Hai vụ đâm chết người trong lúc cãi nhau
Trong lúc cãi nhau, một phút không tự chủ được mình tên sát thủ đã không ngần ngại dùng dao nhọn thẳng tay đâm chết đối phương. Chỉ đến khi nạn nhân gục xuống trong vũng máu, y mới hốt hoảng bừng tỉnh thì mọi việc đã quá muộn.
Ngày 20/4, Cơ quan điều tra Công an huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương cho biết đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Trắng, (SN 1976, ngụ xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên), để điều tra, truy tố trước pháp luật về hành vi “giết người”.
Con dao vẫn còn đẫm máu.
Trước đó, tại xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tên Nguyễn Văn Trắng đã dùng dao nhọn Thái lan đâm ông Quách Văn Danh, (sinh 1959, trú xã Tân Mỹ, Tân Mỹ, Tân Uyên, Bình Dương) gây thương tích nặng, dẫn đến tử vong. Sau khi gây án, Trắng bỏ trốn khỏi hiện trường.
Nhận được tin báo, Công an huyện Tân Uyên đã có mặt để điều tra nguyên nhân và truy bắt hung thủ. Tại hiện trường, cơ quan chức năng thu giữ một con dao Thái lan còn dính máu. Qua truy xét và nguồn tin quần chúng cung cấp đã bắt được tên Trắng khi y đang định tẩu thoát.
Tại cơ quan điều tra Trắng khai nhận, do trong sinh hoạt hắn và ông Danh thường xuyên xảy ra mâu thuẫn nên trong lúc nóng giận, không tự chủ được đã dùng dao đâm một nhát làm nạn nhân tử thương.
Cơ quan chức năng đang hoàn tất hồ sơ xử lý tên Trắng trước pháp luật.
Video đang HOT
Theo VNMedia
Sản xuất bằng giả, lĩnh án tù thật!
Băng nhóm này đã sản xuất gần 1.000 bằng lái xe giả và thu lợi hàng trăm triệu đồng. Và mới đây, những hành vi phạm tội của chúng đã nhận tổng cộng 258 tháng tù giam và 24 tháng tù giam. Sau khi ra trại, mỗi đối tượng này phải chịu thử thách trong thời gian là 24 tháng.
Án phạt được định sẵn
Ngày 28/3, TAND huyện Tân Uyên đã đưa vụ án Nông Văn Tập (SN 1964, ngụ tỉnh Tuyên Quang) cùng đồng bọn ra xét xử về tội làm giả giấy tờ, tài liệu của các cơ quan tổ chức Nhà nước.
Những đối tượng trong băng nhóm của Nông Văn Tập cũng được đưa ra tòa gồm: Triệu Văn Định (SN 1986) Hoàng Văn Nội (SN 1976) Tống Văn Duy (SN 1979) Bùi Chung Thanh (SN 1979) Lưu Đức Cao (SN 1970, tất cả cùng quê Tuyên Quang) và Lê Thành Trung (SN 1985 quê Gia Lai). Còn Lê Quý Trường hiện đã bỏ trốn đang bị Cơ quan CSĐT ra quyết định truy nã.
Các đối tượng trong băng sản xuất gần 1.000 GPLX và hồ sơ lái xe giả tại phiên toà.
Tại phiên tòa, với bản chất ngoan cố nên Nông Văn Tập hay có những hành vi quanh co chối tội, không thừa nhận tội và cố tình quên số tiền bất chính từ việc làm Giấy phép lái xe (GPLX) giả của mình. Có lẽ con số lên đến gần 1.000 GPLX là quá nhiều khiến Tập không thể nào nhớ nổi. Chỉ có sổ sách mà các đối tượng này mới nhớ nổi và lưu giữ lại. Bên cạnh đó, những lời khai của Tập tại cơ quan điều tra đã được cán bộ đại diện Viện kiểm sát giám sát trong suốt quá trình lấy lời khai được công bố tại tòa thì Tập mới cúi đầu nhận tội.
Riêng bị cáo Lưu Đức Cao trước đây cũng đã bị bắt về hành vi làm giả giấy tờ của Cơ quan Nhà nước nhưng may mắn thoát án tù giam và chỉ bị tuyên phạt án tù treo. Thế nhưng, Cao không chịu ăn năn, hối cải mà tiếp tục lao vào con đường phạm tội để rồi một lần nữa hứa hẹn với Tòa để xin được hưởng án treo, trở về với gia đình.
