Hai kịch bản cho kỳ thi THPT quốc gia 2020: Có bỏ thi?
Thông tin mà Tiền Phong có được, Bộ GD&ĐT đang xây dựng phương án thi THPT quốc gia theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ GD&ĐT đang xây dựng phương án thi THPT quốc gia
Trong đó, có 2 kịch bản đang được Bộ cân nhắc: Nếu tình hình dịch COVID-19 kéo dài, thì sẽ tổ chức xét tốt nghiệp THPT, không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
Còn nếu dịch kết thúc như dự kiến thì Bộ vẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2020. Hiện phương án thi THPT quốc gia 2020 đang được Bộ GD&ĐT hoàn thiện và sẽ trình Chính phủ trong thời gian tới.
Như vậy, sau hai lần điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học, thì đây là lần đầu tiên, Bộ GD&ĐT đưa ra kịch bản xét tốt nghiệp THPT. Tại lần điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học lần thứ hai, Bộ GD&ĐT quyết định lùi thời gian kết thúc năm học trước ngày 25/7 và kỳ thi THPT quốc gia tổ chức vào ngày 8-11/8.
Ngoài việc xây dựng phương án thi THPT quốc gia 2020 để trình Chính phủ, Bộ GD&ĐT cũng dự kiến điều chỉnh quy chế tuyển sinh ĐH và nhóm trường CĐ, trung cấp đào tạo giáo viên năm 2020 để phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 cũng như phương án thi THPT quốc gia tương ứng.
Trước đó, trao đổi với Tiền Phong, ông Mai Văn Trinh Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT cho hay việc xây dựng đề thi tham khảo và công bố như hiện nay đang thực hiện theo đúng “kịch bản” về phương án thi THPT quốc gia mà Bộ đưa ra. Với kịch bản ấy việc xây dựng đề thi tham khảo là cần thiết, phù hợp và hỗ trợ tốt cho giáo viên và học sinh.
Video đang HOT
Trên tinh thần thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và sự chủ động của Bộ, Cục Quản lý Chất lượng đã xây dựng một số “kịch bản” khác nhau về kỳ thi THPT để phù hợp với diễn biến của dịch COVID-19. Tinh thần Bộ có thể khẳng định sẽ không bị động trong bất cứ diễn biến nào của dịch bệnh. Còn hiện nay, trong khi Bộ chưa công bố phương án nào khác các nhà trường và học sinh căn cứ vào đề tham khảo mà Bộ vừa công bố để ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi”, ông Mai Văn Trinh nói.
Nghiêm Huê
Bộ GD-ĐT có các 'kịch bản' thi theo diễn biến dịch Covid-19
Chiều 3.4, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), đã chia sẻ với Thanh Niên chủ trương xây dựng đề thi năm nay, cũng như tình huống ứng phó với diễn biến tiếp theo của dịch Covid-19
Ông Mai Văn Trinh cho biết Bộ đã ban hành hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ 2 năm học 2019 - 2020. Hướng dẫn điều chỉnh này ra đời trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, và để công tác dạy - học phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo kế hoạch năm học đã điều chỉnh. Trong đó, nhiều nội dung dạy học được tinh giản theo hướng cắt giảm; chuyển sang tự học, hoặc giảm mạnh về mức độ, yêu cầu cần đạt.
Ông Mai Văn Trinh - Ảnh: Kim Hiền
Những nội dung tinh giản sẽ không đưa vào đề thi
"Đề tham khảo bám rất sát về tinh thần và nội dung tinh giản mà Bộ đã công bố và tính toán, phù hợp với điều kiện dạy học trong học kỳ 2 của tất cả các nhà trường, địa phương trên cả nước. Việc xây dựng đề tham khảo này nhằm hỗ trợ giáo viên (GV) và học sinh (HS) có định hướng dạy học và ôn tập, chuẩn bị một tâm thế tốt nhất cho kỳ thi, tránh những áp lực và những lo lắng không cần thiết đối với HS và GV", ông Trinh nói.
Xin ông cho biết chủ trương về cách thức đề thi và đề tham khảo năm nay được xây dựng trên nguyên tắc nào?
