Hải Thành – tòa thành cổ bị “lãng quên” tại Nội Mông, Trung Quốc
Di tích Hải Thành (Heicheng hay Heicheng Historic Site) thuộc trấn Ejin, thị trấn Dalai Hubu, Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Đó là một pháo đài cổ được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1032 và sau đó trở thành trung tâm của Đế chế Tangut (1038 – 1227).
Ejina hiện tại được đặt theo tên của Thành phố Eji Nai (“Thành phố nước đen”) theo ngôn ngữ Tangut. Hải Thành có nhiều tên: Di tích thành phố Heishui, Di tích thành phố đen, Di tích thành phố nước đen, trước đây còn gọi là Khar Khot (Mông Cổ) hay Thành phố Eji Nai (ngôn ngữ Tangut).
Nằm cách thị trấn Dalai Hubu khoảng 25 km về phía Đông Nam; cách cao tốc G7 khoảng 30 km và cách Trung tâm vũ trụ Tửu Tuyền khoảng 300 km về hướng Bắc nên việc di chuyển đến Hải Thành không quá khó khăn, nhưng nơi đây ít được biết tới.
Hải Thành từng là một pháo đài quan trọng ở phía Tây Bắc của Đế chế Tangut cũ. Bây giờ nó nằm trên bờ sa mạc khô cằn của hạ lưu sông Heishui, là pháo đài tồn tại lớn nhất dọc theo con đường tơ lụa cổ đại. Hải Thành lần đầu tiên bị Thành Cát Tư Hãn tấn công và chiếm được vào năm 1226. Thị trấn cổ tiếp tục phát triển dưới thời Đế quốc Mông Cổ. Vào thời nhà Nguyên (1271 – 1368), thành phố được mở rộng. Nơi đây cũng từng là nơi nghỉ chân của các nhà buôn, nơi các thương gia giàu có lưu trú với của cải được cất giấu, nơi các cửa hiệu sầm uất một thời nhưng nay đã hầu như… biến mất, không còn một chút dấu vết nào.
Pháo đài cũ có hình chữ nhật với hai cổng ở phía Tây và phía Đông. Tường ngoài có chu vi 1.600 m, từ Đông sang Tây 434 m, từ Bắc xuống Nam 384 m và cao 10 m. Ở phía Tây Bắc của bức tường, có một vài ngôi chùa Phật giáo. Bên trong bức tường, du khách vẫn có thể nhìn được tàn tích của những ngôi nhà, đường phố,…
Năm 1372, vị tướng cuối cùng của triều đại Yuan tên là Khara Bator của nhà Minh được giao nhiệm vụ bảo vệ Hải Thành nhưng thất thủ (1368 – 1644). Sau đó, thành phố dần bị bỏ hoang.
Hiện nay, Hải Thành là một Di tích lịch sử và văn hóa lớn được bảo vệ ở cấp quốc gia, một địa điểm du lịch ở Ejina Qi. Nó là di tích khảo cổ tương đối nguyên vẹn từ thế kỷ 11 bất chấp sự tàn phá của thời gian. Cụ thể, các bức tường thành cổ cao 10 m và một ngôi chùa có từ thời Tây Hạ (1038 – 1227) vẫn còn tồn tại tới ngày nay.
Tuy vậy, di tích Hải Thành đang bị thời gian và thiên nhiên tàn phá, đặc biệt là sau các trận bão cát sa mạc. Cho dù việc di chuyển không quá khó khăn, nhưng nơi đây ít được khách du lịch ghé tới nhiều như Đôn Hoàng hay con đường trà ngựa.
Chinh phục 'sống lưng khủng long' đẹp quên lối về ở Bình Liêu
Được mệnh danh là Sapa thu nhỏ của tỉnh Quảng Ninh, Bình Liêu mang trong mình nét hoang sơ, kỳ vĩ đầy cuốn hút đối với du khách
Video đang HOT
Nằm cách TP Hạ Long hơn 100 km về phía Đông Bắc, giáp với biên giới Trung Quốc, Bình Liêu được ví như "Sapa thu nhỏ" của Quảng Ninh nhờ phong cảnh thiên nhiên vừa hoang sơ, hùng vĩ lại vừa thơ mộng.
Vẻ đẹp Bình Liêu
Vẻ đẹp của miền biên viễn Bình Liêu đã khiến nơi đây nhiều năm nay trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều người yêu thích xê dịch và khám phá.
