Hầm xương bò nấu phở thêm đúng thao tác này, nước dùng trong vắt, thơm lừng, ngọt lịm
Chỉ cần thêm đúng 1 bước này trước khi hầm xương bò, nước dùng sẽ trong vắt không tí váng, thơm lừng, không hôi gây mùi bò.
Phở bò là món ăn được coi như ‘quốc hồn, quốc túy’ của dân tộc. Món phở bò không chỉ xuất hiện ở những quán bình dân vỉa hè mà giờ có còn cả trong thực đơn của các nhà hàng sang trọng, thậm chí vượt ra ngoài biên giới, được bạn bè quốc tế biết đến, ngưỡng mộ.
Nấu phở bò tưởng đơn giản mà lại cầu kỳ không tưởng. Cầu kỳ từ khâu thái thịt, từ cách chọn xương, từ những nguyên liệu cơ bản nhưng phải gia giảm đúng liều lượng… Và quan trọng nhất, một bát phở bò ngon thì nước dùng phải thật chuẩn.
Từ xưa đến nay, các nghệ nhân nấu phở đều quan trọng nhất việc ninh nước dùng. Nước dùng chan phở phải trong vắt, thơm lừng, không gây, ngọt lịm từ xương chứ không phải từ mì chính.
Nước dùng nấu phở bò dĩ nhiên được nấu từ xương bò, cùng các nguyên liệu không thể thiếu đó chính là quế, hồi, thảo quả, gừng nêm nếm thêm muối… Và đây là các công đoạn để ninh nước dùng phở.
Nguyên liệu để ninh nước dùng đều được nướng hoặc rang cho thơm
Nguyên liệu: 1kg xương bò; 1 thìa canh muối; một nắm đầu khẩu mía hoặc 2 thìa đường phèn; 1 nắm hành củ nướng sơ cả vỏ; 1 củ gừng nướng sơ cả vỏ; 3 củ hành tây nhỏ; 2-3 đốt quế; 2-3 thảo quả; 3-4 cánh hoa hồi; 1 nắm rễ hành 1 nắm rễ mùi (rau mùi ta và hành lá để ăn kèm không bỏ rễ đi mà cắt phần gốc nguyên rễ rửa sạch); 3 lít nước.
Cách làm:
Xương bò rửa sạch, bỏ tủy sau khi trần
Bước 1: Xương bò mua về rửa sạch, đeo găng tay chà xát với muối và rượu trắng chút đỉnh cho bớt mùi gây.
Bước 2: Xương đã sạch ráo thì cho lên khay để nướng ở nồi chiên không dầu hoặc lò nướng ở nhiệt 200-230 độ C khoảng 15-20p. Xương sẽ cháy xém, chảy mỡ thừa, mùi xương sẽ rất thơm không gây hoi khi ninh.
Bước 3: Xương nướng xong rửa lại sạch với nước. Cho xương vào nồi nước trần qua. Khi trần xong, rửa lại xương với nước sạch. Ở bước này, nếu dùng xương ống để ninh thì chị em hãy lọc bỏ sạch tủy xương ra. Rửa lại xương thật sạch.
Ninh xương cùng muối và đường phèn hoặc mía
Bước 4: Ninh xương với khoảng hơn 3 lít nước cùng chút muối, mía hoặc đường phèn. Ninh thịt nạm hoặc gầu vào cùng nồi nước xương, trước khi cho gói gia vị vào thì vớt ra để nguội, thái mỏng.
Trong lúc ninh xương thì nướng hoặc rang quế hồi, thảo quả, gừng, hành ta, hành tây. Nướng xong rửa lại sạch các gia vị, riêng quế nướng xong thì cạo sạch vỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào 1 túi vải, buộc chặt.
Bước 5: Nồi xương bò nếu ninh bằng nồi áp suất sẽ mất khoảng 1 tiếng, còn nếu ninh bằng nồi thường thì mất khoảng 3-4 tiếng. Trước khi hoàn thành nồi nước dùng khoảng 30 phút hãy cho túi gia vị vào ninh cùng.
