Hải quân Mỹ muốn có tên lửa vượt đường chân trời cho các tàu LCS
Ông Peter Fanta mong muốn quân đội Mỹ sẽ đáp ứng nhu cầu này trước năm 2016 ít nhất ở mức độ tượng trưng.
Báo Học giải Ngoại giao của Nhật Bản đưa tin cho biết, Hải quân Mỹ muốn trang bị cho các tàu tác chiến ven bờ (LCS) thuộc các hạm đội của mình bằng một loại tên lửa vượt đường chân trời mới trước cuối năm 2016.
Phó đô đốc Peter Fanta, chỉ huy lực lượng tác chiến mặt nước của Hải quân Mỹ đã đưa ra bình luận như vậy khi phát biểu trên kênh USNI News trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Theo ông Peter Fanta, trang bị tên lửa vượt đường chân trời mới cho các chiếm hạm tác chiến ven bờ của Hải quân Mỹ là yêu cầu hoàn toàn cần thiết để đảm bảo sức mạnh của lực lượng hải quân.
Ông Peter Fanta mong muốn quân đội Mỹ sẽ đáp ứng nhu cầu này trước năm 2016 ít nhất ở mức độ tượng trưng.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ đã chế tạo, trang bị và sử dụng các tàu chiến LCS và coi chúng như một loại khinh hạm để thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ trên các khu vực nước nông, duy trì vị thế cường quốc của Washington.
Phó đô đốc Peter Fanta cho hay, hiện nay các kỹ sư của Hải quân Mỹ vẫn đang nghiên cứu, tìm kiếm một loại tên lửa có thể thích hợp nhất cho các chiến hạm LCS.
Phó đô đốc Peter Fanta cũng thừa nhận rằng, Hải quân Mỹ vẫn chưa đưa ra bất cứ quyết định nào dù đã có những yêu cầu đặt ra.
Theo_Người Đưa Tin
'Chiến hạm Mỹ sợ, phải tuân thủ luật chơi của tàu cao tốc Iran'
Phó đô đốc Ali Fadavi tuyên bố: " Lực lượng hải quân của Mỹ khi bước chân vào Vịnh Ba Tư phải tuân thủ luật chơi do các tàu cao tốc của Iran quy định".
Tuyên bố này ám chỉ rằng, Iran rất tự tin trước sức mạnh của lực lượng hải quân trên vùng biển được xem như sân nhà, sát vách lãnh thổ của mình trước bất cứ đối thủ nào, dù mạnh như Mỹ. Bình luận của Phó đô đốc Ali Fadavi được đưa ra khi tư lệnh Iran đến tỉnh Hormozgan tham gia một sự kiện của hải quân nước này. "Dù là siêu cường quân sự, Mỹ vẫn sợ các tàu cao tốc của Iran vì họ biết rằng các tàu có kích thước nhỏ, đôi khi chỉ dài vài mét thôi nhưng có khả năng huỷ diệt rất mạnh, chúng có thể tiêu diệt vài tàu chiến cỡ lớn, dài hàng trăm mét bất cứ lúc nào" - vị chỉ huy hải quân Iran cho hay. Trong giai đoạn từ 1980 đến 1988, Iran đã phát động một loạt các chương trình phát triển sức mạnh quân sự trong bối cảnh Hoa Kỳ áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt chống nước này. Từ năm 1992, quân đội Iran đã bắt đầu sản xuất xe tăng, xe bọc thép chở quân, tàu chiến, tên lửa nội địa để củng cố sức mạnh quân sự của.
Iran được xem là có khả năng kiểm soát toàn bộ tuyến đường vận chuyển dầu mỏ quan trọng đi qua Eo biển Hormuz.
Năm 2014, Hải quân Iran đã được trang bị các tên lửa hành trình tầm xa Qader do nước này tự nghiên cứu chế tạo.
Đáng chú ý, loại tên lửa hành trình này có thể được trang bị cho các tàu tên lửa cao tốc mà Hải quân Iran hiện nay đang rất chú trọng và tâm đắc.
Bình luận của Phó đô đốc Ali Fadavi về khả năng và sức mạnh của các biên đội tàu cao tốc cỡ nhỏ mang tên lửa hành trình tấn công của Iran là một nhận định hết sức đáng chú ý.
Tên lửa hành trình Qader.
Bỏ qua những câu chữ, lời nói thể hiện sự tự hào, phô trương sức mạnh của vị tư lệnh Hải quân Iran, có thể nhận thấy, Tehran rất chú trọng đến việc phát triển các loại vũ khí, phương tiện nhỏ, gọn nhưng uy lực tấn công mạnh, có khả năng hoạt động linh hoạt để chống lại những chiến hạm, vũ khí lớn hơn của đối phương trong trường hợp có chiến tranh, xung đột.
Đó cũng là chiến thuật dùng ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu thắng mạnh mà chỉ có một số ít quân đội có thể làm được.
Sức mạnh kỹ thuật quân sự là yếu tố quan trọng nhưng để quyết định được hiệu quả sử dụng các loại vũ khí hiện đại đó phải do con người.
Trong hoàn cảnh nào đi nữa, việc vận dụng sáng tạo, nhuần nhuyễn các chiến thuật tưởng chừng như lỗi thời, lạc hậu cộng với biết tận dụng "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" và có chính nghĩa, động lực và quyết tâm cao thì việc giành chiến thắng trước những đối thủ mạnh hơn cũng là điều hoàn toàncó thể xảy ra bởi điều này đã từng được chứng minh trong nhiều cuộc chiến dấu mốc trong lịch sử.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Tàu Nhật Bản chuẩn bị giám sát đảo nhân tạo trên biển Đông? Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ biển Nhật, Phó Đô đốc Yasuhiro Shigeoka cho biết Nhật Bản đã sẵn sàng đưa một tàu chiến tới biển Đông để giám sát các hoạt động cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc. Hôm 24-11, ông Yasuhiro Shigeoka cho biết Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (MSDF) đã sẵn sàng tham gia hoạt động...