Hải quân Trung Quốc có tham vọng đóng 10 tàu sân bay
Theo tạp chí Kanwa Defense Review, để xây dựng hải quân đại dương, Trung Quốc có kế hoạch đóng tổng cộng 10 tàu sân bay nội địa.
Tàu sân bay Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc.
Theo Kanwa Defense Review, sau khi thăm tàu sân bay Liêu Ninh, Đô đốc Jonathan Greenert – chỉ huy tác chiến của Hải quân Mỹ – cho rằng Trung Quốc đã có kế hoạch chi tiết hoàn chỉnh về tàu sân bay nội địa đầu tiên. Đô đốc Greenert cho biết Trung Quốc đang đẩy mạnh việc đóng tàu sân bay thứ hai và thậm chí còn dự đoán rằng tàu sân bay nội địa này sẽ đưa vào phục vụ trong tương lai gần.
Richard Fisher, một chuyên gia quân sự của Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế (International Assessment and Strategy Center – IASC), cho biết Trung Quốc có thể có từ 4 đến 5 tàu sân bay đi vào hoạt động vào năm 2030 và con số cuối cùng có thể tăng lên 10 chiếc trong vài thập kỷ tới.
Đô đốc Greenert cho biết khoảng cách giữa tàu sân bay Mỹ và tàu sân bay Trung Quốc còn rất lớn. Trong khi một tàu sân bay Mỹ có khả năng cho cất cánh và hạ cánh lần lượt 100 máy bay, tàu sân bay Trung Quốc chỉ có thể cất cánh, hạ cánh 10 máy bay.
Trước khi Hải quân Trung Quốc có thể đưa tàu sân bay nội địa vào phục vụ, vẫn còn rất nhiều công việc cần phải hoàn thành. Tuy nhiên, Đô đốc Greenert cũng nói thêm rằng Trung Quốc đã tiến bộ vượt bậc trong một thời gian rất ngắn.
Một trong những mô hình tàu sân bay nội địa của Trung Quốc.
Kanwa Defense Review cho biết Trung Quốc đã mua lại bản thiết kế cho một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân có từ thời Liên Xô, cũng từ Ukraina.
Dẫn lời tờ Straits Times của Singapore, bài viết đăng trên Kanwa Defense Review nói rằng tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc sẽ có thể chứa 50 chiến đấu cơ J-15B và một số máy bay khác như trực thăng cảnh báo sớm K-8 hoặc Z-8. Trong tương lai, có đến 25-27 máy bay chiến đấu tàng hình như J-20 hoặc J-31 có thể phục vụ trên chiếc tàu sân bay Trung Quốc để thay thế cho J-15, máy bay chiến đấu hiện có trên tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc.
Theo Kanwa Defense Review, Trung Quốc có tham vọng rất lớn trong việc xây dựng một lực lượng hải quân mạnh hơn so với Lực lượng Phòng vệ biển của Nhật Bản.
MINH ĐỨC
Theo Vietbao
Nội chiến Ukraine có ảnh hưởng đến hợp tác quân sự Trung Quốc Nga?
Trung Quốc có khả năng phải chấm dứt hợp tác kỹ thuật quân sự với Ukraine vì tình hình nội chiến Ukraine và quan hệ Nga-Ukraine đã và đang thay đổi.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc.
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 31 tháng 7 có bài viết cho rằng, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã hạ lệnh cấm tiến hành bất cứ hợp tác kỹ thuật quân sự nào với Nga, điều này tác động tương đối nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nga.
Bởi vì, 60% hệ thống cung cấp dầu tự động hóa và áp suất thủy lực của các dòng máy bay chiến đấu như Su-30, Su-34, Su-35 (những máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Nga) do Ukraine cung cấp. Trong khi đó, khoảng 45% máy bay trực thăng, động cơ tàu chiến, động cơ xe chiến đấu của Nga đến từ Ukraine.
Nga nhập khẩu linh kiện công nghiệp quân sự của Ukraine chiếm khoảng 14% sản phẩm hoàn chỉnh, nhưng có vài loại sản phẩm đồng bộ như các hệ thống hộp số dòng Sukhoi, máy bơm động cơ, tích hợp nhiên liệu điều khiển tự động hóa có khoảng 60% đến từ Ukraine, nhà sản xuất động cơ MotorSich ở Zaporizhzhya, Ukraine hầu như đã độc quyền cung ứng chế tạo động cơ của hãng Russian Helicopters, điều này cũng trực tiếp ảnh hưởng đến xuất khẩu các loại máy bay trực thăng cho các nước như Trung Quốc, Việt Nam và ký kết hợp đồng cung ứng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 với Trung Quốc.
