Hai người bị đột quỵ nhồi máu não cấp vì trời lạnh
Thời tiết rét đậm là mối nguy hàng đầu với người cao tuổi có tiền sử tăng huyết áp, dễ dẫn đến đột quỵ, nhồi máu não cấp, tử vong nếu không xử trí kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả ( Quảng Ninh) vừa cấp cứu cho hai trường hợp là ông T.V.U. (57 tuổi, phường Cẩm Thịnh) và bà T.T.A. (78 tuổi, phường Cẩm Tây) bị đột quỵ nhồi máu não cấp. Các bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp. Chỉ sau 24 giờ điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết Alteplase, họ đã hồi phục hoàn toàn mọi chức năng và trở về cuộc sống bình thường.
Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Huy Đính, Phó Giám đốc, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, cho biết: “Chúng tôi luôn mong bệnh nhân đến viện trước 3,5 giờ kể từ khi khởi phát. Tuy nhiên, điều này rất khó, chỉ một số ít ca bệnh đến sớm, hầu hết đều tới viện muộn”.
Bác sĩ Đính cũng cho biết nhiều trường hợp nhập viện sau 2-3 ngày. Khi đó, điều trị rất khó khăn, khả năng hồi phục hạn chế. Trong cấp cứu nhồi máu não cấp, thời gian là vàng. Nếu bệnh nhân nhồi máu não đến viện trước 4-5 giờ, đủ điều kiện dùng thuốc tiêu sợi huyết Alteplase thì khả năng hồi phục gần như hoàn toàn.
Thời tiết lạnh khiến nhiều người cao tuổi, trung niên gia tăng nguy cơ đột quỵ. Ảnh: Freepik.
Vị chuyên gia cũng khuyến cáo thời tiết thất thường có tác động nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Đặc biệt, người mang bệnh lý tim mạch, cao huyết áp…, dễ có nguy cơ tai biến mạch não, nhồi máu não. Do đó, chúng ta cần bảo vệ sức khỏe bằng cách giữ ấm cơ thể, nhà cửa, không tập thể dục quá sớm, ăn uống đủ chất tăng sức đề kháng…
Người cao tuổi cần kiểm soát tốt bệnh lý nền và thường xuyên tái khám theo hẹn của bác sĩ. Người trung niên, cao tuổi cần giữ ấm cơ thể khi đi ngủ và mỗi khi ra khỏi phòng, kể cả đi bộ buổi sáng, tránh để cơ thể lạnh đột ngột.
Chúng ta nên giữ thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục, uống nhiều nước vào sáng sớm khi mới ngủ dậy, ăn đủ bữa trong ngày, đặc biệt là bữa sáng. Thêm vào đó, người dân cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành, nhiều cá, ít thịt cũng, sử dụng vừa phải lượng muối, mỡ trong món ăn, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia…
Hiện nay, người cao tuổi trong thời tiết lạnh dễ bị tổn thương mạch não, cơ chế điều hòa tuần hoàn não cũng kém hơn bình thường dẫn đến đột quỵ nhồi máu não. Tăng huyết là căn nguyên gây ra 80% ca đột quỵ nhồi máu não tại Việt Nam.
Video đang HOT
Chúng ta cần lưu ý các triệu chứng của đột quỵ nhồi máu não cấp như liệt vận động hoặc rối loạn cảm giác ở một bên của cơ thể (chi trên, dưới hay tê bì các chi); trễ một bên miệng, nói khó; mắt mờ, giảm thị lực hoặc mù hoàn toàn một bên mắt; đột ngột đau đầu dữ dội, đặc biệt kèm theo buồn nôn, nôn hay chóng mặt; loạng choạng và mất phối hợp động tác…
Khi phát hiện người có triệu chứng trên cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện gần nhất. Người nhà nên sơ cứu cho nạn nhân bằng cách đặt nằm cao đầu, nằm nghiêng một bên nếu có nôn, rối loạn ý thức; đắp chăn mỏng cho người bệnh để tránh sự mất nhiệt. Đặc biệt, chúng ta tuyệt đối không cho người bệnh ăn uống bất cứ thứ gì, kể cả thuốc hạ huyết áp.
Thay đổi lối sống chính là cách giúp bạn phòng tránh đột quỵ
Việc thay đổi hướng tới một lối sống lành mạnh và tích cực hơn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, đây là cách đơn giản nhất để phòng tránh đột quỵ và bảo vệ hệ tim mạch.
1. Số người chết vì bệnh đột quỵ nhiều hơn người bị ung thư
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đột quỵ nằm trong Top 3 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cùng với bệnh tim mạch và ung thư. Tuy nhiên, đột quỵ lại đứng đầu trong bảng xếp hạng tỉ lệ gây tàn tật ở người trưởng thành.
Báo cáo của Tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO) cho biết mỗi năm thế giới có 17 triệu ca đột quỵ, trong đó 6 triệu trường hợp tử vong, 5 triệu người sống sót với các di chứng tàn tật trong thời gian dài, thậm chí cả đời.