Video đang HOT
Vậy là đã hoàn tất nồi nước dùng thơm lừng, ngọt lịm.
Giờ thì chỉ cần trần bánh phở thật nóng, xếp thịt thái mỏng, thêm hành hoa rồi chan muôi nước dùng trong veo, nóng hổi kia lên là đã có thể xì xụp được rồi.
Lưu ý: Xương ninh nước phở, thường được nướng trước, lấy tủy sẽ chảy bỏ bớt phần mỡ hôi, xương nướng ở nhiệt độ cao sẽ có mùi thơm xương và khi ninh sẽ tạo màu nước dùng nâu đậm ngon miệng, vị đậm đà.
Không ninh các loại gia vị cùng xương ngay từ đầu sẽ làm cho nước xương không bị chua, hăng, mất mùi.
Trọn bộ bí kíp nấu nước dùng phở ngon ngọt nhất
Món phở sẽ không còn khó với những bí kíp chinh phục nồi nước dùng dưới đây.
Phở là một món ăn quen thuộc của người Việt Nam. Phở có mặt ở khắp mọi nơi, từ những nhà hàng sang trọng hay những quán vỉa hè. Nhưng cho dù ở đâu đi chăng nữa thì phở vẫn là thức quà có phong vị riêng, không lẫn vào đâu được.
Để có bát phở ngon không hề dễ, mời bạn tham khảo vài mẹo sau để nấu nồi phở ngon đãi cả nhà nhé!
1. Phở bò muốn ngon thì nguyên liệu phải tươi ngon, chất lượng
Nguyên liệu chính của nồi phở bò chính là xương bò và những phần thịt bò đặc biệt dùng cho món phở.
Xương bò: Xương bò là thành phần quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nước dùng (nước lèo). Theo truyền thống, muốn nước dùng ngọt và ngon thì phải ninh xương bò, thường là xương sống và xương đuôi.
Phần thịt chín để bày vào bát phở là nạm, gầu.
Nạm bò hay còn gọi là thịt ức của bò là phần thịt bên sườn của con bò. Nạm bò với nạc và gân xen kẽ, được xem là một trong những phần thịt ngon nhất của con bò.
Gầu bò là phần thịt nằm gần ức, kéo dài từ ngực đến dưới cổ bò, cũng có cả mỡ và nạc xen lẫn nhưng không đều như phần thịt ba chỉ.
Nạm, gầu hay dẻ sườn nên chọn những phần thịt màu đỏ tươi, mùi thơm và không bị hôi.
Ngoài ra, người ta ninh thêm gân bò và dẻ sườn. Gân bò giúp tạo độ sánh cho nước dùng, độ dai giòn của gân bò cũng tạo điểm nhấn cho món phở.
Dẻ sườn (thuộc phần xương sườn trước của bò) sẽ tạo độ ngọt cho nước hầm. Ít dùng thăn bò vì thăn bò ninh trong thời gian dài sẽ bị khô, bã khiến phần thịt của món phở kém hấp dẫn.
Gân bò tươi sẽ có màu trắng hồng. Nếu gân chuyển màu bất thường như vàng, xanh thì bạn đừng mua.
Phần thịt tái để ăn phở thường là bắp bò, gọi là bắp rùa hoặc bắp hoa.
Bắp rùa là phần bắp nhỏ xíu, nằm giữa lõi cái bắp đùi to ở chân sau con bò. Còn bắp hoa là cái bắp nhỏ nằm ở chân trước của con bò. Hai loại bắp này mình ăn thử thì thấy không khác nhau lắm. Nhưng người sành ăn thì bảo bắp rùa mềm hơn bắp hoa.
Thịt bắp bò ngon sẽ có màu thịt đỏ tươi, thớ nhỏ mịn, thơm mùi bò, mỡ bò màu vàng nhạt.
2. Chuẩn bị gia vị cho nước dùng phở
Các gia vị tạo mùi thơm cơ bản cho nước dùng phở gồm: đại hồi, tiểu hồi, thảo quả, đinh hương, quế, hạt mùi (ngò). Cùng tìm hiểu hương và mùi vị mà chúng mang lại nhé!