Sự thay đổi của tình hình Ukraine và quan hệ Nga-Ukraine sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hợp tác kỹ thuật quân sự Trung Quốc-Ukraine.
Video đang HOT
Từ tàu sân bay Varyag, tàu đệm khí lớp Zubr đến động cơ tuabin khí công suất lớn, động cơ xe tăng, radar, động cơ hàng không. Như vậy, đứng trước tình hình bất ổn của Ukraine, hợp tác kỹ thuật quân sự Trung Quốc-Ukraine sẽ kết thúc?
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc
Công nghiệp quân sự toàn diện và phức tạp
Nước Ukraine lúc ban đầu độc lập có thể nói là ra đời với "chìa khóa vàng". Về diện tích, Ukraine là quốc gia lớn thứ hai có diện tích chỉ sau Nga ở châu Âu, đồng thời có dân số lớn trên 45 triệu. Họ không chỉ có đất đai màu mỡ rộng lớn chiếm 40% tổng diện tích "dải đất đen" toàn thế giới, mà còn tàng trữ hơn 70 loại tài nguyên khoáng sản.
Ngoài tài nguyên thiên nhiên được ưu ái, Ukraine còn có thực lực công nghiệp có thể so sánh với các nước phát triển. Ukraine là một trong những cơ sở công nghiệp chính của Liên Xô, vinh quang nhất của công nghiệp Ukraine là các doanh nghiệp công nghiệp quân sự. Công nghiệp quân sự kế thừa từ Liên Xô trong giai đoạn đầu độc lập của Ukraine đã không thể dùng từ "mạnh" để hình dung, mà là "cực mạnh".
Họ có tới 3.594 doanh nghiệp công nghiệp quân sự, 3 triệu công nhân viên chức, trong đó có 700 doanh nghiệp, hơn 1,4 triệu công nhân viên chức trực tiếp tiến hành sản xuất vũ khí, sản phẩm gồm có các loại trang bị lục, hải, không quân như tên lửa, máy bay vận tải cỡ lớn, tàu chiến, xe bọc thép, hơn nữa tính năng của phần lớn sản phẩm còn đứng ở trình độ hàng đầu, thậm chí cao nhất thế giới.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine đã kế thừa 3.594 doanh nghiệp công nghiệp quân sự, hơn 3 triệu công nhân viên chức, trong đó có hơn 700 doanh nghiệp, hơn 1,4 triệu công nhân viên chức trực tiếp tiến hành sản xuất vũ khí, liên quan đến các phương diện như trên biển, trên mặt đất, trên không, vũ trụ, điện tử, từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ cao.
Máy bay huấn luyện L-15 Trung Quốc
Sau khi độc lập, Ukraine sở hữu sản phẩm công nghiệp quân sự không thấp hơn Nga, nhưng thành tích tiêu thụ thực tế lại tương đối thấp. Điều này một mặt là do Nga ra sức chèn ép, dù sao cùng thuộc thành viên của Liên Xô cũ, hầu hết vũ khí đều được hợp tác sản xuất dưới thể chế Liên Xô.
Nga cũng vì lợi ích của mình, ra sức chèn ép công nghiệp quân sự Ukraine, mặt khác là do sự hạn chế của chính sách và tư duy của bản thân Ukraine.
Sau khi độc lập, do Ukraine có bằng chứng không chắc chắn, các tập đoàn công nghiệp quân sự lớn "chia của" không đều, gây thiệt hại cho nhau, dẫn đến cạnh tranh tiêu cực giữa các doanh nghiệp. Điều này đã tiếp tục làm suy yếu thực lực tổng thể của hệ thống công nghiệp quân sự Ukraine.
Cho nên, trong tình hình này, công nghiệp quân sự Ukraine buộc phải từ bỏ mô hình thương mại xuất khẩu thành phẩm đơn thuần, bắt đầu tiến hành hợp tác về công nghệ, Trung Quốc đã được lợi trong tình hình này.
Ukraine cung cấp "trái tim"
Hợp tác công nghiệp quân sự Trung Quốc-Ukraine ngoài chương trình lớn có ý nghĩa mang tính tiêu chí - chuyển nhượng tàu sân bay Varyag, còn có biểu hiện rất nổi bật trên nhiều phương diện như hệ thống động lực của tàu chiến, xe tăng, máy bay, nhất là các loại động cơ.
