Hai tướng Trung Quốc cùng nghỉ hưu
Hai tướng trong quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nghỉ hưu theo quy định, một động thái cho thấy quyền kiểm soát và quyết tâm của Chủ tịch Tập Cận Bình trong chiến dịch ngăn chặn tham nhũng.
South China Morning Post cho hay, ông Zhang Haiyang nghỉ hưu khi đang là chính ủy của Quân đoàn Pháo binh số II (SAC) của PLA. Liu Xiaojiang rời cương vị chính ủy Hải quân.
Ông Zhang Haiyan, con trai cựu phó chủ tịch quân ủy trung ương Zhang Zhen. Ảnh: SCMP
Ông Zhang là con trai của cựu phó chủ tịch quân ủy trung ương Zhang Zhen. Liu là con trai của tướng Liu Haibin và là con rể của Hu Yaobang (Hồ Diệu Bang), người từng nắm giữ cương vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo chuyên gia phân tích Li Jie, cả hai vị tướng đều bước sang tuổi 65, độ tuổi tối đa trong quân đội. “Quyết định này cho thấy các tướng của Trung Quốc đều phải tuân theo quy định về độ tuổi nghỉ hưu, dù họ có xuất thân như thế nào. Không ai được miễn trừ”, Li nói.
“Đây là một trong những động thái nhằm thực hiện cải cách sâu rộng hơn trong quân đội, ngăn chặn tham nhũng và xây dựng PLA thành lực lượng quân đội hiện đại”, Li nói thêm, nhận định động thái này có liên quan đến chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động.
Trong khi đó Li Lexiong, một nhà bình luận quân sự tại Thượng Hải, cho rằng quy định buộc nghỉ hưu, áp dụng đối với những người thuộc tầng lớp con cháu của các quan chức cấp cao nổi bật và có ảnh hưởng ở Trung Quốc, cho thấy Chủ tịch Tập đã nắm quyền kiểm soát hoàn toàn các quyết định về nhân sự của PLA.
Video đang HOT
Từ khi nắm quyền điều hành đất nước, Chủ tịch Tập luôn đề cao công cuộc chống tham nhũng và cải thiện hệ thống pháp luật của đất nước nhằm củng cố niềm tin của nhân dân vào đảng.
Ông Liu Xiaojiang (đứng) nghỉ hưu khi đang nắm giữ cương vị chính ủy Hải quân. Ảnh: Xinhua
Thùy Linh
Theo VNE
Cận cảnh quá trình "khai tử" các tàu ngầm hạt nhân Nga
Hải quân Nga sở hữu một lượng lớn tàu ngầm hạt nhân và đang trong quá trình thay thế chúng bằng những tàu hiện đại, đắt giá hơn. Nhưng để phá hủy những chiếc tàu ngầm cũ này cũng là cả một công việc đầy tốn kém.
Nằm trong khuôn khổ kế hoạch hiện đại hóa quân đội trị giá 21 nghìn tỷ rúp (545 tỷ USD) của Tổng thống Nga Putin, hải quân nước này đang được tiếp nhận những tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới lớp Borei. Cùng với quá trình này, các tàu ngầm hạt nhân thế hệ cũ sẽ phải "nghỉ hưu" và tháo dỡ.
Việc xử lý những chiếc tàu lớn, mang trên mình những lò phản ứng hạt nhân này cũng là cả một quá trình công phu và tốn kém.
Một chiếc tàu ngầm hạt nhân cũ của Nga trên đường đi phá hủy tại Vladivostok
Với chiều dài 107m, mỗi chiếc tàu ngầm hạt nhân dài hơn cả một sân bóng đá
Thông thường, các tàu ngầm sẽ được đưa tới xưởng Zvezda, tại Vladivostok
Tại đây chiếc tàu sẽ bị tháo dỡ từng phần
Công việc tháo dỡ những chiếc tàu cũ kỹ mang tải trọng lớn và nhiên liệu hạt nhân là không hề đơn giản
Theo một số ước tính, Nga sẽ phải chi khoảng 2 tỷ USD để tháo dỡ toàn bộ các tàu ngầm hạt nhân đến tuổi "nghỉ hưu"
Góc chụp này cho thấy không gian sống chật chội ra sao trên những chiếc tàu ngầm kiểu cũ
Thanh Tùng
Tổng hợp
Cố vấn quân sự Mỹ được gửi tới Iraq là ai? CNN dẫn lời tướng hải quân Mỹ nghỉ hưu Adam Banotai cho biết, các cố vấn quân sự này thực chất là những chiến binh ưu tú nhất của quân đội Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 19.6 tuyên bố gửi 300 cố vấn quân sự tới Iraq để hỗ trợ chính phủ nước này đối phó với các chiến binh nổi...