Hai lý do làm tình báo của Jack Thomas
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, Ai Cập được Cục tình báo Mossad của Israel quan tâm đặc biệt.
Bị các nước Ả Rập tẩy chay hoàn toàn, hoạt động tình báo của Israel ở Ai Cập gặp rất nhiều khó khăn.
không chỉ công dân Israel, mà ngay cả những người nước ngoài đã từng đến thăm Israel cũng không được đến Ai Cập. Giải pháp duy nhất là sử dụng các điệp viên nằm vùng. Một trong số đó là Jack Leon Thomas.
Jack Thomas (tên thật là Tovmasian) sinh ra trong một gia đình người Armenia. Bố mẹ anh không giàu lắm, nhưng đã làm mọi cách để con trai được học hành tử tế. Tuổi thơ và tuổi trẻ của Jack trôi qua ở Cairo. Hồi học phổ thông, Jack nổi tiếng học giỏi và ham hiểu biết. Jack thích toán, vật lý và các môn khoa học chính xác. Nhưng anh đặc biệt thích học ngoại ngữ và ngay từ khi còn trẻ, đã thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Ả Rập, tiếng Armenia. Sau đó, anh học thêm tiếng Do Thái.
Năm 1956, Jack Thomas chuyển đến Beirut, rồi từ đó đến Cologne, Tây Đức, nơi anh làm việc hai năm trong một hãng buôn lớn. Mùa thu năm 1958, Jack gặp một thanh niên người Liban tên là Emil. Emil khá giàu nên thường mời Jack Thomas đi cà phê, nhà hàng và luôn luôn trả liền cho Jack Thomas. Đôi bạn trẻ thường xuyên gặp nhau và dốc bầu tâm sự. Ngoài đề tài phụ nữ, thể thao, họ còn nói về các sự kiện chính trị, đặc biệt là ở Trung Đông. Jack Thomas không giấu giếm người bạn mới của mình thái độ ác cảm đối với Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser.
Mối thiện cảm và tin cậy lẫn nhau giữa họ ngày càng tăng. Jack bắt đầu làm việc cho tình báo Israel mà không hề biết. Một lần, đôi bạn đang ngồi trong nhà hàng, bỗng Emil quay sang Jack và nói: “Cậu có thể kiếm được rất nhiều tiền, nếu đồng ý trở lại Ai Cập để tham gia cuộc chiến chống Nasser”.
Khi Jack đề nghị bạn nói rõ hơn, Emil đáp: cậu sẽ cung cấp thông tin cho cơ quan tình báo của một trong những quốc gia phương Tây thành viên NATO. Emil không nói rõ quốc gia nào, Israel tất nhiên không được nhắc đến. Mặc dù lời đề nghị của bạn khá bất ngờ, nhưng từ lâu Jack đã mơ hồ dự đoán rằng Emil có liên hệ với cơ quan tình báo phương Tây nào đó. Không một chút do dự, Jack nhận lời và nói rằng tiền tất nhiên là cần thiết, nhưng điều đặc biệt quan trọng đối với anh là có thể góp phần mình vào cuộc đấu tranh chống lại chế độ Nasser.
Isser Harel – Giám đốc Mossad từ 1953-1963.
Mặc dù Jack không phải là người Do Thái, nhưng tư tưởng và lập trường không khoan nhượng của anh đối với nhà độc tài Nasser đã tạo mọi lý do để tuyển mộ anh làm việc cho Mossad, dẫu rằng lúc đầu dưới lá cờ khác. Nhà tình báo nổi tiếng của Israel Wolfgang Lotz từng viết rằng việc ông đến Ai Cập được hoạch định như một chiến dịch quân sự quan trọng. Điều tương tự cũng có thể nói về Jack Thomas. Chương trình đào tạo của Jack hoàn toàn mang tính chất cá nhân, nhưng hết sức đầy đủ và có mục đích – anh được các chuyên gia giảng dạy về những vấn đề cơ bản của hoạt động tình báo tại một ngôi nhà bí mật ở Cologne.
Năm 1958, Jack trở lại Cairo và ngay lập tức bắt tay thành lập một mạng lưới tình báo. Anh chứng tỏ là một nhà tuyển mộ tài năng và giải quyết được nhiệm vụ khó khăn này khá nhanh – tập trung vào những người cùng chí hướng, anh tìm được những nguồn thông tin có giá trị và đáng tin cậy. Nhờ tính cách hòa đồng, dễ gần gũi, Jack đã có thêm nhiều bạn mới, và dần dần tích lũy được kinh nghiệm của một nhà tình báo chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Gaml Abdel Nasser – cựu Tổng thống Ai Cập.
