Tp.HCM không thu nhiều loại quỹ, kể cả quỹ phụ huynh đang thu hút nhiều sự chú ý của dư luận. Đến hẹn lại lên, mấy tuần đầu sau khai giảng là lúc phụ huynh tất tả để lo chạy tiền đóng học cho con. Ngoài những khoản bắt buộc phải chi như tiền sách giáo khoa,...