Hải Phòng: Các trường mong sớm có tài liệu giáo dục địa phương
Thực hiện Chương trình GDPT 2018, TP Hải Phòng tập trung tổ chức biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương.
Cô trò Trường Tiểu học Thủy Triều trong giờ học.
Tuy nhiên, đến nay bộ tài liệu này chưa được phát hành chính thức tại các cơ sở giáo dục khiến các trường gặp khó khăn khi triển khai môn học.
Thầy Phạm Ngọc Tân – Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Thái, huyện An Dương – cho hay: Do không có giáo viên phụ trách nên môn học Ngoại ngữ 2, nhà trường chưa triển khai được. Còn môn học Giáo dục địa phương đã được giảng dạy theo thời khóa biểu môn học.
Tuy chưa có tài liệu giảng dạy, học tập cho giáo viên, học sinh nhưng bám theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, các thầy cô tự xây dựng nội dung giảng dạy theo 4 môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GD công dân. Tổ chuyên môn cùng nhau xây dựng bài giảng và phân cho giáo viên phụ trách môn học của từng lớp để giảng dạy.
Từ hướng dẫn chuyên môn của Sở GD&ĐT, chuẩn bị chu đáo bài dạy cho học trò, cô Mai Trang – giáo viên môn Ngữ văn, Trường THCS Đồng Thái cùng đồng nghiệp lên mạng tìm sách điện tử để tham khảo, soạn bài, đồng thời định hướng tài liệu cho học sinh tham khảo trước ở nhà.
Trường Tiểu học Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên năm học này có 238 học sinh lớp 1 và 258 học sinh lớp 2. Nhà trường thực hiện chương trình thay sách còn nhiều khó khăn do điều kiện dịch bệnh. Đặc biệt, học sinh lớp 1 có nhiều thiệt thòi do không có thời gian học tuần “0″, lớp 2 năm nay cũng bị gián đoạn kiến thức từ năm trước do nghỉ dịch, nên tranh thủ “thời gian vàng” các tuần đầu năm học nhà trường chủ yếu dạy những kiến thức cơ bản.
Thầy Phạm Quang Tâm – Hiệu trưởng nhà trường – chia sẻ: Từ tuần 5 trở đi, nhà trường trở lại thời khóa biểu học bình thường. Các môn học đều được sắp xếp thời khóa biểu hợp lý và thuận lợi. Với môn Giáo dục địa phương do chưa có tài liệu, thầy cô giáo triển khai lồng ghép các môn học khác như Trải nghiệm, Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Giáo viên chủ nhiệm các lớp dựa vào tài liệu tham khảo và đặc điểm hoạt động kinh tế địa phương để giáo dục học sinh. Cụ thể, giáo viên bám theo hướng dẫn của sở và tìm hiểu, đi sâu vào truyền thống làng nghề, di tích lịch sử của địa phương để xây dựng giáo án.
Theo thầy Tâm, thuận lợi của nhà trường là địa phương có một số nghề truyền thống như đi biển, nghề gỗ… giáo viên tìm hiểu và lồng ghép với giáo dục về biển đảo quê hương, duy trì làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, do tài liệu chuyên biệt của môn học chưa có, chưa có hình dung cụ thể, dạy học theo chủ đề nên nhà trường dạy theo hoạt động lồng ghép.
Theo ghi nhận của phóng viên do chưa có tài liệu giáo dục địa phương hiện một số địa phương vẫn chưa triển khai dạy học môn học này như quận Lê Chân, huyện Cát Hải. Các nhà trường mong muốn sớm có tài liệu môn học để tiến hành giảng dạy theo kế hoạch.
Ông Bùi Văn Kiệm, Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng, trao đổi: Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hải Phòng lớp 6 đang chuẩn bị phát hành, đảm bảo tiến độ dạy học bộ môn. Với lớp 1, tài liệu môn học này bị chậm vì nhiều lý do. Cũng như nhiều địa phương, Sở GD&ĐT đã có hướng dẫn về chuyên môn. Sở đang yêu cầu trong tháng 10 sẽ có tài liệu lớp 1 và xong phần biên tập tài liệu lớp 2.
