Hải Phòng: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
Thực hiện chuyên đề ‘Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm’ giai đoạn 2021-2025, Hải Phòng xây dựng các tiêu chí nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cụ thể.
Nhiều hoạt động vui chơi, trải nghiệm giúp trẻ phát triển toàn diện
Để thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều trường mầm non tại Hải Phòng đã tập trung nâng cao chất lượng các chuyên đề, tạo môi trường hoạt động trong và ngoài lớp học, tăng cường các hoạt động vui chơi trải nghiệm giúp trẻ phát triển toàn diện.
Giáo viên các nhà trường có nhiều tiến bộ, tích cực đổi mới trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ, bước đầu tiếp cận được với nội dung, phương pháp giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”.
Trường Mẫu giáo Kim Đồng 1 có nhiều hoạt động vui chơi, trải nghiệm giúp trẻ phát triển toàn diện (Ảnh: Lã Tiến)
Nhà trường có nhiều hoạt động chăm sóc giáo dục tiến bộ, linh hoạt, sáng tạo giúp trẻ chủ động, mạnh dạn giao tiếp; nền nếp thói quen học tập được hình thành rõ nét, nhất là đối với trẻ 5 tuổi.
Việc xây dựng môi trường giáo dục giúp trẻ có những trải nghiệm trong những năm đầu đời phù hợp với mức độ phát triển của trẻ được các nhà trường chú trọng.
Trẻ đều được tạo cơ hội học tập vui chơi bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.
Cô giáo Vũ Thị Thúy Nga – Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Kim Đồng 1 (quận Lê Chân, Hải Phòng) chia sẻ: “Như chúng ta đã biết “một nhân cách tốt sẽ nảy nở trong một môi trường thân thiện”, trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ.
Vì vậy chúng ta cần tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất để đặt viên gạch đầu tiên trên con đường hình thành nhân cách của trẻ thơ – những mầm non tương lai của đất nước”.
Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, Trường Mẫu giáo Kim Đồng 1 xác định tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Vì thế, trong các hoạt động, giáo viên nhà trường chú trọng thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Thông qua các hoạt động, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
Học sinh Trường Mẫu giáo Kim Đồng 1 (quận Lê Chân, Hải Phòng) được chăm sóc, giáo dục tốt (Ảnh: Lã Tiến)
Tại Trường Mầm non Bắc Sơn (quận Kiến An), hiện nay nhà trường có môi trường giáo dục khang trang, sạch đẹp, an toàn; khu vực chơi, góc học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện giúp trẻ phát triển, thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết, kích thích hoạt động tích cực, sáng tạo.
100% các lớp trong trường được thiết kế không gian trong lớp đảm bảo ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Video đang HOT
Đặc biệt, trường đưa cây xanh vào lớp học và khu vệ sinh của trẻ tạo không gian gần gũi thân thiện với thiên nhiên. Mỗi lớp học có cách sắp xếp các giá đồ chơi của trẻ khoa học, có kí hiệu cụ thể nhằm giúp trẻ lấy, cất và sử dụng đồ dùng thuận tiện.
Giáo viên thiết kế hệ thống bài tập tại các góc chơi của trẻ phù hợp theo từng lĩnh vực và từng độ tuổi.
Với đặc thù trường mầm non, các học liệu phục vụ nhu cầu học và chơi của trẻ cần phong phú đa dạng theo nội dung hoạt động, vì thế giáo viên nhà trường rất khéo tay, sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt, phù hợp. Các cô tái sử dụng sản phẩm của trẻ trong việc xây dựng môi trường học tập.
Cô giáo Vũ Thị Hát – Hiệu trưởng Trường Mầm non Bắc Sơn cho biết: Với khuôn viên diện tích sân trường hẹp, nhà trường đã tận dụng không gian một cách triệt để nhằm cung cấp kiến thức, các ý tưởng sáng tạo của trẻ một cách tích cực.
Năm học 2021 – 2022 nhà trường đã cải tạo vườn thể chất thành khu trải nghiệm của trẻ, trong khu vườn trải nghiệm đó, trẻ có cơ hội được thực hành một số kĩ năng như: gieo hạt và theo dõi sự nảy mầm, chăm sóc cá, khám phá một số cây xanh và làm một số thử nghiệm khoa học…
Nhà trường đã tận dụng sân trường để tạo các trò chơi vận động cho trẻ: bật chụm, tách chân, bật liên tục qua các ô, đi trong đường/hình dích dắc…
Ban hành các tiêu chí cụ thể
Ngày 29/9/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025, trong đó đề ra các tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
Hải Phòng đã xây dựng kế hoạch cụ thể chương trình “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025 (Ảnh: Lã Tiến)
Cụ thể, về xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục: bảo đảm gần gũi, thân thiện, an toàn về mặt thể chất và tinh thần đối với trẻ; trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh.