Tại phiên tòa, các đối tượng khai nhận: Do thấy được nhu cầu của một bộ phận công nhân cần GPLX và các loại giấy tờ khác để tiện xin việc làm nên Tập và Định bàn bạc làm giấy tờ giả cung cấp cho công nhân. Sau đó, hai đối tượng này đã gặp các đối tượng Hoàng Văn Nội, Tống Văn Duy, Bùi Chung Thanh, Lưu Đức Cao là người cùng quê và rủ thêm Lê Thành Trung, Lê Quý Trường tham gia vào đường dây chuyên làm giấy tờ giả này.
Hám lợi và bị bắt
Theo Kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT: "Trong một dịp tình cờ, một người quen tặng cho Tập một USB, bên trong có chứa dữ liệu làm giả GPLX và các loại giấy tờ khác. Thấy đây là cơ hội kiếm tiền trời cho mà không mất nhiều công sức nên Tập mày mò làm thử. Quyết định đầu tư vào việc làm không mất nhiều công sức và mồ hôi, Tập vay tiền mua máy vi tính, máy in, máy scan và nhiều dụng cụ khác để làm giấy tờ giả. Con đường phạm tội của Tập được bắt đầu vào tháng 11/2009. Thấy Tập làm giấy tờ giả, một số đối tượng hám lợi cũng hùa theo và đứng ra nhận đi thu thập thông tin, giấy CMND của người có nhu cầu giao lại cho Tập để hưởng tiền chênh lệnh. Những đối tượng này được Cơ quan CSĐT xác định là Lê Quý Trường, Tống Thanh Duy và Lưu Đức Cao. Riêng đối tượng Triệu Văn Định là quen biết với con gái của Tập nên Tập quyết định lôi kéo Định tham gia để có thêm người quản lý (vì Định là người nhà)".
Tuy nhiên, tại thời điểm được Tập lôi kéo thì Định cũng đang là trợ thủ đắc lực cho anh rể mình Hoàng Văn Nội, một tay làm giấy tờ nổi tiếng khác. Cuối cùng, Định cũng phải đồng ý, vì không muốn làm mất lòng người cha của bạn gái đã quen biết. Thế nên, Định đã chuyển đến thuê phòng trọ gần phòng trọ của Tập để ở và tiện bề hoạt động. Từ đây, quy trình làm việc được phân chia, hoạch định rõ ràng. Tập nhận giấy CMND, ảnh của các tay cò mang về, sau đó dùng các phần mềm trong máy tính làm GPLX giả. Phần tiếp theo là Định mang về phòng trọ cắt gọt, dán ảnh, đóng dấu giáp lai, ép nhựa và dán tem. Khi sản phẩm hoàn thành, Định giao lại cho Tập để giao cho khách. Vì là người trực tiếp sản xuất ra hàng giả nên Nông Văn Tập bán GPLX giả cho các cò, đầu mối với giá rất bèo, chỉ 100 ngàn đồng /giấy. Khám xét phòng trọ của Tập, Cơ quan điều tra phát hện các sổ sách trong phòng ghi lại số lượng GPLX giả mà Tập làm ra lên đến gấn 1.000 bộ, thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng.
Theo Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Uyên: "Sau một thời gian dài theo dõi, tối 15/1/2010 lực lượng công an huyện Tân Uyên đồng loạt ập vào phòng trọ của Nông Văn Tập và Triệu Văn Định bắt quả tang hai đối tượng này đang làm giả GPLX. Từ đây, đường dây làm giả GPLX lớn hoạt động trên địa bàn huyện Tân Uyên suốt thời gian dài đã bị bóc gỡ.
Ngay sau đó, một tổ trinh sát khác cũng tiến hành ập vào phòng trọ của Hoàng Văn Nội tại thị trấn Thái Hòa (Tân Uyên), một mắt xích quan trọng trong đường dây này. Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện nhiều chứng minh nhân dân (CMND) của khách hàng đặt Nội làm GPLX. Ngoài ra, còn có các loại GPLX hạng A1 B1, B2, đơn xin học lý thuyết, giấy chứng nhận sức khỏe, bài thi lý thuyết, biên bản tổng hợp kết quả xét hạch!. Tất cả đều được ký tên đóng dấu này là các bác sĩ, cán bộ của Bệnh viện đa khoa thành phố Biên Hòa, Sở giao thông vận tải TP.HCM. Tổng hợp tên, địa chỉ các khách hàng do Nội lưu trong những cuốn sổ thu được thì số tiền thu lợi bất chính từ việc làm giả giấy tờ khoảng gần 40 triệu đồng. Còn các giấy tờ thu được, các cơ quan chức năng đưa đi giám định, kết quả tất cả đều được làm giả nhờ công nghệ in phun màu điện tử và in lưới.
