Hai yếu tố giúp lợi nhuận Hoa Sen tăng vọt trong niên độ 2019-2020
Niên độ 2019-2020, Hoa Sen ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 1.151 tỷ đồng, gấp 3,2 lần niên độ trước.
Doanh nghiệp gia tăng sản lượng nhờ vào lợi thế logistics và hệ thống cửa hàng phân phối, chất lượng sản phẩm.
Tập đoàn quản lý hiệu quả hàng tồn kho và giảm nợ vay để tạo cơ cấu vốn cân bằng.
Theo BCTC hợp nhất quý IV niên độ 2019-2020 (từ ngày 1/7 đến ngày 30/9), Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.345 tỷ đồng, tăng 31% và lợi nhuận sau thuế đạt 450 tỷ đồng, gấp 5,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế cả niên độ, doanh thu đạt 27.534 tỷ đồng, xấp xỉ niên độ trước; lợi nhuận sau thuế đạt 1.151 tỷ đồng, gấp 3,2 lần.
Doanh nghiệp lý giải, thành quả trên đến từ 2 chủ trương lớn mà doanh nghiệp đã quyết liệt triển khai. Thứ nhất, doanh nghiệp phát huy tối đa lợi thế về logistics từ hệ thống nhà máy sản xuất và lợi thế cạnh tranh của hệ thống cửa hàng phân phối trên toàn quốc để gia tăng sản lượng, thị phần và tối đa hóa lợi nhuận.
Cụ thể, HSG tập trung mọi nguồn lực để thực hiện cải thiện trình độ kỹ thuật công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm; khẳng định vị thế của thương hiệu, tạo dựng niềm tin trong lòng người tiêu dùng.
Đơn vị phát huy lợi thế về logistics từ hệ thống 10 nhà máy để sản xuất và vận chuyển nhanh hàng hóa đến hệ thống cửa hàng phân phối trên toàn quốc. Tập đoàn tạo lợi thế cạnh tranh từ hệ thống phân phối gồm 53 chi nhánh tỉnh và 536 cửa hàng trực thuộc trên toàn quốc, đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ nhu cầu về hàng hóa của khách hàng.
Điều này dẫn đến kết quả sản lượng bán hàng của HSG trong niên độ 2019-2020 tăng 9% so với niên độ trước. Đồng thời, việc tập trung bán hàng vào các thị trường và các mặt hàng có biên lợi nhuận cao dẫn đến lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận gộp của tập đoàn tăng mạnh.
Ngoài ra, các nhà máy chủ lực đều nằm gần các cảng biển, hỗ trợ đắc lực trong việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp đến thị trường thế giới. Theo đó, sản lượng xuất khẩu trong niên độ đạt hơn 640.000 tấn, tăng 34%.
Biên lợi nhuận gộp HSG cải thiện dần từ quý I niên độ 2019-2020.
Yếu tố thứ 2 thúc đẩy kết quả kinh doanh HSG là chủ trương tái cấu trúc toàn diện trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp quản lý hiệu quả hàng tồn kho bằng cách siết chặt định mức tồn kho hợp lý trong từng công đoạn sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho của tập đoàn gồm nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, thành phẩm, hàng hóa đã liên tục được kéo giảm trong 10 quý liên tiếp, kể từ quý II niên độ 2017-2018.
Nợ vay HSG giảm dần.
Nhờ đó, trong 12 quý, HSG đã giảm được 8.868 tỷ đồng dư nợ vay ngân hàng từ mức 17.054 tỷ đồng tại ngày 30/9/2017 xuống còn 8.186 tỷ đồng tại ngày 30/9/2020.
Video đang HOT
Việc giảm mạnh dư nợ vay ngân hàng đã kéo giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong cơ cấu nguồn vốn, giúp cho đơn vị có cơ cấu nguồn vốn hợp lý và an toàn hơn. Trong đó, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của công ty đã giảm 50% từ mức 3,4 lần trong quý I của niên độ 2017-2018 về mức 1,7 lần vào cuối niên độ 2019-2020. Đồng thời, tỷ lệ nợ vay ngân hàng/vốn chủ sở hữu cũng giảm với tốc độ nhanh hơn, từ mức 3,1 lần về mức 1,2 lần.
Cơ cấu vốn HSG dần hợp lý và an toàn hơn.
Theo BCTC quý IV niên độ 2019-2020, tổng nguồn vốn dài hạn của Hoa Sen (bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu) là 8.763 tỷ đồng, đủ để tài trợ cho các loại tài sản dài hạn trị giá 8.737 tỷ đồng.
Nhờ vậy, chi phí tài chính doanh nghiệp đã giảm từ mức đỉnh 351 tỷ đồng trong quý IV niên độ 2017-2018 về mức 126 tỷ đồng trong quý IV niên độ 2019-2020, mức thấp nhất trong 12 quý gần nhất.
Ngoài ra, tập đoàn đã vận hành thành công hệ thống ERP trong quá trình quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh so với trước đây, từ mức 249 tỷ đồng trong quý II niên độ 2017-2018 về mức 106 tỷ đồng trong quý IV niên độ 2019-2020.
Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh so với trước.
Diễn biến tích cực trong hoạt động kinh doanh đã giúp cổ phiếu HSG ghi nhận mức tăng giá mạnh thời gian qua. Cổ phiếu này đang giao dịch ở vùng giá 15.000 đồng/cp, tăng 36% trong vòng 2 tháng qua và gấp 3,7 lần mức đáy kể từ 2012 tạo lập vào 31/3.
"Hái quả ngọt" nhờ tái cơ cấu, HSG tạo nền giá thứ hai để bứt phá
Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán HSG) vừa công bố kết quả lợi nhuận tăng trưởng khủng, nhờ thành công của quá trình tái cơ cấu. Hiệu ứng này sẽ còn diễn ra trong thời gian tới.
Ngày 30/10/2020, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG - sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý IV niên độ tài chính 2019 - 2020 (từ ngày 1/7/2020 đến ngày 30/9/2020).
Theo đó, trong kỳ HSG ghi nhận doanh thu đạt 8.345 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 450 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 31% và 436% so với cùng kỳ.
Lũy kế niên độ tài chính 2019 - 2020 (từ ngày 01/10/2019 đến ngày 30/9/2020), doanh thu đạt 27.534 tỷ đồng, xấp xỉ cùng niên độ tài chính 2018 - 2019; tuy nhiên lợi nhuận sau thuế đạt 1.150 tỷ đồng, tăng 219% so với niên độ tài chính 2018 - 2019.
Những thành quả ấn tượng trên đạt được là nhờ sự nỗ lực không ngừng của HSG trong việc quyết liệt thực hiện 2 chủ trương lớn.
Thứ nhất là chủ trương phát huy tối đa lợi thế về logistic từ hệ thống nhà máy sản xuất và lợi thế cạnh tranh của hệ thống cửa hàng phân phối trên toàn quốc để gia tăng sản lượng, thị phần và tối đa hóa lợi nhuận.
HSG đã có những thay đổi quan trọng trong chiến lược kinh doanh như tập trung mọi nguồn lực để thực hiện cải thiện trình độ kỹ thuật công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm; khẳng định vị thế của một thương hiệu dẫn đầu về chất lượng, uy tín trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, tạo dựng niềm tin trong lòng người tiêu dùng;
Bên cạnh đó, phát huy lợi thế về logistic từ hệ thống 10 nhà máy để sản xuất và vận chuyển nhanh hàng hóa đến hệ thống cửa hàng phân phối trên toàn quốc.
Các nhà máy chủ lực đều nằm gần các cảng biển, hỗ trợ đắc lực trong việc xuất khẩu hàng hóa của HSG đến thị trường thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc sản lượng xuất khẩu trong niên độ tài chính 2019-2020 đạt hơn 640.000 tấn, tăng trưởng 34% so với cùng kỳ niên độ tài chính 2018-2019.
Ngoài ra, phát huy lợi thế cạnh tranh của hệ thống phân phối gồm 53 chi nhánh tỉnh và 536 cửa hàng trực thuộc trên toàn quốc bằng cách gia tăng tiếp cận, tạo dựng mối quan hệ gắn bó, thiện cảm với người tiêu dùng, đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ nhu cầu về hàng hóa của khách hàng, từ đó gia tăng sản lượng và lợi nhuận.
Điều này dẫn đến kết quả sản lượng bán hàng của HSG trong niên độ tài chính 2019-2020 tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, việc tập trung bán hàng vào các thị trường và các mặt hàng có biên lợi nhuận cao dẫn đến lợi nhuận gộp của HSG đã tăng trưởng mạnh cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ lệ lợi nhuận gộp biên trong cả 4 quý của niên độ tài chính 2019-2020.
Thứ hai là chủ trương tái cấu trúc toàn diện trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện qua 2 điểm.
Cụ thể, Tập đoàn Hoa Sen đã quản lý hiệu quả hàng tồn kho và giảm mạnh nợ vay ngân hàng.
Bằng cách siết chặt định mức tồn kho hợp lý trong từng công đoạn sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho của HSG gồm nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, thành phẩm, hàng hóa đã liên tục được kéo giảm trong 10 quý liên tiếp, kể từ quý II niên độ tài chính 2017-2018. Nhờ đó, trong 12 quý, HSG đã giảm được 8.868 tỷ đồng dư nợ vay ngân hàng từ mức 17.054 tỷ đồng tại ngày 30/9/2017 xuống còn 8.186 tỷ đồng tại ngày 30/9/2020.
Kết quả của việc giảm mạnh dư nợ vay ngân hàng đã kéo giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong cơ cấu nguồn vốn, giúp cho HSG có cơ cấu nguồn vốn hợp lý và an toàn hơn. Trong đó, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của HSG đã giảm 50% từ mức 3,4 lần trong quý I của niên độ tài chính 2017-2018 về mức 1,7 lần vào cuối niên độ tài chính 2019-2020. Đồng thời, tỷ lệ nợ vay ngân hàng/vốn chủ sở hữu cũng giảm với tốc độ nhanh hơn, từ mức 3,1 lần về mức 1,2 lần.