Những hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn phải mẫu mực để trẻ noi theo.
Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn, gây thương tích đối với trẻ em, đáp ứng nhu cầu, hứng thú trong các hoạt động chơi, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân của trẻ; tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.
Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú.
Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức, nhằm hình thành ở trẻ các thói quen tốt trong sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần…
Về kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục: thể hiện nội dung giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non, phát triển chương trình phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương, trường/lớp.
Kế hoạch phải thể hiện tính tích hợp toàn diện, coi trọng việc hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực, kỹ năng sống cho trẻ; tạo sự gắn kết các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tác động một cách thống nhất đồng bộ đến sự phát triển của trẻ.
Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau…
Những tiêu chí để xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm được Hải Phòng quy định cụ thể (Ảnh: Lã Tiến)
Về tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục: phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức hợp lý; tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”.
Tạo cơ hội để trẻ được tiếp cận, trải nghiệm, xử trí các tình huống có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày và cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.
Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ…
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ; bảo đảm tất cả các trẻ em đều được quan tâm mọi lúc, mọi nơi và không có trẻ nào bị bỏ lại phía sau; tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, an toàn khi tham gia các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.
Các nhà trường phải thường xuyên lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe trong thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với điều kiện của trường, lớp và địa phương nhằm hình thành ở trẻ kỹ năng tự phục vụ, tự bảo vệ sức khỏe, có thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh…
Về đánh giá sự phát triển của trẻ: Các nhà trường phải đánh giá khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có; đánh giá kết quả giáo dục trẻ phải được dựa trên cơ sở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.
Các cơ sở giáo dục phải tôn trọng sự khác biệt của mỗi trẻ về cách thức, tốc độ học tập và phát triển riêng, bảo đảm công bằng với mọi trẻ; chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.
Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ: Các trường cần đa dạng hình thức tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vị trí, vai trò của giáo dục mầm non, quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và hướng dẫn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình.
Cần có mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ…
Huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong các hoạt động xây dựng môi trường an toàn, phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non.
Thiếu GV, thiếu cơ sở vật chất: Nhiều trường lo lắng nếu phổ cập MN 3-4 tuổi
Việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 4 tuổi sẽ là một thách thức lớn với các trường mầm non vùng khó.
Hiện nay vẫn còn một số trường mầm non gặp khó khăn, đặc biệt là vấn đề thiếu đồ dùng đồ chơi, phần mềm học tiếng Anh,... tại các điểm trường lẻ, điểm trường vùng cao, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục của các nhà trường.
Do đó, nhiều phòng giáo dục và đào tạo, trường mầm non lo lắng khó có thể thực hiện ngay được công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3 - 4 tuổi).
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Đỗ Ngọc Trinh, công tác Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng cho rằng, việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 4 tuổi sẽ gặp nhiều thách thức, bất cập trong thời điểm hiện tại.
Các bé tại Trường Mẫu Giáo Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng trong tiết học (Nguồn: Website nhà trường)
Trước hết, theo bà Trinh, hiện tại dù chưa phổ cập giáo dục cho trẻ 3 - 4 tuổi, nhưng số phòng học của các trường mầm non trên địa bàn huyện Trần Đề còn đang thiếu. Toàn huyện có 161 lớp học nhưng chỉ có 156 phòng, trong đó đã mượn 16 phòng từ các trường tiểu học lân cận.
Trong khi đó, để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 4 tuổi thì cần phải đảm bảo dạy cho trẻ được học 2 buổi/ngày nên chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng không đủ phòng học cho các em.
Mặt khác, ở địa phương vẫn còn tồn tại tư tưởng con lớn mới cho đi học nên việc huy động trẻ 3 - 4 tuổi đến lớp của các trường vẫn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, các trường trên địa bàn mới chỉ đảm bảo được đủ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 5 tuổi, đối với trẻ 3 - 4 tuổi còn thiếu.
Theo đề bạt từ phía Phòng Giáo dục huyện Trần Đề, phía Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng mấy năm trước có cung cấp một số đồ dùng để phục vụ học tập nhưng chỉ đáp ứng được phần nào.