Tàu khu trục tên lửa Côn Minh Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Hiện nay, rất nhiều tàu chiến mặt nước, trong đó có tàu sân bay Varyag, tàu Aegis Trung Hoa sử dụng tuabin khí DN/DA-80, trong khi đó, DN/DA-80 sau khi được cải tiến đã có độ tin cậy, khả năng bảo trì, chu kỳ đại tu, tuổi thọ sử dụng đều vượt trang bị nguyên mẫu của Ukraine. Tuabin khí là "trái tim" của tàu chiến cỡ lớn hiện đại.
Tờ "Kanwa Defense Review" cho rằng, vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã nhập khẩu tuabin khí UGT-25000 từ tổ hợp thiết kế, nghiên cứu khoa học, sản xuất máy móc Zorya-Mashproekt Ukraine, tuy nhiên, khi đó không chuyển nhượng công nghệ. Sau khi bước vào thế kỷ 21, do kinh tế quẫn bách, Ukraine cuối cùng đồng ý chuyển nhượng toàn bộ công nghệ.
Tổ hợp thiết kế, nghiên cứu khoa học, sản xuất máy móc Zorya-Mashproekt nằm ở thành phố Nikolayev là nhà chế tạo tuabin khí tốt nhất của Ukraine. Nguyên mẫu của tuabin khí sử dụng trên tàu khu trục tên lửa mới Type 052D Trung Quốc chính là tuabin khí UGT-25000 của nhà máy này.
Cùng với việc Trung Quốc chế tạo lượng lớn tàu khu trục tên lửa Type 052D, thậm chí Type 055, nhu cầu đối với tuabin khí sẽ tăng lên. Tuy trong nước đã cơ bản thực hiện được nội địa hóa UGT-25000, nhưng khi đặt hàng lượng lớn, mua sắm quy mô nhỏ thiết bị, linh kiện của Ukraine cũng sẽ trở thành một vụ làm ăn quan trọng của họ.
Trung Quốc phát triển tàu khu trục tên lửa thế hệ mới Type 055
Tàu đệm khí Zubr
Một loại trang bị gây quan tâm nhất gần đây là 2 tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr Type 1232.2 đặt mua của nhà máy đóng tàu Morye của Crimea, là tàu đệm khí lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc sở hữu Zubr đã gây chú ý cho thế giới.
Loại tàu này có lượng giãn nước là 535 tấn, tốc độ tối đa là 60 hải lý/giờ, nhiều nhất có thể mang theo 3 xe tăng chiến đấu lớp 40 tấn.
Tuy hiệu suất vận chuyển không bằng LCAC do Mỹ chế tạo và tàu đổ bộ đệm khí mới do Trung Quốc tự chế tạo, nhưng do đã sử dụng khoang hàng đóng kín hoàn toàn, tính thích ứng rất tốt, thích hợp với vận chuyển tốc độ nhanh từ bờ đến bờ, có khả năng tự vệ nhất định, chuyên gia các nước phổ biến cho rằng nó có ý nghĩa rất lớn đối với tác chiến đổ bộ tương lai của Hải quân Trung Quốc.
Năm 2006, Trung Quốc và Cục thiết kế Almaz Nga đàm phán, yêu cầu mua tàu đệm khí lớp Zubr với số lượng nhất định, đồng thời chuyển nhượng công nghệ, nhưng, phía Nga rao giá quá cao và việc chuyển nhượng công nghệ không thuận lợi, cho nên phía Ukraine đã trở thành lựa chọn thứ hai. Phía Ukraine nhanh chóng chấp nhận yêu cầu của phía Trung Quốc, quyết định chế tạo 2 tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr ở trong nước để bán cho Trung Quốc.
Nhưng, giao dịch này đã nhanh chóng bị Nga phản đối, bởi vì 50% bộ kiện của tàu đổ bộ lớp Zubr do Nga hoàn thành. Lần này, thai đô của Nga rất kiên quyết từ chối cung cấp các bộ kiện quan trọng như tuabin khí.
Trong khi đó, phía Ukraine cho rằng, khoản mua bán vũ khí này có lợi cho công nghiệp quân sự Ukraine, cho nên cũng không nhượng bộ. Cuối cùng, Trung Quốc thông qua phối hợp với phía Nga, các bên nhượng bộ lẫn nhau, phía Nga cung cấp 50% hỗ trợ công nghệ.