Cái giá phải trả
Ngay trong đêm 15/1, lần lượt các đối tượng Bùi Thanh Chung, Lê Thành Trung, Tống Văn Duy và Lưu Đức Cao cũng bị bắt giữ. Đây là các đối tượng đóng vai trò trung gian, hằng ngày lân la ở trước các cổng công ty dò hỏi về nhu cầu làm GPLX giả của các công nhân, sau đó nhận CMND, ảnh về giao lại cho Tập hoặc Nội làm để hưởng tiền chênh lệnh. Điển hình là Lê Thành Trung. Biết Lê Quý Trường làm cò GPLX giả, Trung trực tiếp đứng đi nhận CMND, ảnh của khách hàng cần làm giả kèm theo lời hứa có hồ sơ gốc với giá từ 300 đến 350 ngàn đồng. Trong khi đó, mỗi bộ hồ sơ và GPLX Trung chỉ nhận với giá gốc 150 đến 200 ngàn đồng.
Các đối tượng cũng khai nhận thêm về quá trình làm giả giấy tờ: "Sau khi nhận của Trung, Trường tiếp tục giao lại cho Bùi Thanh Chung. Chung chuyển đến cho Tống Văn Duy và Duy nhận thêm hồ sơ từ Nội để giao cho Tập làm. Duy cũng khai nhận đã làm cho Nội 150 bộ hồ sơ GPLX giả, Bùi Thanh Chung 100 bộ.
Tại Cơ quan điều tra, Nội khai nhận: "Đầu tháng 11/2009, có quen biết một người chuyên nhận làm giả GPLX và giả hồ sơ gốc. Nội nhận CMND và ảnh của khách sau đó giao lại cho người này làm và hưởng tiền chênh lệch. Thấy có uy tín nên một số đối tượng khác gom giấy tờ của khách hàng giao lại cho Nội làm để hưởng tiền cò. Còn đầu mối sản xuất thì làm sẵn các mẫu của hồ sơ thi GPLX có dấu mộc đỏ hẳn hoi để bán cho Nội với giá 30 ngàn đồng /1bộ. Sau khi điền các thông tin của khách hàng Nội bán lại với giá 35 ngàn đồng. Thấy làm ăn được, Nội về quê rủ em vợ là Triệu Văn Định vào phụ việc. Nội nhận giấy tờ, Định điền thông tin vào hồ sơ cho hoàn chỉnh.
Nội khai tiếp: "Đầu tháng 12/2009, Nội về quê, Định ở lại trực tiếp làm một mình thu lời bất chính khoảng 11 triệu đồng. Sau khi ở quê vào, lúc này Định đã đi làm cho Nông Văn Tập nên Nội muốn mở rộng địa bàn, làm luôn GPLX giả. Nội quen biết với Tống Văn Duy và giao bớt hồ sơ cho Duy làm vì một mình làm không xuể. Vì không còn người phụ việc nên Nội phải giao cho Duy làm nhiều hơn.
Một mắt xích không kém phần quan trọng của đường dây này phải kể đến Lưu Đức Cao. Đối tượng này vừa thoát án tù về tội làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 1/2/2007, Cao đã được hưởng án treo. Tuy nhiên, ngựa quen đường cũ, bản chất lười lao động nên Cao vẫn lao vào làm việc phi pháp.
"Cuối năm 2009, biết Tập làm GPLX giả, Cao đứng ra thu nhận CMND và ảnh của những người có nhu cầu rồi mang đến giao cho Tập làm. Với giá 170 ngàn đồng /1bộ hồ sơ, Cao được lợi 50 ngàn đồng /1bộ sau khi trừ đi tiền vốn. Cao khai với trước tòa.
Từ các hành vi phạm tội trên, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nông Văn Tập 45 tháng tù giam, cộng với bản án 24 tháng tù trước đó về hành vi tàng trữ trái pháp ma túy (tổng cộng hình phạt Tập phải chấp hành là 69 tháng tù giam). Lưu Đức Cao nhận 24 tháng tù giam cộng với 27 tháng tù treo của bản án trước đó (tổng cộng Cao phải nhận hình phạt là 51 tháng tù giam). Triệu Văn Định, Tống Văn Duy mỗi bị cáo bị tuyên phạt 36 tháng tù giam. Hoàng Văn Hội (39 tháng tù giam) Bùi Chung Thanh 27 tháng tù giam Lê Thành Trung bị tuyên phạt 24 tháng tù như cho hưởng án treo. Tổng cộng tất cả các đối tượng trong đường dây này phải nhận mức án là 258 tháng tù. Sau khi ra trại, mỗi đối tượng sẽ phải chịu thời gian thử thách là 48 tháng.
Theo Người Đưa Tin