Bên cạnh đó, bà Trinh cũng chia sẻ, hiện nay các trường mầm non trên địa bàn vẫn chưa có giáo viên dạy tiếng Anh. Nếu muốn đề xuất các giáo viên tại các trường tiểu học, trung học cơ sở đến dạy thì họ phải học bồi dưỡng thêm chứng chỉ theo đúng điều kiện Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên vẫn còn nhiều bất cập. Các trường có liên hệ với các trung tâm tiếng Anh lân cận nhưng cũng không có nguồn giáo viên.
Do đó, bà Trinh mong muốn rằng, để đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 4 tuổi được diễn ra thuận lợi thì nên xây cấp thêm các phòng học, đồ dùng học tập cũng như mở rộng chỉ tiêu biên chế giáo viên cấp mầm non để đảm bảo điều kiện, chất lượng giảng dạy tốt nhất cho các em.
Chính quyền các cấp cần tiếp tục đầu tư nguồn kinh phí để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các điểm trường mầm non, nhất là các điểm trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Duy trì và tốt hơn nữa công tác xã hội hóa, tranh thủ sự quan tâm của các cấp ngành từ Trung ương đến tỉnh để đầu tư cho hệ thống giáo dục mầm non một cách đồng bộ và kịp thời nhất.
Không chỉ thiếu phòng học, tại một số trường mầm non vùng khó còn đang không có cả nhà vệ sinh. Theo cô Cao Thị Cây, Hiệu trưởng Trường Mầm non Nghiên Loan 2, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn cho biết, hiện có 2 điểm trường lẻ của trường đang phải dùng nhà vệ sinh tạm. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến công tác đảm bảo sức khỏe cho các con nếu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 4 tuổi.
Các em học sinh Trường Mầm non Nghiên Loan 2, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn sát khuẩn tay trước giờ học (Nguồn: Website nhà trường).
Không những vậy, đến cả các phòng làm việc của Ban Giám hiệu, phòng để đồ cho giáo viên của trường cũng không có, sân chơi cho các em cũng hạn hẹp, nguồn nước sinh hoạt, nước uống của một số điểm trường cũng thiếu. Nhiều giáo viên của trường phải lấy nước từ các điểm trường chính hoặc mang từ nhà đi cho học trò nên cũng rất vất vả.
Bên cạnh đó, theo cô Cây cho biết, nhiều danh mục đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thuộc phần đóng góp của các bậc phụ huynh, nhưng vì điều kiện kinh tế của họ còn khó khăn nên nhà trường cũng không thể thực hiện được.
Hơn nữa, do kinh tế của phụ huynh còn thấp nên các em học sinh của Trường Mầm non Nghiên Loan 2 cũng chưa có bộ học Toán mới và phần mềm học tiếng Anh. Vậy nên, cô Cây mong muốn có chính sách hỗ trợ phần này cho trường để các em học sinh được giáo dục tốt nhất có thể, phù hợp với xu hướng và phát triển của thời đại, giúp cho công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 4 tuổi được diễn ra thuận lợi hơn.
Cũng bàn về những khó khăn, thuận lợi nếu triển khai Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 4 tuổi, cô Đỗ Thị Ngọc Thảo, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Tân Hiệp, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu nêu ý kiến:
"Theo tôi, phải 4 - 5 năm nữa mới có thể phổ cập được việc giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 4 tuổi, bởi nếu triển khai trong thời điểm hiện tại sẽ có nhiều bất cập. Đặc biệt, do tình hình hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều loại dịch bệnh nhiều nên nhiều phụ huynh không muốn cho con nhỏ đến lớp.
Mặt khác, người dân trên địa bàn do kinh tế còn khó khăn nên nhiều gia đình muốn đợi con đến 5 tuổi mới cho đi học nên nhà trường muốn vận động cũng khó. Phía nhà trường cũng đã vận động trẻ 3 - 4 tuổi đến lớp nhưng chỉ được khoảng 60-70%".
Bên cạnh những khó khăn về tình hình dịch bệnh, cơ sở vật chất, cô Thảo cho biết, Trường Mẫu giáo Tân Hiệp vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cho các em. Điển hình là vừa qua trường đã tổ chức thực hiện thí điểm 2 lớp tổ chức mô hình cho trẻ làm quen với tiếng Anh và đều nhận được những phản hồi tích cực từ phía phụ huynh.
Giúp trẻ phát triển nhân cách tốt trong môi trường thân thiện Quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nhiều trường mầm non tại Hải Phòng chú trọng việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Trường Mầm non Bắc Sơn với nhiều hoạt động vui chơi, trải nghiệm cho trẻ. Trải nghiệm phù hợp Để thực hiện hiệu quả chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT, nhiều trường mầm non tại Hải Phòng đã...