Cựu người mẫu Hạ Vy chinh phục "sống lưng khủng long" Bình Liêu
Có chung đường biên giới với Trung Quốc, Bình Liêu có khá nhiều cột mốc, trong số đó nổi tiếng nhất là 4 cột mốc: 1300, 1302, 1305 và 1327.
Vẻ đẹp hấp dẫn du khách của Bình Liêu
Những cột mốc này nằm rải rác trên cung đường tuần tra biên giới và là điểm đến yêu thích của các "phượt thủ" khi đến Bình Liêu.
"Sống lưng khủng long" Bình Liêu trở thành điểm "check-in" lý tưởng của nhiều du khách khi đến với miền biên viễn Bình Liêu tuyệt đẹp.
Trong số các cột mốc này, hành trình chinh phục cột mốc 1305 là hấp dẫn bởi du khách phải băng qua cung đường mòn giữa các đỉnh núi thường được gọi là "sống lưng khủng long".
Các phượt thủ thích thú khi chinh phục "Sống lưng khủng long" Bình Liêu
Khác với những cung đường phượt Tây Bắc, đường lên Bình Liêu không quá khó đi. Dù vậy, "sống lưng khủng long" vẫn được coi là điểm đến không phải ai cũng dễ dàng chinh phục.
Trước đây, con đường mòn trên đỉnh núi hoang sơ này bằng đất, nhỏ hẹp, khúc khuỷu, khá nguy hiểm. Hiện con đường đã được xây dựng lại để thuận tiện hơn cho việc di chuyển, với khoảng 2.000 bậc thang cho đoạn đường 2 km. Chinh phục thành công cung đường "sống lưng khủng long", du khách sẽ đến Cột mốc 1305, cột mốc cao nhất ở tỉnh Quảng Ninh.
Đứng từ đây dễ dàng "thu nhỏ" Bình Liêu vào trong tầm mắt, cảm nhận được những nét tuyệt sắc, những thửa ruộng bậc thang đẹp tựa tiên cảnh, những cung đường uốn lượn trắc trở, lúc ẩn lúc hiện, chạy thẳng vào mây, những sóng núi lô xô, xanh thẳm đến chân trời.
Các phượt thủ thích thú khi chinh phục "Sống lưng khủng long" Bình Liêu
Đến Bình Liêu mùa nào trong năm cũng đẹp và ấn tượng. Nếu như mùa xuân, du khách sẽ được đắm chìm trong các cung đường xanh mướt của cỏ cây.
Mùa hè là những thửa ruộng bậc thang vàng ngọt như những tấm thảm thì mùa thu đông là sắc trắng bạt ngàn của cánh đồng cỏ lau, đẹp mộng mị như ở xứ thần tiên
Vẻ đẹp hùng vĩ nhưng thơ mộng của Bình Liêu
Để phát triển du lịch Bình Liêu cũng như quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện, từng bước khẳng định dấu ấn đặc sắc của du lịch Bình Liêu trên bản đồ du lịch, Tuần Văn hóa - Du lịch Bình Liêu, Hội mùa vàng, Hội hoa sở năm 2021 diễn ra từ nay đến hết tháng 12-2021 trên địa bàn các xã, thị trấn Bình Liêu (huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Tuần Văn hóa - Du lịch Bình Liêu sẽ kéo dài đến hết tháng 12-2021
Vào tháng 12, hoa sở nở trắng đồi, men theo các con đường vào khắp thôn bản và trở thành nét đặc trưng khó thể trộn lẫn của Bình Liêu. Không còn là loài cây dại mọc khắp núi đồi, sở được trồng trong bản làng, cho hạt ép lấy dầu và đem lại nguồn thu nhập cho người dân.
Hội hoa sở Bình Liêu 2021 được tổ chức ngày 11-12 tại rừng sở, thôn Đồng Long, xã Đồng Tâm, Bình Liêu.
Du khách tạo dáng tại rừng hoa Sở, Bình Liêu
Hội hoa sở Bình Liêu được kỳ vọng sẽ thu hút được đông đảo du khách...
Từ năm 2015, hội hoa sở được tổ chức và trở thành một trong những sự kiện du lịch thường niên hấp dẫn của Bình Liêu, Quảng Ninh
Những bậc thang tuyệt đẹp nhưng ít du khách dám đi Những bậc thang cheo leo trên vách núi hay lối đi nhỏ hẹp dẫn xuống hang động âm u thường khiến mọi người chùn bước. Dưới đây là những bậc thang đáng sợ nhất thế giới luôn thử thách lòng can đảm của du khách. Bậc thang Haiku, Oahu, Hawaii (Mỹ) Những bậc thang này đáng sợ đến mức chúng đã bị cấm...