Hạn chế tê tay, giải tỏa khó chịu
Tê tay là triệu chứng rất phổ biến, hay gặp ở người trung tuổi hơn. Tuy nhiên ngày nay tê tay cũng gặp ở nhiều người trẻ tuổi gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt cũng như công việc thường ngày.
Nếu phát hiện sớm các nguyên nhân gây tê tay chúng ta hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây nên những hệ quả khó lường. Thậm chí gây biến chứng teo cơ hoặc bại liệt.
Tê tay vi sao?
Có nhiều nguyên nhân gây tê tay nhưng dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất.
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tê tay ở những người tuổi trung niên. Là tình trạng chèn ép thần kinh giữa khi nó đi qua ống cổ tay. Dây thần kinh giữa là dây chi phối vận động và cảm giác chính của bàn tay. Vì vậy khi có tổn thương thần kinh giữa sẽ gây triệu chứng tê bì, dị cảm hoặc đau rát bàn tay, ngón tay.
Hôi chưng ông cô tay, chen ep thân kinh giưa co thê gây tê tay.
Tê tay do hội chứng ống cổ tay thường gặp ở những người làm văn phòng dùng máy tính nhiều, người nội trợ, hoặc phụ nữ thời kỳ mang thai…
Thiếu vitamin và khoáng chất
Cơ thể cần vitamin B12 để giúp cho hệ thống dây thần kinh khỏe mạnh. Tình trạng thiếu hụt vitamin này có thể gây tê hoặc ngứa ran ở cả tay và chân. Bên cạnh đó, cơ thể thiếu kali và magie cũng có thể gây tê bàn tay và các ngón tay.
Mắc bệnh đái tháo đường
Những người mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể thường gặp khó khăn khi vận chuyển đường từ máu vào tế bào. Do đó, khi lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương thần kinh ngoại vi. Tình trạng này còn được gọi là bệnh thần kinh đái tháo đường, gây tê tay và chân.
Nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa hội chứng ống cổ tay với bệnh đái tháo đường. Những người mắc đái tháo đường thường có tỷ lệ mắc hội chứng ống cổ tay cao hơn bình thường.
Video đang HOT
Bệnh lý đốt sống cổ
Thường gặp ở những người trung niên trở lên với các bệnh lý như thoái hóa, thoát vị đốt sống cổ gây chèn ép thần kinh vùng cổ gáy… Tuy nhiên xã hội phát triển như ngày nay ngày càng gia tăng tình trạng này ở người trẻ tuổi. Đối tượng trẻ hay gặp là dân văn phòng ngồi máy tính nhiều, hoặc những đối tượng ít vận động, làm việc sai tư thế. Bệnh lý vùng cổ ngoài triệu chứng tê tay thường kèm theo tình trạng đau cổ, vai, gáy và tình trạng tê từ trên vai dọc xuống bàn tay.
Bệnh lý đốt sống cổ là một trong những nguyên nhân gây tê tay.
Thiếu máu não cục bộ
Do một khu vực nào đó của não bộ bị thiếu máu tạm thời. Sẽ gây tình trạng tê tay nhưng kèm theo đó là tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Những người hay bị thiếu máu não cục bộ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất, tránh nguy cơ bị tai biến về sau.
Thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp
Khi các khớp tay, chân theo thời gian sẽ tổn thương do thoái hóa hoặc viêm khớp dạng thấp. Gây nên mất lớp sụn khớp bảo vệ sẽ làm bàn tay, chân vận động khó khăn, có thể kèm theo tê bì bàn tay, bàn chân.
Nếu có các dấu hiệu như tê bì, dị cảm hoặc đau rát bàn, ngón tay. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được khám và tư vấn điều trị một cách tốt nhất.
Chế độ ăn ngừa tê tay
Ngoài các biện pháp điều trị khác, việc thực hiện một chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là một cách hạn chế hiện tượng này. Chúng ta cùng tìm hiểu chế độ đó bao gồm thực phẩm gì nhé!
Thực phẩm giàu canxi: Những thực phẩm giàu canxi rất tốt cho những bệnh nhân xương khớp. Đó là:
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Rau củ: súp lơ, cải chip, giá, đỗ và các loại củ như cà chua, khoai lang, cà rốt…
Trái cây: chuối, cam, quất, sung, kiwi…
Thực phẩm giàu vitamin D và vitamin K: lòng đỏ trứng, bắp cải, nấm, dưa chuột, hành lá…
Thực phẩm chống oxy hóa:
Chè xanh: trong chè xanh có chứa flavonoid – là chất rất tốt để chống lão hóa, ngăn ngừa thiếu hụt canxi.
Các thực phẩm như: việt quất, cherry, ớt chuông,…
Ngoài ra tắm nắng sáng sớm cũng giúp tăng cường vitamin D giúp cơ thể phóng chống loãng xương.
Tê tay không nên ăn những thực phẩm gì?
Các loại thực phẩm có tính axit: chanh, mơ, ô mai, các loại thực phẩm có vị chua,… Tính axit trong thức ăn làm tiêu hao nguyên tố magie và canxi rất dễ mắc các bệnh đường ruột, táo bón,…
Đồ ăn mặn cũng là nguyên nhân giảm lượng canxi trong cơ thể.
