Hai người chèo ván bất ngờ đụng độ với sinh vật to lớn hiện lên từ dưới nước
Đây là sinh vật gì?
Hai người đàn ông đang chèo ván ở ngoài khơi biển phía nam California (Mỹ) thì bất ngờ bị một sinh vật to lớn có hình dáng kỳ lạ ngoi lên từ dưới nước để hỏi thăm. Cả hai đều tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi thấy sinh vật này tới gần mình.
Thì ra đó là một con cá mặt trăng hay cá mola (Tên khoa học là Mola mola). Đây là một loài cá biển cỡ lớn có màu sắc sặc sỡ và thân ngắn. Loài cá này thường bơi sát mặt nước và người ta tin rằng nó đang tắm nắng vì thường thấy chúng bơi ì ạch.
Cá mặt trăng. Ảnh: Pinterest
Loài cá này có thân hình kỳ dị và đồ sộ với thân hình bầu dục tròn dài từ 3,5 đến 5,5m, mình dẹt, đuôi ngắn, đầu tròn, mắt lớn, miệng nhỏ, hai vây ngắn nên nhìn rất mất cân đối. Cấu trúc cơ thể đầu to, thân ngắn cụt ngủn, vây ngắn nên loài cá này bơi rất yếu.
Chính vì thế việc một con cá mặt trăng chậm rãi bơi trên mặt nước và bị phát hiện là điều không hề khó hiểu, cũng chính vì lý do này mà loài cá mặt trăng dễ bị săn bắt. Chúng được xếp vào loài bị đe dọa, mức R trong sách đỏ của IUCN.
Kỳ bí hiện tượng chết chóc khiến mọi sinh vật đóng băng trong nháy mắt
Mặc dù hiện tượng chết chóc này đã được phát hiện cách đây hơn 50 năm, nhưng cho tới ngày nay vẫn còn rất nhiều bí ẩn xoay quanh nó không thể giải thích.
Hiện tượng chết chóc brinicle hay còn gọi là "ngón tay tử thần", là một khối nước mặn cực lạnh chìm xuống đáy biển, khiến nước biển xung quanh đóng băng theo.
Dù được phát hiện lần đầu vào những năm 1960, phải tới năm 2011 đoàn quay phim BBC của Anh mới ghi lại được hiện tượng kỳ thú này tại đáy biển Nam Cực.
Khi băng được hình thành tại các vùng Nam và Bắc cực, các tạp chất như muối bị đẩy ra ngoài, khiến cho bằng trở nên tinh khiết hơn. Đây cũng là lí do tại sao băng được tạo ra từ nước biển không mặn như chính nguồn nước đã tạo ra nó.
Khi muối bị đẩy ra khỏi khối băng, nước xung quanh khu vực đó sẽ trở nên mặn hơn, làm giảm nhiệt độ đóng băng và tăng mật độ của nước.
Chính điều này đã ngăn cho dòng nước xung quanh không bị đóng băng ngay tại thời điểm đó dù đã có nhiệt độ rất thấp. Đồng thời, mật độ nước cao khiến chúng bị chìm xuống dưới đáy.
Khi dòng nước mặn này chìm đến vùng nước biển ấm hơn bên dưới, nước xung quanh dòng nước mặn này sẽ bị đóng băng, tạo nên những "cột băng của cái chết" mà chúng ta được biết đến với tên gọi brinicle.
Khi lớp băng xung quanh brinicle dày lên đến mức nhất định, cột băng này có thể tự duy trì độ lạnh của nó và kéo dài mãi ra dù gặp dòng nước ấm dưới đáy biển.
Đoạn video ghi lại hiện tượng được đoàn làm phim BBC quay dưới nước ở nhiệt độ -2 độ C tại đảo Little Razorback, thuộc quần đảo Ross tại Nam Cực. Toàn bộ quá trình hình thành cột băng brinicle trong video diễn ra rất nhanh, chỉ mất 5-6 tiếng.
Khi brinicle chạm tới đáy biển, nó lập tức tiêu diệt tất cả sinh vật trên đường đi. Khu vực chịu ảnh hưởng có thể rộng tới hàng kilomet vuông.
Tuy nhiên, nạn nhân của brinice thường chỉ là những loài sinh vật bé nhỏ và chậm chạp dưới đáy biển như nhím và sao biển. Trong video, những con nhím và sao biển chậm chạp bị đông cứng ngay khi tiếp xúc với hơi lạnh toát ra từ brinicle.
Những loài động vật có thân hình to lớn như hải cẩu thì lại không bị ảnh hưởng bởi brinicle, thậm chí chúng còn có khả năng phá hủy những cột băng này.
Một số nhà khoa học cho rằng những thành phần có trong khối nước mặn hình thành nên brinicle có thể là nguồn gốc sự sống trên Trái Đất. Mật độ các chất hóa học, acid và chất béo rất cao của nó có thể đã cung cấp năng lượng cần thiết để cho ra đời những nguyên tử phức tạp như ADN.
Vào rừng phát hiện hố sâu như cái giếng, người đàn ông thử thả câu: Kết quả bất ngờ! Người đàn ông này đã thu hoạch được gì? Một người đàn ông khi đi vào rừng đã phát hiện ra một cái hố rất to và sâu. Khi nhìn xuống dưới thì thấy có nước mưa đọng lại nên anh đã quyết định sẽ thả câu thử xem bên dưới có sinh vật gì hay không? Kết quả là chẳng mất nhiều...