Hải Phòng: Quan tâm hướng nghiệp và phân luồng học sinh THCS
Chiều 17/4, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Bàng tổ chức Hội thảo hướng nghiệp và phân luồng học sinh THCS năm 2021-2022.
Quảng cảnh Hội thảo
Hội nghị có sự tham dự của ông Đỗ Việt Hưng- Phó Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng, ông Đỗ Văn Lợi- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.
Khách mời trong chương trình là TS Trần Văn Tính- Trưởng bộ môn Giáo dục và Phát triển con người, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hội thảo hướng nghiệp và phân luồng học sinh THCS của ngành GD&ĐT quận Hồng Bàng góp phần làm thay đổi nhận thức của xã hội nhất là trong thanh thiếu niên, học sinh về lợi ích của việc học nghề; thúc đẩy việc định hướng, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, giúp các em lựa chọn con đường học nghề, học văn hóa phù hợp với nguyện vọng, khả năng và sở thích của bản thân.
Hội thảo gắn liền với việc tư vấn, giáo dục nghề nghiệp bắt nhịp với mục tiêu thực hiện chương trình GDPT 2018.
Tại Hội thảo, TS Trần Văn Tính đã cung cấp thông tin cho các em học sinh và phụ huynh về các con đường cần lựa chọn sau tốt nghiệp THCS; tình hình lao động trong thời đại công nghê 4.0. Lựa chọn con đường học vấn cho mình sau THCS các em cần xác định khả năng của bản thân để đăng ký thi THPT phù hợp. Nếu không có khả năng học trường THPT công lập, các em có thể theo học tại các trường tư thục, Trung tâm GDTX…, TS Tính lưu ý bằng tốt nghiệp THPT ở các loại hình trường nào đều có giá trị pháp lý như nhau.
Video đang HOT
Phân loại, định hướng nghề sau THCS có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội
Lựa chọn nghề nghiệp gắn với chương trình GDPT 2018 sẽ thực hiện vào năm học tới là điều mà phụ huynh và học sinh cần nắm được. Khi các em xác định nghề dự định chọn, nhu cầu xã hội với nghề, xác định được trường học thì nên chọn tổ hợp môn học phù hợp.
Ông Đỗ Việt Hưng- Phó Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng cho hay: Việc phân luồng học sinh sau THCS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội, góp phần cung ứng nguồn nhân lực với cơ cấu phù hợp của nền kinh tế, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, hướng tới xây dựng xã hội học tập.
Hiểu được ý nghĩa của công tác phân luồng, hướng nghiệp đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội, UBND quận Hồng Bàng đã chỉ đạo phòng GD&ĐT và các trường THCS bên cạnh việc đảm bảo nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng thi vào lớp 10 THPT là nhiệm vụ chính trị số 1 các trường phải xây dựng Kế hoạch phân luồng, hướng nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.
Năm học 2020-2021 tỉ lệ phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS của quận Hồng Bàng đạt 26,72% còn thấp so với mục tiêu chung của thành phố. Sang năm học tới, quận phấn đấu đạt 30% tỉ lệ phân luồng học sinh THCS.
Để đạt được mục tiêu trên, các nhà trường cần phối hợp với các lực lượng, tổ chức có liên quan đẩy mạnh hơn nữa công tác phân luồng hướng nghiệp. Cần tuyên truyền với các bậc phụ huynh chú ý tới năng lực, sở trường, nguyện vọng của con em mình để có định hướng, lựa chọn phù hợp, giảm áp lực cho con trẻ, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nâng cao sức hấp dẫn đối với học sinh THCS thông qua việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và đổi mới tổ chức đào tạo, nâng tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các trường nghề có việc làm và làm đúng ngành nghề đào tạo.
Tại Hội thảo, nhiều phụ huynh, học sinh đã đặt câu hỏi cho đại diện số trường nghề, trường THPT ngoài công lập, Trường THCS & THPT FPT về tiêu chí vào trường, tiêu chí đạt học bổng, lộ trình học lên đại học trong và ngoài hệ thống trường FPT; học phí tại Trường Cao đẳng Du lịch… Các câu hỏi được đại diện các nhà trường giải đáp và thông tin đầy đủ.
Đẩy mạnh tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Ngay sau khi Hà Nội công bố phương án tuyển sinh lớp 10, các trường THCS trên thành phố đã đẩy nhanh tiến độ ôn tập cho học sinh, đồng thời tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh và phụ huynh.
Giáo viên Trường THCS Vân Hòa (huyện Ba Vì) ngoài việc giảng dạy kiến thức còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Trang bị kiến thức cùng phân luồng, hướng nghiệp
Năm học 2021 - 2022, Hà Nội có 129 nghìn học sinh xét tốt nghiệp THCS. Dự kiến, chỉ tiêu vào các trường công lập là 77 nghìn, số còn lại sẽ theo học tại các trường ngoài công lập, hoặc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, học nghề. Hiện tại, các trường tăng tốc ôn luyện, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh.