- Đại hồi: vị ngọt dịu như cam thảo, góp phần tạo mùi hương có vị thơm ngọt cho nước dùng phở.
- Tiểu hồi: vị cay và vị ngọt gần như cam thảo.
- Quế: có vị cay nhưng cái cay của quế rất dễ chịu, nhẹ nhàng, giúp nước phở thêm nồng và đậm vị.
- Đinh hương: có hương thơm rất đặc trưng, tạo sự cay nhẹ và ấm nồng cho nước phở.
- Thảo quả: có vị cay nồng, nhưng đi kèm là vị ngọt dịu.
- Hạt mùi: hương thơm dễ chịu, thường dùng để khử mùi của thịt.
Ngoài ra nồi nước dùng phở không thể thiếu gừng và hành tây nướng. Gừng giúp khử mùi hôi từ mỡ bò, hành tây giúp nước dùng có thêm vị ngọt, tăng mùi thơm cho nước dùng.
Bạn rang các nguyên liệu của ngũ vị hương trên bếp khoảng 1 phút.
Sau đó chuyển sang túi vải, cột kín và dùng cho bước ướp hương của nước dùng phở.
3. Nước dùng phở bò ngoài mùi bò đặc trưng, còn đi kèm mùi hôi gây ngán. Bạn nên xử lý mùi này như thế nào?
Xương và thịt bò giúp phở có mùi hương đặc trưng, không phải mùi hôi. Mùi hôi của nước dùng phở thường từ mỡ bò, nhất là mỡ trong tủy xương.
Mùi khó chịu của mỡ trong nước phở bò có thể khử bằng gừng lúc chần xương ban đầu. Nhưng trong quá trình nấu sau đó, chất mỡ sâu hơn trong tủy vẫn tiếp tục tạo mùi. Người ta cho những khúc mía đã róc vỏ vào đun cùng xương để khử mùi này. Ngoài việc khử mùi của xương thịt, mía còn giúp tạo thêm vị ngọt thanh cho nước dùng.
4. Nước dùng phở phải trong mới ngon mắt, nhưng "trong" nên được hiểu thế nào là đúng?
Người ta thường cho rằng nước dùng phở phải trong. Nước trong ở đây là nước không lợn cợn và không có váng mỡ, chứ không trong veo hoàn toàn được.
Vì nước phở được ninh từ xương, gân, nạm bò trong thời gian dài sẽ chiết xuất ra gelatin giúp nước đặc sánh, protein gây kết tủa.
Để nước dùng không quá đục và lợn cợn. Bạn lưu ý ninh xương ống, nạm bò ngập trong nước đừng đậy nắp trong thời gian ninh xương, đừng nêm gia vị ở giai đoạn này, vừa tránh lợn cợn, vừa giúp xương chiết xuất hết vị ngọt.
Nước dùng phở ngon cần có vị ngọt chân thực, hạn chế vị ngọt từ bột ngọt, hạt nêm. Muốn tăng độ ngọt cho nước dùng thì bạn có thể ninh nhiều xương bò, thay đường tinh luyện bằng đường phèn để vị ngọt nhẹ và thanh.
Ngoài ra, bạn đừng quên chần bánh phở trước khi chan nước dùng, bởi bánh phở ở ngoài hàng thường lạnh. Chần bánh phở sẽ giúp bánh phở nóng sâu, nở đều, khi chan nước dùng vào bánh phở sẽ thấm vị đều hơn.
Nấu phở không hề dễ. Hy vọng những mẹo trên của mình sẽ giúp bạn bớt áp lực hơn vào ngày đẹp trời, bạn đi nấu nồi phở đãi cả nhà nhé!
Phở gà thơm ngon ai cũng nấu được Khác với phở bò, món phở gà cực kỳ dễ nấu mà không tốn nhiều thời gian, phù hợp với những người bận rộn nhưng vẫn thèm tô phở nóng. Nguyên liệu: - 1 con gà ta - 2 củ hành tây, 2 củ gừng, 2 miếng quế, 1-2 bông hoa hồi, thảo quả. - Gia vị nêm, bánh phở - Rau sống...