Video đang HOT
Tôi thất vọng vô cùng vì giáo viên vẫn phải soạn giáo án theo mẫu 5512
Theo nội dung bồi dưỡng module 4, việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đối với khối lớp 10 được thực hiện theo công văn 5512 từ năm học 2022-2023.
Ảnh minh họa
Ngày 30/9/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành công văn số 2618/SGDĐT-TCCB về triển khai bồi dưỡng Module 4 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên trung học phổ thông, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông đại trà năm 2021.
Tìm hiểu nội dung module 4 trên trang web "Bồi dưỡng giáo viên phổ thông và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông" của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi được biết kế hoạch bài dạy (giáo án) theo công văn 5512/BGDDT-GDTrH vẫn được dùng cho lớp 10 từ năm học 2022-2023.
Các kế hoạch đều thực hiện theo Công văn 5512
Mục 1.3 nội dung 1 (module 4) "Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh" ghi rõ (trích):
Trong các năm học tới trường trung học phổ thông sẽ có khối lớp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 (khối lớp 10 năm học 2022-2023), có khối lớp vẫn thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (khối lớp 11, 12 năm học 2022-2023).
Vì vậy đối với khối lớp 10 việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện theo Công văn 5512/BGDDT-GDTrH ngày 18/12/2020.
Nội dung bồi dưỡng modul 4 (Ảnh chụp màn hình do tác giả cung cấp)
Tổ chuyên môn dựa vào khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình (đã thực hiện ở bước 1) xây dựng kế hoạch dạy học (tham khảo phụ lục 1 Công văn 5512) và kế hoạch giáo dục của tổ bộ môn (tham khảo phụ lục 2 Công văn 5512).
Tổ chuyên môn phân công cụ thể nhiệm vụ của các giáo viên trong tổ. Giáo viên được phân công cần chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao (tham khảo phụ lục 3 Công văn 5512).
Căn cứ vào đó, cụ thể từng giáo viên sẽ xây dựng kế hoạch bài dạy để thực hiện hoạt động lên lớp hiệu quả (tham khảo phụ lục 4 Công văn 5512).
Như vậy, giáo viên vẫn phải dựa vào phụ lục 1, 2, 3, 4 của Công văn 5512 để xây dựng các kế hoạch theo hướng dẫn của module 4.
Vì sao giáo viên ngán soạn giáo án theo Công văn 5512?
Thứ nhất, giáo án 5512 xây dựng bài học theo 4 bước khiến giáo viên rối bời. Cụ thể, bài giảng gồm các hoạt động: xác định vấn đề, nhiệm vụ học tập; hình thành kiến thức mới; luyện tập và vận dụng. Trong đó, ở phần hoạt động, văn bản trên đưa ra các bước: giao nhiệm vụ học tập, thực hiện nhiệm vụ, báo cáo thảo luận và kết luận đánh giá.
Ngày 5/6/2021, Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam dẫn lời ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, "kịch bản" tổ chức các hoạt động trong bài học là rất ngắn gọn.
Nếu giáo viên xác định trúng vấn đề thì chỉ cần khoảng 2 -3 trang/tiết; một bài 2 tiết thì Kế hoạch bài dạy chỉ khoảng 3-5 trang; không thể dài hàng chục trang như một số thầy, cô đã làm, phản ánh.
Thế nhưng, kế hoạch bài dạy "Nghị luận về một vấn đề xã hội" của module 4 minh họa cho giáo viên trung học phổ thông dài đến 9 trang, cỡ chữ 10,5 ( xem tại đây ) .
Thứ hai, các kế hoạch theo hướng dẫn của Công văn 5512 có sự chồng chéo lẫn nhau. Cụ thể, nhà trường phải thực hiện 4 kế hoạch, đó là: Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục; Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học; Kế hoạch bài dạy (giáo án).
Thực tiễn soạn giáo án theo Công văn 5512 cho thấy, Kế hoạch giáo dục của giáo viên không cần thiết vì chồng chéo với 3 kế hoạch còn lại. Các yêu cầu: tên bài học, số tiết, thời điểm; thiết bị dạy học, địa điểm dạy học đều có trong Kế hoạch bài dạy (giáo án) nên cần bỏ Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học.