Một lần, Jack gặp Mohammad Hasan, người bạn học cũ từng đá bóng với anh ở trường phổ thông. Tất nhiên, cả hai đều rất vui. Hóa ra, Mohammad là sĩ quan quân đội đang phục vụ tại một căn cứ quân sự của Ai Cập. Đôi bạn bắt đầu đi lại với nhau. Vốn là người thường xuyên thiếu tiền, có lần, Mohammad phàn nàn với Jack về những khó khăn tài chính của mình, bảo rằng chỉ những sĩ quan con nhà giàu mới sống sung túc. Quả thật, Mohammad thích tiêu xài, sau giờ làm việc anh ta hay đến nhà hàng và thường xuyên thay đổi bạn gái. Sau một thời gian, Jack nói thẳng với Mohammad rằng anh ta có thể kiếm được nhiều tiền nếu cung cấp các tài liệu mật mà mình có khả năng tiếp cận, để Jack sao chụp lại và gửi sang châu Âu.
Jack Thomas không mất nhiều thời gian để thuyết phục bạn – trước hết, Mohammad quan tâm đến số tiền có thể nhận được, và rất bất ngờ khi biết nó còn nhiều hơn những gì anh ta mong đợi.
Chỉ ba ngày sau cuộc trò chuyện này, Jack Thomas nhận được một chồng tài liệu, gồm các thông tin về năng lực tác chiến của các đơn vị quân đội Ai Cập, về thiết bị quân sự của nước này và thậm chí cả về các chiến dịch chống Israel đã được lập kế hoạch. Những thông tin giá trị này được cung cấp bởi hai thanh niên đồng hương Armenia, một vũ nữ Do Thái và các điệp viên khác do Jack Thomas tuyển mộ. Jack Thomas và nhóm của anh nhận được nhiều thông tin đến nỗi đôi khi họ không kịp chuyển đi kịp thời. Sau đó, anh tuyển thêm Karapet Tokilian, một nhiếp ảnh gia giàu kinh nghiệm, giúp xử lý thông tin để đẩy nhanh quá trình cung cấp cho Trung tâm.
Thỉnh thoảng, Jack đến Đức và các nước châu Âu khác để gặp các sếp của mình mà anh nghĩ là các quan chức cấp cao của NATO. Anh chuyển cho họ các thông tin quân sự, đổi lại nhận tiền và nhiệm vụ mới. Trong một chuyến đi như vậy, Jack làm quen với cô gái Đức trẻ đẹp tên là Katie Bendorf, và chỉ hai tuần sau họ kết hôn. Katie chuyển đến Cairo. Người vợ trẻ không chỉ bổ sung quân số của mạng lưới tình báo mà còn trở thành trợ lý đắc lực của Jack Thomas, sau đó, cô trở thành nữ hiệu thính viên.
Wolfgang Lotz – nhà tình báo nổi tiếng của Israel.
Ở Cairo, Jack Thomas còn thành lập một công ty thương mại chuyên xuất khẩu đồ lưu niệm và tác phẩm nghệ thuật của Ai Cập sang các nước châu Âu.
Trong một cuộc gặp với người đại diện cơ quan tình báo, Jack Thomas biết rằng anh làm việc cho tình báo Israel, chứ không phải NATO. Thông tin này không làm Jack quá ngạc nhiên – do tính chất công việc, từ lâu anh đã lờ mờ nhận ra rằng thông tin anh cung cấp trước hết phải được Israel quan tâm. Việc nhận ra sự thật không hề lay chuyển quyết tâm tiếp tục công việc của Jack – vẫn như xưa, anh căm ghét chế độ Nasser, đồng thời cảm thông với nhà nước Do Thái dân chủ non trẻ. Anh cho rằng số phận của người Do Thái và người Armenia có rất nhiều điểm tương đồng.
Trở lại Cairo, Jack Thomas càng thêm khát khao thực hiện công việc nguy hiểm của mình.