Bà Nguyễn Thị Hà Thanh - Hiệu trưởng Trường THCS Mai Động (quận Hoàng Mai) cho biết: Trường có 8 lớp 9 với hơn 400 học sinh. Nhà trường tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp để trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản, cốt lõi nhất cho học sinh. Mỗi tháng, nhà trường tổ chức kiểm tra, rà soát mức độ đạt được của học sinh một lần, từ đó kịp thời điều chỉnh về phương pháp ôn luyện để bảo đảm 100% học sinh đáp ứng yêu cầu của kỳ thi.
Cùng với đó, nhà trường đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, giúp các em có định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Các buổi tư vấn được tổ chức từ đầu năm học, qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Nhà trường thông tin kết quả học tập của học sinh trong từng học kỳ để phụ huynh nắm bắt được năng lực học tập của con em mình; thông tin kết quả tuyển sinh lớp 10 của năm trước để phụ huynh lượng sức học của con em mà chọn trường sau khi tốt nghiệp THCS.
Thầy Nguyễn Cao Cường - Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội), cho biết: Khi biết phương án tuyển sinh lớp 10 của thành phố, nhà trường đã tăng cường ôn tập cho học sinh để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Bên cạnh việc dạy kiến thức cơ bản, nhà trường đã tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa để tư vấn hướng nghiệp, thực hiện công tác phân luồng sau THCS.
Đến tháng 4, thời điểm việc học tập của học sinh cơ bản hoàn thành, nhà trường sẽ căn cứ vào kết quả để phân công giáo viên chủ nhiệm dựa trên năng lực của học sinh thực hiện công tác phân luồng. Đối với những em có học lực tốt, nhà trường sẽ tư vấn thi vào những trường tốp đầu. Còn những em có học lực không tốt sẽ định hướng để chọn các trường ngoài công lập, Trung tâm GDNN-GDTX hoặc có thể đi học nghề.
Theo học các trường nghề phù hợp cũng là hướng đi tốt bởi nhu cầu lao động đã tăng trong thời gian gần đây. Lựa chọn hình thức học tập sau tốt nghiệp THCS tùy thuộc vào học sinh và phụ huynh, nhưng vai trò định hướng nghề nghiệp của nhà trường cũng rất cần thiết để tránh gây áp lực cho các em.
Học sinh cần định hướng nghề nghiệp trước khi lựa chọn các trường THPT.
Giải tỏa tâm lý chuộng bằng cấp
Là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, 35 trường THCS trên địa bàn huyện Ba Vì đã và đang tập trung hỗ trợ những học sinh là người dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cùng với đó, các nhà trường cũng đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh lớp 9 nhằm giúp các em có định hướng nghề nghiệp.
Theo ông Phùng Ngọc Oanh - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì, năm học 2021 - 2022, toàn huyện có hơn 4.000 học sinh lớp 9. Phần lớn học sinh đều muốn theo học tại các trường THPT công lập vì điểm chuẩn các trường THPT trên địa bàn huyện đều thấp. Các trường dạy nghề đóng trên địa bàn huyện còn ít và tập trung ở trung tâm, chưa có nhiều chế độ ưu đãi đặc biệt như: Miễn phí tiền ở nội trú, hỗ trợ xe đưa đón hàng ngày...
Dù đã đẩy mạnh công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp THCS nhưng việc triển khai trên địa bàn huyện vẫn còn một số khó khăn. Học sinh tốt nghiệp THCS còn nhỏ, nhiều phụ huynh chưa yên tâm cho con đi học nghề và ở nội trú tại các trường xa nhà, quản lý khó khăn. Nhiều cha mẹ có tư tưởng trọng bằng cấp, nên con cái tốt nghiệp THCS là phải thi và học THPT, sau đó học lên cao đẳng, đại học.
Cùng với đó, đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh chưa được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ; chưa thực sự đổi mới, sáng tạo trong việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Các trường THCS chưa phối hợp thường xuyên với các trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề trong việc tổ chức các hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho học sinh.
Ông Đỗ Mạnh Hưng - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết: Để nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho các em, trong năm học 2021 - 2022 lãnh đạo huyện đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT, các trường THCS tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch công tác phân luồng, hướng nghiệp nghề học sinh sau tốt nghiệp.
Đồng thời chỉ đạo các nhà trường chủ động ngay từ đầu năm học xây dựng kế hoạch ôn thi tuyển sinh vào lớp 10, bồi dưỡng học sinh và xây dựng chi tiết kế hoạch tổ chức công tác hướng nghiệp phân luồng. Trên cơ sở của năm cũ, năm học này UBND huyện giao chỉ tiêu cho từng trường, phấn đấu phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS đạt 35% trở lên, trong đó học nghề 20%.
Hướng nghiệp trong trường học: Tạo niềm tin từ công việc, thu nhập của người học Để nâng cao chất lượng hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh, lãnh đạo tỉnh Kon Tum yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá kết quả, mức thu nhập của học sinh sau khi ra trường. Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum tổ chức hướng nghiệp cho học sinh Trường THPT Duy Tân khi...