Hai nam sinh tử vong khi đi ngoại khóa: Không phải chuyện “xách ba lô lên” là đi được
Hai học sinh tử vong trong các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức khiến dư luận đặc biệt quan tâm tới việc tổ chức hoạt động này hiện nay thực tế ra sao.
Phụ huynh đặc biệt thắc mắc trong buổi ngoại khóa có hoạt động học không hay đó chỉ là những buổi vui chơi giải trí của học sinh với những trò chơi mạo hiểm, thiếu an toàn?
Trả lời vấn đề này, thầy Phan Huy Chính – Hiệu trưởng Trường THPT Vạn Xuân (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết hoạt động ngoại khóa được quy định rất cụ thể và trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục cũng có yêu cầu thực hiện hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.
Ngoài ra, trong chương trình giáo dục phổ thông mới thì hoạt động trải nghiệm cũng được chú trọng. Các buổi ngoại khóa bản chất cũng là hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
“Đa số hiện nay các trường THPT ở thành phố lớn đều tổ chức cho học sinh đi ngoại khóa với tần suất 1-2 lần/năm. Tất nhiên, để có thể đưa học sinh đi phải lên kế hoạch cụ thể khi nào đi, thành phần gồm những ai… để trình Sở GD&ĐT.
Trong hướng dẫn về thực hiện hoạt động trải nghiệm của Bộ GD-ĐT cũng có gợi ý nên cho học sinh đến các di tích lịch sử để thông qua hoạt động trải nghiệm, tham quan các em nắm rõ hơn về lịch sử”, thầy Phan Huy Chính nói.
Buổi ngoại khóa phải gắn liền với việc học của học sinh. (Ảnh minh họa)
Theo thầy Phan Huy Chính, đa số học sinh đều hào hứng với những chuyến đi trải nghiệm, phụ huynh cũng muốn con mình được đi thăm thú vừa để giải tỏa căng thẳng sau những giờ học trên lớp vừa giúp học sinh tích lũy kiến thức.
Video đang HOT
Xuất phát từ những điều đó dù biết có thể có rủi ro nhưng trường THPT Vạn Xuân vẫn có gắng cho học sinh đi trải nghiệm 1 lần/năm.
Về việc lựa chọn điểm đến, thầy Phan Huy Chính cho biết, học sinh bây giờ thích mạo hiểm, nếu ban giám hiệu không cân nhắc tính toán kỹ lưỡng dễ thỏa hiệp với học sinh đến những khu mạo hiểm, khó kiểm soát là dễ xảy ra nguy cơ rủi ro. Nhà trường nên tìm kiếm nơi an toàn cho học sinh hoạt động ngoại khóa để đảm bảo vừa chơi vừa học.
Trong khi đó, ông Lê Hồng Vũ – Trưởng phòng GD&ĐT Tây Hồ (Hà Nội) cho hay, về việc tổ chức các buổi hoạt động trải nghiệm ở quận Tây Hồ, trước mỗi chuyến đi, các trường phải thực hiện quy trình rất chặt chẽ.
Nhà trường phải xây dựng kế hoạch với sự đồng thuận của hội cha mẹ học sinh. “Từ kế hoạch đó, Phòng GD&ĐT xem xét, nếu hợp lý chúng tôi mới đề xuất UBND quận phê duyệt, khi được phê duyệt mới được phép tiến hành tổ chức chứ không phải nhà trường thích là đưa học sinh đi.
Hơn nữa, các điểm đến cũng thế, không phải nhà trường chọn đơn vị nào cũng được. Các đơn vị đó phải nằm trong danh sách được UBND quận thẩm định về năng lực, chức năng.
Tần suất tổ chức trung bình nhà trường cho đi tầm 1-2 lần và tất nhiên bán kính cho phép cũng phải trong quy định chứ không phải học sinh mầm non mà đưa các em đi trải nghiệm hàng trăm cây số thì không được”, ông Vũ cho biết.
Theo ông Vũ, Sở Giáo dục có quy định rõ với học sinh mầm non đi trải nghiệm trong bán kính 10km trong thành phố, học sinh tiểu học bán kính 30km, THCS khoảng 50-60km…
“Tôi cũng không hiểu tại sao nhà trường chọn cho học sinh chơi trò chơi mạo hiểm… Trong kế hoạch thường quận tôi xây dựng đi theo chủ đề trải nghiệm. Với chủ đề nào thì đến điểm đến đó.
Có những trải nghiệm về lịch sử thì đến di tích lịch sử, văn hóa còn với chủ đề trải nghiệm thiên nhiên đến khu sinh thái, nhà vườn để đảm bảo vừa học vừa chơi”, ông Vũ nói.
Trước đó, sáng ngày 13/1, Trường Tiểu học Âu Dương Lân (Quận 8, TP.HCM) tổ chức cho 400 học sinh đi ngoại khóa tại khu du lịch Đại Nam (tỉnh Bình Dương). Không may, một học sinh nam lớp 4 rơi xuống vùng biển nhân tạo (khu vực dành cho học sinh tiểu học).