Ít lâu sau, Katie Bendhof sang Amsterdam để tham gia khóa huấn luyện liên lạc viên vô tuyến điện. Là một học sinh xuất sắc, chỉ sau vài tuần, cô đã nắm vững những kỹ năng cần thiết. Giờ đây, liên lạc với Trung tâm trở nên liên tục và cơ động – Thomas và nhóm của anh nhận nhiệm vụ qua đài phát thanh, đồng thời chuyển thông tin của mình theo cách tương tự. Cuốn tiểu thuyết “Đất lành” của nữ văn sĩ Mỹ Pearl Buck được dùng làm sách mật mã.
Những chỉ dẫn của Trung tâm tình báo luôn ngắn gọn và rõ ràng, nhưng đôi khi cũng ẩn chứa cả lời cảm ơn vì những thông tin được truyền đi trước đó, bởi nhờ có Jack Thomas, Mossad luôn luôn kịp thời nhận được các mệnh lệnh và chỉ thị quan trọng của Bộ Chiến tranh Ai Cập.
Một đặc điểm nổi bật của nhà tình báo Jack Thomas là kỹ năng làm việc với mọi người – sự giản dị trong giao tiếp và cách trò chuyện thẳng thắn của anh gây ấn tượng tốt đẹp đối với những người xung quanh. Anh biết cách thu phục bất kỳ người đối thoại nào, khiến họ gắn bó với anh lâu dài. Vẫn như xưa, Mohammad Hasan là người cung cấp thông tin có giá trị trong mạng lưới tình báo do Jack Thomas thành lập, và giúp nhận được nhiều loại thông tin. Anh thường mời Jack và Katie đi dạo dọc kênh đào Suez, nơi đặt các căn cứ quân sự quan trọng nhất. Trở về sau những chuyến đi như vậy, họ cùng nhau viết báo cáo để chuyển cho Mossad.
Thủ đô Cairo trong những năm 50 thế kỷ trước.
Tình báo Israel nhận được từ Jack Thomas những thông tin rất có giá trị về ngành công nghiệp quốc phòng của Ai Cập do hai anh em Georges và Mascouf Domakian cung cấp. Nhờ làm việc tại các nhà máy quốc phòng, họ nắm được những thông tin quan trọng và đáng tin cậy về việc sản xuất vũ khí ở Ai Cập, cũng như về những thiết bị quân sự do Liên Xô viện trợ.
Hoạt động của Jack Thomas và mạng lưới tình báo của anh mang lại nhiều kết quả và được Trung tâm đánh giá cao. Dần dần, Jack và Katie tỏ ra quá tự tin, có đôi lúc, họ mất cảnh giác, và cuối cùng, điều đó đã dẫn tới thất bại.
Cần lưu ý rằng trước đó lực lượng phản gián Ai Cập đã bắt đầu xác định được nguồn phát sóng vô tuyến của Katie. Họ vô cùng lo lắng – ý nghĩ rằng ở đâu đó bên cạnh, các điệp viên Israel đang chuyển đi những thông tin quan trọng cho Mossad mà không thể ngăn chặn được khiến họ cảm thấy bị sỉ nhục. Các trạm ra đa định hướng của họ hoạt động liên tục nhưng không xác định được gì. Cuối cùng, may mắn đã đến với người Ai Cập từ một phía khác rất ít được chờ đợi.
Tháng 5/1960, Jack Thomas nhận nhiệm vụ tuyển mộ một sĩ quan quân đội Ai Cập, ưu tiên phi công. Nhiệm vụ còn sơ bộ, cần phải chờ hướng dẫn chi tiết của cấp trên, nhưng Jack không chờ được. Xuất phát từ quan niệm của mình, anh quyết định tuyển mộ một sĩ quan trẻ, tín đồ Ky tô giáo tên là Adiv Hann Carles. Sau một thời gian ngắn tìm hiểu về viên sĩ quan này, Jack Thomas trực tiếp đề nghị anh ta cung cấp các thông tin quân sự. Bề ngoài, Carles tỏ vẻ đồng ý, nhưng ngay lập tức anh ta báo cáo cho chỉ huy về đề nghị của Jack. Cơ quan phản gián Ai Cập vào cuộc và tiến hành theo dõi vợ chồng Jack Thomas.
Nhận thấy điều đó, Jack kịp thời cảnh báo các cộng sự của mình về mối nguy hiểm, tìm lối thoát và chuẩn bị hộ chiếu cho vợ và cho mình dưới những cái tên khác. Kết quả là Katie, vũ nữ Do Thái và một số điệp viên khác đã trốn thoát. Vào tháng 1/1961, Jack Thomas và một số thành viên nhóm của anh bị bắt.
