Hải Phòng và FPT ký hợp tác chiến lược về công nghệ và viễn thông
Lễ kí kết hợp tác chiến lược về công nghệ thông tin – viễn thông giữa UBND Thành phố Hải Phòng với Tập đoàn FPT giai đoạn 2013 – 2020 mới được diễn ra.
Đây là môt sự kiện ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa 2 bên, cụ thể như: xây dựng chính quyền điện tử, Y tế điện tử, Giáo dục điện tử, Đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ thông tin, Tham gia đầu tư khu Công nghệ Thông tin tập trung và tiến tới xây dựng Hải quan điện tử, Thuế điện tử…
Mục tiêu lớn nhất của Bản hợp tác chiến lược này là tiến tới xây dựng Thành phố Hải Phòng trở thành Thành phố có mô hình tiên tiến về ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là Công nghệ thông tin – Viễn thông trong quản lý, điều hành kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của Thành phố. Từ đó sẽ tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi, dịch vụ nhanh chóng, thuận tiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân giúp thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần đưa Thành phố Hải Phòng cơ bản trở thành Thành phố Công nghiệp theo hướng hiện đại trong năm 2015.
Video đang HOT
Ông Dương Anh Điền – Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh: “Tôi đánh giá cao Bản kí kết hợp tác chiến lược này, để Thành phố Hải Phòng không ngừng phát triển, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng thì phải bắt đầu đổi mới từ cơ sở hạ tầng đặc biệt là Công nghệ thông tin”.
Theo DĐDN
Website hành chính công: Chưa thiết thực!
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, nhanh chóng ứng dụng chính quyền điện tử để ngày một phục vụ người dân tốt hơn... Có lẽ vì cái lý đó mà ngành ngành, bộ bộ, tất cả các địa phương đua nhau lập Website.
Chỉ khi trang Web nhiều thông tin thiết thực mới thu hút được nhiều người truy cập Ảnh: Hoàng Long
Có sinh nhưng không dưỡng
Để hiện đại hóa nền hành chính công rất nhiều địa phương hoặc sử dụng tiền ngân sách, hoặc dùng tiền từ Đề án 112 (Tin học hóa hành chính nhà nước) để sinh ra những cổng thông tin điện tử khá hoành tráng. Rất nhiều trang Web khai trương rầm rộ nhưng có điểm chung: Có rồi để đó. Chẳng cần biết có ai đọc và đọc được những gì mà địa phương, ngành mình post lên. Thông tin đọc được xoay đi xoay lại cũng chỉ là vài tin lễ tân hiếu hỉ. Nay lãnh đạo đi thăm nơi này, mai lãnh đạo chỉ đạo việc kia. Rất hiếm thông tin người dân cần biết.
Một cán bộ Sở Khoa học - công nghệ tỉnh KonTum cho biết: Từ khi có website, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo thành lập một ban biên tập gồm giám đốc các sở. Tuy nhiên, toàn bộ công việc quản trị, cung cấp thông tin chỉ do một cá nhân đảm trách. Có lẽ chỉ có một mình, lại "ôm quá nhiều việc" nên trang web nghèo nàn đến mức chỉ có vài thông tin cố định có sẵn giới thiệu về miền đất Kon Tum! Giao diện xấu, thông tin nghèo nàn (chủ yếu copy từ các báo) nên từ khi được cấp giấy phép hoạt động, ngày 25/1/2006, đến nay chỉ có 5.816 lượt người đọc.
Tương tự là website của UBND tỉnh Bắc Kạn, sở Kế hoạch Đầu tư Bắc Kạn, Lai Châu...và nhiều địa phương bộ ngành khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Dù là trang web của một ngành có nhiều người quan tâm nhất nhưng trên thực tế trang web của Bộ Giáo dục và đào tạo cũng thiếu thông tin thiết thực. Một trong những mục được nhiều phụ huynh (có cả học sinh phổ thông) quan tâm là mục "Diễn đàn góp ý cho Bộ trưởng" nhưng càng đi sâu vào những trang trong, càng thấy buồn. Chẳng thể đếm hết những tâm sự của người dân gửi tới các lãnh đạo đầu ngành giáo dục, quá ít "tâm thư" trao đi đổi lại với các bậc phụ huynh.
Nghèo nàn thông tin... cũng chỉ bị phê bình
Trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc có Website là điều cần thiết, đặc biệt nó sẽ cực kỳ hữu ích nếu các cơ quan biết khai thác những lợi thế này. Việc Quảng Ninh đẩy mạnh chính phủ điện tử bằng cách cho ra đời một loạt các trung tâm hành chính công để người dân chỉ cần một cú kích chuột là có thể biết tường tận những thông tin mình cần quan tâm phục vụ làm một thủ tục hành chính nào đó mà không cần thân chinh đến trụ sở cơ quan hành chính nhà nước là một điểm sáng. Có lẽ vì vậy mà chỉ vừa mới ra đời trong vòng trên dưới 2 tháng lượng truy cập của người dân đã tăng chóng mặt. Hay việc TP Hồ Chí Minh lập trang web với rất nhiều cửa sổ tiện ích để người dân cần bất cứ thông tin gì cũng có, cũng đã thu hút được không ít bạn đọc. Tuy nhiên, những điểm sáng này không nhiều.
Nói về lý do khiến trang web trăm hoa đua nở nhưng ít người đọc, theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh, một phần do người đọc không mấy quan tâm đến những trang web này. Đặc biệt người dân ở dưới cơ sở, chưa có điều kiện tiếp cận Internet nên không truy cập trang web. Nhưng nói đi thì phải nói lại, trang web có thực sự cung cấp thông tin hữu ích hay không để hút người dân? Muốn hiệu quả thì phải thường xuyên cập nhật thông tin, thậm chí tạo diễn đàn liên quan đến quyền lợi sát sườn của người dân, sẽ có người đọc. "Nếu thấy người ta có trang web mình cũng lập mà không có ai truy cập là lãng phí, trong nhiều cuộc làm việc với các địa phương liên quan đến công tác cải cách hành chính, chúng tôi đã nhắc nhở, phê bình bằng miệng tới các địa phương làm trang web cho có nhưng phê bình bằng văn bản thì chưa", ông Dĩnh nói.
Theo Daidoanket
IEEE đưa ra 10 dự báo công nghệ cho năm 2014 Mỗi năm IEEE lại gửi ra dự báo của nó về xu hướng công nghệ mới. Báo cáo này được các lãnh đạo công nghiệp, chủ doanh nghiệp, lãnh đạo các đại học và chính phủ đọc rộng rãi để bắt kịp với các xu hướng công nghệ. Dưới đây là danh sách các chủ đề công nghệ cho năm 2014 mà Viện...