Các nhà trường và HS cần nghiên cứu, phân tích kỹ đề tham khảo. Đề tham khảo vừa được xây dựng cũng như dự kiến về đề thi chính thức thì nội dung sẽ được xây dựng trên nguyên tắc chủ yếu tập trung vào nội dung chương trình lớp 12. Đặc biệt, như chúng ta biết do dịch Covid-19 nên đến thời điểm này, mới chỉ có học kỳ 1 được dạy học một cách trọn vẹn, đầy đủ, còn học kỳ 2 năm nay thì chương trình đã được Bộ tinh giản, HS các vùng miền khác nhau điều kiện học trực tuyến, học trên truyền hình cũng rất khác nhau... Do vậy, Bộ thống nhất những nội dung đã được tinh giản, không còn bắt buộc dạy học ở học kỳ 2 năm nay sẽ không được đưa vào đề thi.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019. Năm nay Bộ GD-ĐT dự kiến có nhiều "kịch bản" cho kỳ thi này - ẢNH: NGỌC THẮNG
Hơn nữa, mức độ của đề thi cũng đã có sự tính toán để phù hợp với điều kiện dạy học của HS cả nước trong học kỳ 2 năm nay, trong đó, tính đến một mặt bằng chung để đảm bảo không gây sự bất bình đẳng, gây lo lắng cho HS và GV trên cả nước. Tôi tin rằng, khi GV và HS đọc kỹ đề tham khảo sẽ hiểu và cảm nhận rất rõ điều này.
Có kịch bản cho tình huống phức tạp nhất
Hiện các trường học trên cả nước vẫn đóng cửa vì dịch bệnh và chưa biết thời gian nào có thể trở lại trường. Việc Bộ công bố đề thi tham khảo của tất cả các môn thi, phải chăng Bộ vẫn giữ phương án thi với tất cả các môn thi như năm trước, điều này có khả thi không?
Việc xây dựng đề thi tham khảo và công bố như hiện nay là đang thực hiện theo đúng "kịch bản" về phương án thi THPT quốc gia mà Bộ đã công bố. Với kịch bản ấy thì việc xây dựng đề thi tham khảo là cần thiết, phù hợp và hỗ trợ tốt cho GV và HS.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp và khó lường. Thủ tướng đã có chỉ đạo Bộ nghiên cứu, xây dựng và đề xuất phương án phù hợp cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Trên tinh thần thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và sự chủ động của Bộ, chúng tôi đã xây dựng một số "kịch bản" khác nhau về kỳ thi THPT để phù hợp với diễn biến của dịch Covid-19. Tinh thần mà Bộ có thể khẳng định là sẽ không bị động trong bất cứ diễn biến nào của dịch bệnh.
Ông có thể cho biết cụ thể hơn các kịch bản đó?
Đến thời điểm này thì chúng tôi chỉ có thể nói được là Bộ có sẵn các "kịch bản" khác nhau và dịch Covid-19 diễn biến đến đâu thì chúng tôi sẽ đưa ra các "kịch bản" tương ứng. Trong trường hợp nào Bộ cũng có "kịch bản" phù hợp nhất, kể cả tình huống phức tạp nhất Bộ cũng đã chuẩn bị phương án.
Trong khi Bộ chưa công bố phương án nào khác thì các nhà trường và HS căn cứ vào đề tham khảo mà Bộ vừa công bố để ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi.
Đề tham khảo môn tiếng Anh không dễ hơn so với năm trước
Theo cô Am Thùy Linh (GV tiếng Anh Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội), nhìn chung đề tham khảo môn tiếng Anh có cấu trúc và hình thức quen thuộc, có chất lượng tốt. Đề có tính phân loại khi có 10 câu hỏi khó để phân loại ở mức độ cao và 40 câu còn lại ở mức độ từ dễ đến khó. Chủ đề yêu cầu chủ yếu trong sách giáo khoa theo chương trình ngoại ngữ 10 năm. Đề tham khảo bao trùm tốt các chủ đề ngữ pháp và từ vựng, HS vẫn cần dành thời gian ôn tập thật tập trung mới có kết quả như mong muốn vì đề thi không dễ hơn đáng kể so với đề của các năm trước.
Tuệ Nguyễn
Đại học Kiến trúc công bố phương án tuyển sinh 2020 Năm 2020, Đại học Kiến trúc tuyển 2.230 chỉ tiêu cho 19 ngành và chuyên ngành, trong đó 50 chỉ tiêu cử tuyển, bằng với năm ngoái. Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị là nhóm ngành tuyển nhiều sinh viên nhất - 500. Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Thiết kế nội thất và Điêu khắc lần lượt lấy 350...