Phiên tòa xét xử Jack Thomas cùng các cộng sự được mở sau hơn một năm điều tra. Jack nói rằng anh làm gián điệp cho Israel vì hai lý do – vì căm thù chế độ Nasser và vì tiền. Khi công tố viên buộc tội anh phản bội, Jack trả lời: “Tôi không phải là kẻ phản bội. Tôi chưa bao giờ coi mình là người Ai Cập. Người Armenia ở Ai Cập là thiểu số và bị phân biệt đối xử”.
Tòa án quân sự đã kết án tử hình Jack Thomas. Ngày 20/12/1962, anh bị treo cổ.
Hướng tới 'Sáng tạo, đổi mới và thực hiện bằng tiếng Pháp'
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19 đã khai mạc ngày 4/10 tại Trung tâm tiếng Pháp quốc tế, trong khuôn viên của lâu đài Villers-Cotterêts, cách thủ đô Paris 80 km.
Tại nơi này cách đây gần 500 năm, vua Franois I đã ký sắc lệnh chính thức sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ hành chính vào tháng 8/1539, thay thế tiếng Latinh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Trưởng đoàn các nước Pháp ngữ và khách mời chụp ảnh chung. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Với chủ đề: "Sáng tạo, đổi mới và hành động bằng tiếng Pháp", Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19 thu hút sự tham gia của gần 160 phái đoàn và 60 nguyên thủ quốc gia hoặc chính phủ, đến từ gần 100 nước trong đó có 88 quốc gia thành viên và quan sát viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF). Đoàn Việt Nam do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu tham gia các hoạt động của hội nghị.
Đây là lần thứ 3 nước Pháp đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ và là lần đầu tiên sự kiện được tổ chức tại lâu đài đài Villers-Cotterêts. Năm thế kỷ sau sắc lệnh của vua Franois I, tiếng Pháp đã trở thành phương tiện giao tiếp và chia sẻ của một phần không nhỏ trên thế giới. Đây cũng là lần thứ 3, Pháp đăng cai hội nghị được tổ chức 2 năm một lần này. Năm 1986, Pháp đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ nhất tại Versailles, và Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 4 cũng đã tại thủ đô Paris năm 1991, cách đây 33 năm.
Theo nhận định của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đại gia đình cộng đồng nói tiếng Pháp, với 321 triệu người sống trên khắp 5 châu, đóng vai trò quyết định trong sự hòa hợp của các quốc gia, nhằm duy trì các giá trị dân chủ và tôn trọng nhân quyền và sự đa dạng. Bên cạnh đó các nước và lãnh thổ nói tiếng Pháp do cùng sử dụng một ngôn ngữ và chia sẻ các giá trị chung, nên có lợi thế vô cùng to lớn trong việc tăng cường trao đổi, dù là thương mại, giáo dục hay văn hóa. Trong bối cảnh hiện nay, đưa sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ vào lĩnh vực kỹ thuật số là một trong những thách thức của thế kỷ văn minh này và trí tuệ nhân tạo (AI) có thể trở thành tài sản tuyệt vời đối với tiếng Pháp cũng như các ngôn ngữ khác, nếu biết tận dụng thế mạnh của AI. "Hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ cho phép chúng ta khám phá những con đường hợp tác mới, bởi vì việc giải quyết những thách thức này sẽ là nhiệm vụ của chúng ta trong nhiều thập kỷ tới. Điều này đòi hỏi chúng ta phải đoàn kết và nỗ lực", Tổng thống Pháp khẳng định và cho rằng Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, với sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên, đã, đang và sẽ cần phải tiếp tục thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Trưởng đoàn các nước Pháp ngữ và khách mời chụp ảnh chung. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Về phần mình, Tổng thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, Louise Mushikiwabo, cũng cho rằng hội nghị thượng đỉnh lần này là đỉnh cao của một hành trình, được khởi động từ năm 2019, về hiện đại hóa, tái tập trung và triển khai các hoạt động tối ưu nhất nhằm phục vụ người dân, đặc biệt là phụ nữ và giới trẻ. "Nhận thức được những thách thức địa chính trị và xã hội ảnh hưởng đến thế giới và khu vực nói tiếng Pháp, ý thức được tầm quan trọng của chuyển đổi kỹ thuật số, quan tâm đến các vấn đề giáo dục, tập trung thúc đẩy sự hấp dẫn kinh tế và khả năng làm việc trong đó có tính đến các thách thức môi trường, cam kết đa dạng hóa văn hóa, quan tâm đến sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới và trên hết lắng nghe tiếng nói của giới trẻ, hy vọng rằng với tất cả những hành động này, Tổ chức của chúng ta sẽ tiến nhanh hơn, cao hơn và mạnh mẽ hơn", bà Louise Mushikiwabo bày tỏ.