Sau khi được phát hiện và đưa lên bờ, nam sinh được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bình Dương rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) điều trị. Đến tối 14/1, em này tử vong.
Cũng trong ngày 14/1, tại khu du lịch Đảo Ngọc Xanh (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ), tàu lượn đang trong quá trình vận hành thì bất ngờ một khoang chở khách rơi ra khỏi đường ray.
Sự cố khiến 3 học sinh THPT ở huyện Đông Anh (Hà Nội) đang tham gia hoạt động dã ngoại do nhà trường tổ chức tại đây gặp nạn. Trong đó, 1 học sinh bị đập đầu xuống nền bê tông bất tỉnh, tuy được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi, 2 em còn lại bị thương.
Đưa Luật An ninh mạng vào dạy học sinh THPT: Ai dạy?
Bộ GD-ĐT vừa công bố chương trình môn giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông. Theo đó, từ lớp 10, học sinh được học về Luật An ninh mạng.
Thông tư được áp dụng đối với các trường trung học phổ thông (THPT), trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp THPT và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo Bộ GD-ĐT, môn giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực chung được quy định trong chương trình tổng thể thông qua năng lực đặc thù của môn học là: năng lực nhận thức các vấn đề quốc phòng, an ninh và năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng quân sự đã học vào cuộc sống. Luật An ninh mạng là một trong những nội dung học của môn giáo dục quốc phòng và an ninh.
Cụ thể, học sinh phải đạt các yêu cầu: Nêu được một số khái niệm cơ bản về mạng, an ninh mạng, bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường không gian mạng; Hiểu rõ nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng; Bảo mật được thông tin cá nhân, cảnh giác trước những thủ đoạn xâm nhập, phát tán mã độc, thông tin giả trên mạng...
Học sinh THPT sẽ được học Luật An ninh mạng
Trao đổi với Báo Phụ Nữ TPHCM, thầy Phan Huy Chính - Hiệu trưởng Trường THPT Vạn Xuân (H. Hoài Đức, Hà Nội) đặt câu hỏi tại sao không tích hợp việc giáo dục Luật An ninh mạng trong bộ môn tin học mà lại tích hợp vào môn giáo dục an ninh quốc phòng.
"Một thực tế mà chúng ta đều thấy là tin học sẽ gần với chuyên ngành an ninh mạng hơn và giáo viên tin học cũng sẵn nghiệp vụ về an ninh mạng nên sẽ thuận lợi hơn", thầy Chính nói.
"Hiện nay về máy móc phục vụ cho việc giảng dạy thì nhà trường cũng đã được trang bị, việc làm thế nào chống lại các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội phải là chuyên ngành của giáo viên tin học chứ không phải của giáo viên môn giáo dục an ninh quốc phòng? Giáo viên giáo dục quốc phòng làm gì có chuyên môn này?", thầy Chính đặt câu hỏi.
Theo thầy Chính, việc giảng dạy về an ninh mạng cho học sinh là tốt vì nếu sớm hiểu luật, các em sẽ không phạm luật.
"Đôi khi học sinh vô tình chia sẻ một video bạo lực học đường, clip thiếu văn hóa nhưng bản thân các em lại không biết mình đang vi phạm Luật An ninh mạng.
Lâu nay nhà trường cũng thường xuyên phổ biến cho học sinh về việc sử dụng mạng xã hội thế nào cho đúng. Tuy nhiên, chỉ có thể nói sơ qua với học sinh trong tiết chào cờ đầu tuần chứ chưa có nhiều thời gian nói sâu, nói cụ thể và bài bản.
Tôi mong khi chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai việc giáo dục Luật An ninh mạng nhưng phải dạy thật sự chứ không theo kiểu hình thức, cưỡi ngựa xem hoa", thầy Chính nói.
Thầy Trần Đức Ngọc - Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (TP. Hải Phòng) cho biết, môn giáo dục quốc phòng và an ninh mới được đưa vào chương trình chính khóa nên ở một số cơ sở giáo dục giáo viên cũng chưa chính quy, bài bản.
"Các thầy cô dạy môn giáo dục quốc phòng và an ninh có thể là giáo viên thể dục, có trường thiếu giáo viên phải nhờ ban chỉ huy quân sự của tỉnh hỗ trợ...
Giáo dục an ninh mạng cho học sinh theo tôi là điều cần thiết và nên làm. Bây giờ là thời đại công nghệ 4.0, học sinh hoàn toàn có thể tìm kiếm trên mạng xã hội các thông tin liên quan văn hóa, an ninh hay chủ quyền đất nước, do đó các em cần được định hướng giáo dục sớm", thầy Trần Đức Ngọc nói.
Không phải cứ thu tiền, đưa các học sinh đi ngoại khóa là hoạt động trải nghiệm Bộ GD- ĐT cho biết, hoạt động trải nghiệm là nội dung chính khóa bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới, các nhà trường cần hiểu đúng tinh thần để thực hiện có hiệu quả. Năm học 2020-2021, lần đầu tiên chương trình giáo dục phổ thông mới được đưa vào triển khai với học sinh lớp 1. Đây là...