Thứ ba, từ khi Bộ Giáo dục ban hành Công văn 5512 thì chợ giáo án rất nhộn nhịp trên mạng xã hội. Theo tìm hiểu của cá nhân người viết, rất nhiều giáo viên mua giáo án này không phải nhằm mục đích học hỏi mà chỉ đối phó với lãnh đạo khi được kiểm tra hồ sơ, sổ sách.
Điều đáng nói là, năm học 2020-2021 và 2021-2022 nhiều tỉnh thành yêu cầu giáo viên bậc phổ thông soạn giáo án theo Công văn 5512 nên thầy cô không dám làm khác. Bởi, Điều lệ trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, Điều 20 quy định: hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đối với giáo viên có Kế hoạch bài dạy (giáo án).
Thay lời kết
Ngày 23/6/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học cho năm học 2021-2022.
Theo đó, năm học 2021-2022, các cơ sở giáo dục trung học thực hiện đồng thời chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 6 và chương trình giáo dục phổ thông 2006 với các lớp 7 đến lớp 12.
Tại Công văn này, Bộ Giáo dục hướng dẫn cụ thể về việc giáo viên các cấp soạn giáo án theo mẫu mới như sau:
- Với lớp 6: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020, các phụ lục ban hành kèm Công văn 5512 được sử dụng để tham khảo trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục và soạn giáo án.
- Với lớp 7 - 12: Thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn; giáo án của giáo viên được soạn theo chương trình cũ của các năm học trước đó.
Như vậy, theo Công văn 2613, chỉ giáo viên dạy lớp 6 mới áp dụng hướng dẫn của Công văn 5512 từ năm học 2021-2022. Đồng thời, mẫu giáo án mới ban hành kèm Công văn 5512 cũng chỉ mang tính tham khảo thay vì "bắt buộc" tất cả các giáo viên phải thực hiện như Công văn 5512 đã từng yêu cầu.
Đáng chú ý, trong phần Tổ chức thực hiện của Công văn 5512 cho biết, trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Bộ Giáo dục (qua Vụ Giáo dục Trung học) để được hướng dẫn giải quyết.
Thực tế, giáo viên cả nước gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại khi soạn giáo án theo Công văn 5512 như tôi đã trình bày phần trên. Thế nhưng, để chuẩn bị thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho lớp 10, Bộ Giáo dục vẫn hướng dẫn giáo viên xây dựng các kế hoạch (module 4) theo Công văn số 5512.
Vậy nên, được biết giáo án 5512 vẫn được dùng cho lớp 10, tôi thất vọng vô cùng! Và chắc chắn giáo viên dạy bậc phổ thông trên khắp cả nước cũng cùng chung tâm trạng này.
Tài liệu tham khảo:
https://hcm.edu.vn/thong-bao/tin-khan-ve-viec-trien-khai-boi-duong-mo-dun-4-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong/ctfull/41012/67255
https://taphuan.csdl.edu.vn/learn/learn/78598068-69638721-69638721/63154894-63163611-1/mo-dun-04-gvpt-mon-ngu-van-thpt.html
https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/vu-truong-vu-giao-duc-trung-hoc-giai-thich-mau-giao-an-5512-va-thu-cong-tac-post218343.gd
https://luatvietnam.vn/giao-duc/cong-van-2613-bgddt-gdtrh-2021-thuc-hien-chuong-trinh-giao-duc-trung-hoc-2021-2022-204323-d6.html
https://luatvietnam.vn/giao-duc/cong-van-5512-bgddt-gdtrh-2020-to-chuc-thuc-hien-ke-hoach-giao-duc-cua-nha-truong-204324-d6.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Hội Giảng dạy Vật lý tổ chức Hội nghị giảng dạy toàn quốc lần thứ 5 Một trong những nội dung trọng tâm của Hội nghị lần này là cùng nhau bàn bạc để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Khoa Vật lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hội nghị giảng dạy Vật lý toàn quốc được tổ chức...