Tàu đổ bộ đệm khí hạng nặng Zubr do Ukraine chế tạo
Nhưng, tháng 3 năm 2014, thành phố Simferopol - nơi có nhà máy đóng tàu Morye - đã gia nhâp Liên bang Nga với tính chất là một phần của nước Cộng hòa Crimea.
Do trước đây Nga luôn có thái độ phản đối với chương trình này, trong tương lai, độ khó và giá phải trả cho việc giành được công nghệ có liên quan của Trung Quốc có thể sẽ tăng mạnh.
Trong khi đó, theo thông tin mới nhất, đại diện toàn quyền Tổng thống Liên bang Nga tại Crimea Oleg Belaventsev cho rằng: "Mọi người đều biết, một doanh nghiệp công nghiệp quân sự của Crimea cung cấp tàu đệm khí cỡ lớn cho Hải quân Trung Quốc, tôi cho rằng, loại hợp tác này có thể tiếp tục tồn tại, chỉ có điều, loại hợp tác này trước đây là đàm phán với chính quyền Ukraine, hiện nay phải đàm phán với Nga".
Trước sự thay đổi của tình hình Ukraine lần này, doanh nghiệp công nghiệp quân sự này đã chuyển giao 2 tàu đệm khí cỡ lớn cho Hải quân Trung Quốc, chủ yếu dùng để vận chuyển binh sĩ và trang bị tiến hành tác chiến đổ bộ. Điều này đã gián tiếp cho thấy số mệnh tương lai của tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr sẽ gặp khó khăn.
Ảnh hưởng của công nghệ tên lửa xuyên lục địa Ukraine đối với Trung Quốc
Công nghiệp hàng không vũ trụ Ukraine lấy nhà máy Yuzhmash làm đại diện, từ thập niên 50 của thế kỷ trước đã phát huy vai trò rất quan trọng, đã trực tiếp tham gia lãnh đạo công tác nghiên cứu chế tạo quả tên lửa dẫn đường đầu tiên, quả tên lửa đẩy đầu tiên và tàu vũ trụ đầu tiên của Liên Xô, đồng thời sau đó đã thiết kế chế tạo cho Liên Xô trên một nửa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và nhiều loại tên lửa đẩy.
Sau khi Liên Xô giải thể, Ukraine đã kế thừa 1/3 công nghiệp hàng không vũ trụ, số người làm nghề lên tới 200.000 người.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa SS-18 do Liên Xô chế tao trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh
Nhà máy Yuzhmash nằm ở thành phố Dnipropetrovsk, là doanh nghiệp sản xuất lớn nhất của công nghiệp hàng không vũ trụ Nga.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng SS-18 do doanh nghiệp này nghiên cứu chế tạo, sản xuất là tên lửa có uy lực nhất trên thế giới, có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân độc lập 550.000 tấn và trên 40 mồi nhử, đều đứng đầu thế giới.
Do đó, nó ra đời trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, được NATO gọi là Satan (quỷ sa tăng). Mãi đến nay, Ukraine vẫn đứng trong hàng ngũ các nước lớn hàng không vũ trụ dựa trên 3 dòng tên lửa đẩy Zenit, Dnepr và Tsyklon.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, do các nguyên nhân như đã mất đi nguồn vốn dồi dào, đặt hàng ổn định, việc cung cấp và quản lý tập trung thống nhất, thiếu tri thức và kinh nghiệm hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trường, công nghiệp hàng không vũ trụ Ukraine từng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, số lượng sản xuất cắt giảm mạnh.
Để làm hồi sinh công nghiệp hàng không vũ trụ Ukraine, Cục hàng không vũ trụ quốc gia đã áp dụng một loạt biện pháp, liên kết tất cả các doanh nghiệp công nghiệp hàng không vũ trụ, tiến hành cải cách và tổ chức lại đối với doanh nghiệp theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, đã phần nào ngăn chặn xu thế suy giảm nhanh chóng của công nghiệp hàng không vũ trụ Ukraine. Nhưng, do cạnh tranh thị trường hàng không vũ trụ quốc tế (phóng tên lửa) rất gay gắt, thị trường vẫn không lạc quan.