Như vậy bạn đã có cái nhìn cơ bản nhất về những loại thực phẩm giúp cải thiện triệu chứng tê tay. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về tê tay, chân vẫn cần đi khám trước hết để xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng này nhằm có hướng điều trị hiệu quả.
Tê tay rần rần là dấu hiệu của bệnh gì?
Theo các bác sĩ hội chứng ống cổ tay là bệnh hay gặp ở phụ nữ và bệnh co thể ảnh hưởng tới khả năng lao đông, cầm, nắm của người bệnh.
Cảm giác tê bì bàn tay
Chị Nguyễn Thùy Dung (35 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) là nhân viên văn phòng, công viêc phai ngồi nhiều, sư dung máy tính liên tục. Co thơi gian ranh chi lai vao mang xa hôi, đọc báo.
Hang tôi, chi dung điện thoại tới 12 khuya đến khi tay mỏi, mắt cũng mỏi chị mới ngủ đươc.
Gần đây, chị Dung thấy bắt đầu tê bàn tay phải. Đầu tiên cảm giác tê ở lòng bàn tay phải. Sau đó dẫn tới ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa cảm giác tê dại.
Không chỉ bị tê tay khi làm việc, văn phong, khi đi xe máy ngoài đường, chị Dung cảm giác rất mỏi tay nên tranh thủ đèn đỏ chị bỏ tay lái rồi vặn vẹo bàn tay để giảm cảm giác tê.
Có khi tê tay, chi không cầm nổi ly nước.
Chị Dung đi khám, bác sĩ cho biết chị bị hội chứng ống cổ tay phải điều trị thuốc kháng viêm. Nhưng việc điều trị thuốc cũng gặp khó khăn do chị Dung có tiền sử viêm dạ dày nên sử dụng kháng viêm lại gây ra viêm dạ dày nặng hơn.
Ảnh minh họa.
Dấu hiệu của bệnh
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Mỹ Anh - Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân 115, hội chứng ống cổ tay hiện chưa rõ ràng về nguyên nhân. Đến nay chưa xác định bệnh có liên quan tới nghề nghiệp hay không nhưng thường gặp nhất ở các yếu tố như người làm công việc nhẹ nhàng, thậm chí chỉ làm nội trợ cũng mắc do các chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần khiến ống cổ tay bị hư.
Hội chứng cổ tay bệnh nhân có triệu chứng đó là tê tay. Tùy mức độ bệnh nhân có nhiều biểu hiện khác nhau trong đó phô biên nhất là buổi sáng, chạy xe máy một lúc tay sẽ mỏi phải nghỉ ngơi. Có nhiều người mức độ nặng thì lái xe một đoạn ngắn đã mỏi tay.
Tê tay vào ban đêm, nhiều bệnh nhân cảm giác có gì đè lên tay khi ngủ. Khi cầm bút, cầm đũa tay cũng tê. Nhiều người chỉ cầm viên phấn cũng tê tay mất kiểm soát.
Khi có dấu hiệu này cần gặp các bác sĩ chuyên khoa tư vấn đề tìm chính xác bệnh để tránh biến chứng có thể xảy ra. Khi khám bác sĩ kiểm tra vấn đề cảm giác, sô ngon bi tê của bệnh nhân.
Bệnh nhân co thê được test lam tăng áp lực ống cổ tay trong 1,5 phút, nêu có biểu hiện tê tay thì đó là hội chứng ống cổ tay.
Tê bì tay do ống cổ tay với tê bì do thoái hóa cột sống cổ triệu chứng khác nhau. Ống cổ tay tê xuất phát từ mặt lòng bàn tay ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Còn bệnh lý do thoái hóa đốt sống cổ sẽ kèm theo dấu hiệu đau vùng cổ, đau lan từ vai xuống cánh tay, bàn tay. Bệnh do rễ thần kinh cổ có thời gian diễn biến dài, xuất hiện nhiều lần, nặng hơn với hội chứng ống cổ tay.
Các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định bệnh lý tê tay do đâu thì có thể chụp MRI cột sống cổ, điện cơ cổ tay.
Khi bị hội chứng ống cổ tay có thể điều trị nội khoa bằng thuốc kháng viêm, tập vật lý trị liệu để đỡ bị chèn ép. Các thuốc tăng dẫn truyền thần kinh cũng được sử dụng như vitamin B12 liều cao, tiêm kháng viêm tại chỗ.
Với những trường hợp điều trị bảo tồn không khỏi, bệnh nhân có dấu hiệu nặng như teo cơ ngón cái thi thường được phẫu thuật để phục hồi.
Làm việc văn phòng tại sao hay bị đau nhiều ở cổ tay? Bạn đọc Thanh Tuấn (quận 12, TP HCM) hỏi: "Tôi làm việc văn phòng, không làm việc nặng nhưng sao cổ tay thường bị đau rất khó chịu, không lái xe máy được. Xin tư vấn giúp cách giải quyết tình trạng này?". ThS-BS Nguyễn Văn Mỹ Anh, Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP HCM), trả lời: Nói đến ống cổ tay, ngành...