Một điểm sáng nữa trong cơ cấu nguồn vốn của HSG là Tập đoàn đã thành công trong việc giải quyết tình hình mất cân đối nguồn vốn dài hạn. Theo báo cáo tài chính quý IV niên độ tài chính 2019 - 2020, tổng nguồn vốn dài hạn của HSG (bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu) là 8.763 tỷ đồng, hoàn toàn đủ để tài trợ cho các loại tài sản dài hạn trị giá 8.737 tỷ đồng.
Thêm vào đó, HSG quản lý hiệu quả các loại chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc HSG tăng cường quản lý hiệu quả tất cả các loại tài sản như hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn và các tài sản ngắn hạn khác đã tạo điều kiện để giảm dư nợ vay ngân hàng, từ đó tiết giảm chi phí tài chính, đặc biệt là chi phí lãi vay.
Chi phí tài chính của HSG đã giảm từ mức đỉnh 351 tỷ đồng trong quý IV niên độ tài chính 2017 - 2018 về mức 126 tỷ đồng trong quý IV niên độ tài chính 2019 - 2020, mức thấp nhất trong 12 quý gần nhất.
Ngoài ra, HSG đã vận hành thành công hệ thống ERP trong quá trình quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm mạnh so với trước đây, từ mức 249 tỷ đồng trong quý II niên độ tài chính 2017-2018 về mức 106 tỷ đồng trong quý IV niên độ tài chính 2019 - 2020.
Như vậy, sau 2 năm tiến hành tái cấu trúc toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của HSG đã phục hồi một cách mạnh mẽ.
Niên độ tài chính 2019 - 2020 mặc dù chịu ảnh hưởng từ các yếu tố tiêu cực như đại dịch COVID-19, HSG vẫn tạo ra một mức tăng trưởng ấn tượng cả về lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế. Sự tăng trưởng này bắt nguồn từ chính những sự thay đổi cơ bản bên trong của HSG.
Hy vọng rằng những kết quả tích cực từ hoạt động kinh doanh sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu HSG tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, mang lại lợi ích cho các cổ đông của HSG.
Góc nhìn phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu HSG đang tạo nền giá (price base) thứ hai ở vùng giá 15.000 - 16.000 đồng/cổ phiếu một cách chặt chẽ để tiến tới vùng giá 20.000 - 21.000 đồng/cổ phiếu
Sau khi giá cổ phiếu HSG phá vỡ hoàn toàn đường xu hướng giảm giá dài hạn với khối lượng tích lũy lớn vào đầu tháng 5/2020 thì trong 11 tuần tiếp theo, từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 9/2020, giá cổ phiếu HSG đã tạo nên nền giá thứ nhất tại vùng giá 10.000 - 12.000 đồng/CP, tương ứng với mốc Fibonanci 32,8% dài hạn.
Sau đó, từ nền giá thứ nhất, giá cổ phiếu HSG đã bứt phá ngoạn mục từ giá 12.000 đồng lên 15.000 đồng/CP trong 2 tuần cuối tháng 9/2020 với khối lượng giao dịch trung bình 17 triệu cổ phiếu/ngày, lớn nhất kể từ khi niêm yết.
Từ đầu tháng 10/2020 đến nay, cổ phiếu HSG đã tích lũy được 5 tuần để tạo nên nền giá thứ hai tại vùng giá 15.000 - 16.000 đồng/CP, tương ứng với mốc Fibonanci 61,8% dài hạn.
Điều đáng lưu ý là kể từ khi phá vỡ hoàn toàn đường xu hướng giảm giá dài hạn vào đầu tháng 5/2020 đến nay giá cổ phiếu HSG luôn luôn nằm trên đường SMA 10 tuần (tương đương đường SMA 50 ngày) đang dốc lên mạnh mẽ, thể hiện giá cổ phiếu HSG đang ở trong 1 kênh xu hướng tăng giá dài hạn một cách vững chắc.
Biểu đồ cổ phiếu HSG theo tuần từ tháng 01/01/2018 đến 30/10/2020
Trong thời gian tới, nếu vượt qua vùng giá 15.000 - 16.000 đồng/CP thì dự báo giá cổ phiếu HSG sẽ nhanh chóng tiếp cận mốc Fibonacci 78,6% dài hạn ở vùng giá 17.000 - 18.000 đồng/CP, và sau đó sẽ chinh phục vùng giá 20.000 - 21.000 đồng/CP, tương ứng với mốc Fibonacci 100% dài hạn.
Tập đoàn Hoa Sen báo lãi ròng cả niên độ hơn 1.150 tỷ đồng So với kế hoạch đề ra, Hoa Sen đã thực hiện được 98% kế hoạch doanh thu và vượt 188% kế hoạch lợi nhuận niên độ 2019-2020. Theo Báo cáo tài chính quý 4 niên độ 2019-2020, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) báo cáo doanh thu thuần hợp nhất tăng 31% đạt 8.345 tỷ đồng. Giá vốn chỉ tăng 24% nên lãi gộp...