Tên lửa đẩy Dnepr Nga-Ukraine
Trong khi đó, Trung Quốc có rất nhiều hợp tác với Cục thiết kế Yuzhnoye, Ukraine. Đại diện là động cơ tên lửa thể lỏng RD-120 và động cơ điều khiển tư thế RD-8 đồng bộ của nó. Được biết, RD-120 là tên lửa đẩy nguyên mẫu của động cơ chính YE-100 tên lửa đẩy Trường Chinh-5 mới Trung Quốc.
Trung Quốc cũng tiết lộ tiến trình nghiên cứu chế tạo loại tên lửa đẩy này vào năm 2012, nghe nói, năm 2013 nhân viên công tác của Cục thiết kế Yuzhnoye Ukraine đã đến thăm Trung Quốc, đồng thời đã phối hợp việc tiếp tục hợp tác.
Triển vọng hợp tác không hề lạc quan
Do lãnh thổ cách xa nhau, hai nước Trung Quốc-Ukraine hầu như không thể xảy ra xung đột địa lý, xuất khẩu vũ khí cho Trung Quốc không có hại cho an ninh quốc gia của Ukraine, cộng với "uy tín tốt" nhất quán của Trung Quốc trên thị trường vũ khí quốc tế, làm cho loại giao dịch này rõ ràng có lợi, không có hại.
Do đó, Trung Quốc luôn có thể dùng chi phí tương đối thấp để sở hữu công nghệ Liên Xô còn giữ lại ở Ukraine. Trong khi đó, Nga chào giá công nghệ tương tự thường đắt gấp vài chục lần Ukraine.
Nhưng, hiện nay, do thiếu vốn, Ukraine đồng thời không có động lực thúc đẩy nghiên cứu khoa học, đa số công nghệ của họ đã dừng lại ở thời đại Liên Xô giải thể, không có tiến bộ mới. Mặc dù Trung Quốc từng muốn học tập những công nghệ này để tiến hành theo đuổi, nhưng khi Trung Quốc đã vượt qua trình độ công nghệ của Liên Xô cũ, con đường hợp tác công nghiệp quân sự Trung Quốc-Ukraine cũng không thể tránh khỏi sẽ ngày càng thu hẹp.
Xe tăng chiến đấu MBT-3000 Trung Quốc dùng cho xuất khẩu
Đồng thời, tình hình Ukraine bất ổn, lực lượng thân Nga không ngừng mở rộng, thậm chí dám công khai độc lập tổ chức quân đội chống lại quân chính phủ! Mặt khác, những lực lượng thân Nga này đều xuất phát từ miền đông Ukraine, thuộc thế lực thân Nga truyền thống.
Nga chắc chắn kiểm soát những khu vực này, thông qua kiểm soát những khu vực này đạt được việc chuyển công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp quân sự này về trong nước của họ.
Đây cũng là lý do tại sao sau khi chính quyền thân phương Tây (sau cuộc cách mạng màu sắc) lên cầm quyền, thương mại vũ khí Trung Quốc-Ukraine tương đối thuận lợi (chẳng hạn nữ Thủ tướng xinh đẹp Ukraine Tymoshenko bán máy bay chiến đấu T-10k-3, loại máy bay nguyên mẫu Su-33 với giá thấp cho Trung Quốc, từ đó phát triển ra J-15), trái lại chính phủ thân Nga lại phải xem thái độ của Nga để làm việc.
Trong tương lai, cuộc nội chiến Ukraine rất có thể xuất hiện chia cắt, cho thấy đông Ukraine rất có thể xuất hiện một quốc gia mới. Sự lệ thuộc của "quốc gia" này vào Nga sẽ tăng mạnh, rất có thể hình thành "quốc gia trong quốc gia" như South Ossetia, Abkhazia.
Hợp tác quân sự Trung Quốc-Ukraine trong tương lai có thể phải chấm dứt, vì vậy, trong tương lai, Trung Quốc phải tăng cường phát triển công nghiệp quân sự của mình, từ đó thoát khỏi sự lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài.
Theo Giáo Dục
Ấn Độ thiếu tiền để hoàn thành tàu sân bay nội địa Chương trình đóng tàu sân bay nội địa INS Vikrant của Ấn Độ đang đứng trước nguy cơ tạm ngưng vì thiếu tiền. Jane's Defence Weekly dẫn nguồn tin Hải quân Ấn Độ cho biết, cơ quan này đang tìm kiếm nguồn kinh phí 160 tỷ Rupi (khoảng 2,3 tỷ USD) trong vòng 2-3 năm tới từ Đảng BJP mới giành chiến thắng...