Trong 2 ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19, lãnh đạo các nước thành viên cùng nhau xem xét báo cáo của Tổng thư ký về hoạt động của OIF thời gian qua, báo cáo của Diễn đàn Bộ trưởng lần thứ 45 (CMF-45), thông cáo của Liên minh nghị viện Pháp ngữ (APF), trao đổi về các vấn đề thời sự và các cuộc khủng hoảng quốc tế lớn hiện đang có nguy cơ bùng phát, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cộng đồng quốc tế nói chung và các quốc gia có sử dụng tiếng Pháp nói riêng.
Xoay quanh chủ đề "Sáng tạo, đổi mới và thực hiện bằng tiếng Pháp", Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 19 cũng là dịp để các nguyên thủ quốc gia và chính phủ tập trung mối quan tâm vào sự sáng tạo, đổi mới và tinh thần kinh doanh, những nhân tố quyết định cho tương lai của tiếng Pháp. Đặc biệt, phiên thảo luận chuyên đề bàn tròn với chủ đề "Sáng tạo, đổi mới và tạo việc làm bằng tiếng Pháp cho thanh niên" thu hút sự tham gia lần đầu tiên của các nhà sáng tạo trẻ, các nhà đổi mới và doanh nhân.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh, nhiều sự kiện văn hóa, kinh tế đã được tổ chức. Trong khi Làng Pháp ngữ làm nổi bật sự phong phú được thể hiện ở các gian hàng của nhiều quốc gia, thì Ngày hội Pháp ngữ góp phần tôn vinh sự đa dạng văn hóa thông qua tiếng Pháp, và diễn đàn FrancoTech trở thành điểm hẹn của những đổi mới và sáng tạo trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và công nghệ kỹ thuật số trong Cộng đồng Pháp ngữ.
Là một thể chế dành riêng cho việc quảng bá tiếng Pháp và thúc đẩy hợp tác chính trị, giáo dục, kinh tế và văn hóa trong 88 quốc gia và lãnh thổ, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) được thiết lập bởi Hiến chương của Cộng đồng Pháp ngữ, được thông qua năm 1997 tại Hội nghi thượng đỉnh Hà Nội. Cơ quan có thẩm quyền cao nhất của OIF là Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ, và người đứng đầu là Tổng thư ký, được bầu 4 năm một lần. Bà Louise Mushikiwabo đảm nhiệm vị trí này từ năm 2020.
Với sứ mệnh "thúc đẩy tiếng Pháp", "hòa bình, dân chủ và nhân quyền", "hỗ trợ giáo dục" và "phát triển hợp tác kinh tế", OIF triển khai hợp tác đa phương cùng với Liên minh nghị viện Pháp ngữ (APF) và 4 cơ quan điều hành trụ cột là Cơ quan đại học Pháp ngữ (AUF), TV5MONDE, Hiệp hội thị trưởng nói tiếng Pháp quốc tế (AIMF) và Đại học Senghor ở Alexandria .
Tiếng Pháp hiện được 321 triệu người trên thế giới sử dụng, chiếm 3% dân số toàn cầu và là ngôn ngữ được nói nhiều thứ 5 trên thế giới.
Theo ước tính của OIF, đến năm 2050 con số này có thể lên tới hơn 715 triệu người, tương đương 8% dân số thế giới. Và vào năm 2060, thế giới dự kiến có 760 triệu người nói tiếng Pháp.
Israel điều 2 lữ đoàn đến biên giới, sẵn sàng tấn công lớn vào Li Băng Quân đội Israel triệu tập hai lữ đoàn dự bị đến khu vực giáp biên giới Li Băng giữa lúc căng thẳng leo thang. Xe tăng Israel gần Dải Gaza (Ảnh: AFP). "Theo đánh giá về tình hình của IDF, chúng tôi đã quyết định triệu tập hai lữ đoàn dự bị cho các nhiệm vụ tác chiến ở khu vực phía bắc",...