Tại Việt Nam số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ tăng từ 1,7% lên 2,5% trong 3 năm gần đây, trong đó tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp 4 lần nữ. Đặc biệt, độ tuổi bị đột quỵ đang dần trẻ hoá, từ 40 - 45 tuổi trong khi trước đây là ở độ tuổi 60 trở lên.
Số người có thể tránh được di chứng sau đột quỵ rất ít, không đến 10%, còn lại hầu hết các bệnh nhân đều gánh chịu các di chứng nặng nề sau đột quỵ như liệt nửa người, liệt toàn thân, tâm thần, bại não,...
Đột quỵ nằm trong Top 3 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cùng với bệnh tim mạch và ung thư - Ảnh Internet
Tuy nhiên, có những bệnh nhân sẽ tử vong sau khi lên cơn đột quỵ, thống kê cho thấy trên thế giới sẽ có 200.000 người bị đột quỵ/năm, 1/2 số bệnh nhân sẽ tử vong. Con số này cao hơn số ca tử vong do bệnh ung thư, thường là 94.000 ca bệnh nhân tử vong vì ung thư mỗi năm.
Ths.BS Hoàng Thị Phú Bằng, Viện Tim mạch quốc gia (BV Bạch Mai) cho biết, tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch, 8/10 bệnh nhân đột quỵ lần đầu đều mắc bệnh tăng huyết áp.
Thậm chí, một nghiên cứu tại BV Đà Nẵng với 754 bệnh nhân đột quỵ (76% trên 53 tuổi) còn chỉ ra 95% bệnh nhân đột quỵ có kèm theo tăng huyết áp. Trong số đó 48,5% bệnh nhân đột quỵ do xuất huyết và 51% bệnh nhân trong số này tử vong sau 28 ngày điều trị; 43,5% bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu và 20% tử vong. 8% còn lại không xác định được nguyên nhân.
2. Thay đổi lối sống để phòng tránh bệnh đột quỵ
GS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội tim mạch VN cho biết, năm 2000, Việt Nam mới có khoảng 16% người lớn bị tăng huyết áp, năm 2009 tăng lên 25% và đến nay con số này đã vọt lên trên 47%, tương đương gần 21 triệu người bị mắc bệnh tăng huyết áp.
Mỗi năm, số người tử vong vì tăng huyết áp mỗi năm cao gấp 10 lần so với số người tử vong vì tai nạn giao thông. Chính vì vậy,mọi người đều cần phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Một người được xác định tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu 140/90mmHg. Việc điều trị đảm bảo huyết áp mục tiêu 140/90mmHg sẽ giúp giảm các biến cố tim mạch, đặc biệt giảm đáng kể tỉ lệ tử vong liên quan đột quỵ não.
Các bác sĩ đặc biệt nhấn mạnh giải pháp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả nhất là kiểm soát tăng huyết áp đúng, đủ và lâu dài.
Xây dựng một lối sống khỏe mạnh sẽ giúp bạn phòng tránh đột quỵ (nguồn: Internet)
Để điều trị tăng bệnh huyết áp, bệnh nhân cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
- Giảm cân nếu bệnh nhân bị thừa cân hoặc gặp tình trạng béo phì để có một thân hình khỏe mạnh.
- Ăn dưới 5g/muối một ngày, cắt giảm lượng chất béo cũng như lượng calo vào cơ thể, lưu ý nên ăn các món ăn thanh đạm như rau xanh và trái cây.
- Tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng, như đi bộ vào sáng sớm và sau bữa ăn tối. Việc này sẽ giúp bạn cải thiện huyết áp cũng các bệnh khác trong người.
- Người bị tăng huyết áp không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích.
- Bổ sung cho cơ thể các chất như vitamin, canxi, sắt qua thực phẩm hoặc thuốc để cơ thể được đủ chất.
Bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và uống thuốc theo đơn cụ thể. Tăng huyết áp là bệnh phải điều trị lâu dài, thậm chí điều trị suốt đời.
Bệnh nhân thường mắc sai lầm khi dùng thuốc thấy huyết áp giảm là ngưng điều trị, điều này rất nguy hiểm bởi huyết áp sẽ tăng lại, thậm chí còn có chỉ số cao hơn trước khiến bạn có nguy cơ đột quỵ cao hơn.
Nếu bạn thay đổi lối sống theo hướng tích cực và lành mạnh như trên, bạn có thể giảm huyết áp từ 10 - 20 mmHg, tương đương với một thuốc điều trị hạ áp. Điều này thật bất ngờ phải không nào? Chỉ cần vài thay đổi nhỏ trong cuộc sống mà bạn đã có liều thuốc hạ áp hoàn toàn tự nhiên lại còn giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
Giảm nguy cơ tái phát đột quỵ với chế độ ăn uống thông minh Với khả năng làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ đối với bệnh tim mạch, chất xơ một phần của một chế độ ăn lành mạnh cho tim. Chất xơ còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, thúc đẩy và ngăn ngừa bệnh tiêu hóa và giúp kiểm soát cân nặng - những nguy cơ gây tái phát đột quỵ. Phòng ngừa...