Hài hước phiên âm sách giáo khoa
Trong quyển Ngữ văn 11 (tập 1), ghi: “Uy-li-am Sếch-xpia sinh tại thị trấn Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn thuộc miền Tây Nam nước Anh”. Thị trấn mà SGK đề cập nguyên bản là Stratford-upon-Avon.
Hiện cách phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Việt trong SGK thiếu tính đổi mới và gây nhiều tranh cãi
Việc phiên âm sang tiếng Việt các từ quốc tế trong sách giáo khoa (SGK) hiện hành gây nhiều tranh cãi và thể hiện sự lạc hậu, làm khổ giáo viên và học sinh. Trong chương trình phổ thông, 3 môn học có lượng từ ngữ quốc tế chiếm nhiều nhất là văn, sử, địa nhưng SGK mỗi môn lại có cách phiên âm khác nhau. Thậm chí, cùng một bộ môn thì cách phiên âm ở các khối lớp cũng khác nhau.
Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn hay Stratford-upon-Avon?
SGK lớp 11 ghi phiên âm tên quốc gia có dấu gạch ngang, nối các âm với nhau như: Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia… nhưng SGK 12 thì các danh từ vừa nêu viết liền nhau mà không có dấu gạch ngang: Malaysia, Campuchia…
Đáng nói, có rất nhiều từ giữa nguyên bản và phiên âm tiếng Việt khó lòng xem là một. Trong quyển Ngữ văn 11 (tập 1), phần tiểu dẫn của trích đoạn Tình yêu và thù hận có đoạn: “Uy-li-am Sếch-xpia (1564-1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng, ông sinh tại thị trấn Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn thuộc miền Tây Nam nước Anh”. Thị trấn mà SGK phiên âm Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn nguyên bản là… Stratford-upon-Avon.
Video đang HOT
Còn sách Lịch sử lớp 12, tên vị Tổng thống thứ 41 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ là George Herbert Walker Bush được phiên âm thành G.Busơ.
Cách phiên âm “sáng tác” thêm các âm tiết khác xa với nguyên bản đã gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình học tập, giảng dạy và tìm hiểu thông tin. Ông Trần Phước Đức, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi (quận 4, TP.HCM), chia sẻ: “Khi cần tìm hiểu một vấn đề nào đó, giáo viên và học sinh thường tra cứu trên các công cụ tìm kiếm. Nhưng nếu không biết nguyên bản mà dùng từ phiên âm sẽ rất khó tìm được thông tin”.
Cô Hoàng Thị Diễm Trang, Hiệu phó Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh, TP.HCM), nói: “Bản thân tôi dạy môn địa lý, nhận thấy môn này có rất nhiều từ phiên âm quốc tế. Đơn cử như ở bài Hoa Kỳ (Địa lý 11) có các địa danh như Washington, New York… Khi dạy, tôi thường lấy nguyên bản để giảng cho học sinh chứ không dùng phiên âm tiếng Việt. Trước khi làm việc này, tôi đã lấy ý kiến của các em, đa phần đều tán đồng để nguyên bản”.
Thui chột kỹ năng ngoại ngữ
Nhiều giáo viên cũng cho rằng hầu hết học sinh đã được học tiếng Anh từ đầu cấp 2 và hiện nay đang thí điểm dạy tiếng Anh từ lớp 3, do vậy để nguyên bản là hợp lý. “Nếu các em quen với cách phiên âm tiếng Việt, khi nói chuyện với người nước ngoài, e rằng lúc phát âm các danh từ người ta sẽ không hiểu, không biết mình đang nói gì”, ông Trần Phước Đức lo ngại.
Ông Chu Vĩnh Thành, chuyên viên Phòng Giáo dục quận 5, TP.HCM, cho rằng: “SGK Địa lý lớp 7 và 8 nghiên cứu về thiên nhiên và con người các châu lục nên có rất nhiều địa danh trên thế giới. Việc phiên âm làm cho người đọc có thể nhớ và phát âm các địa danh một cách dễ dàng, ví dụ:
Y-an-gun (Yangun – cố đô Myanmar), Xít-tơn (Seattle), Xin-ga-po (Singapore), Sicagô (Chicago). Nhưng theo tôi, những phiên âm này phù hợp với thời điểm đất nước còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp đang cần được phổ cập. Ngày nay quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, không thể tiếp tục sử dụng lối phiên âm tùy tiện. Phiên âm tùy tiện cũng góp phần thui chột các kỹ năng nghe nói khi học ngoại ngữ”.
Cô Diễm Trang đề xuất: “Tốt nhất là phiên âm tiếng Việt và để từ gốc kèm theo trong ngoặc đơn. Làm như vậy, học sinh sẽ hiểu đúng, đầy đủ hơn về một từ quốc tế nào đó trong SGK”.
Giá trị của việc viết đúng tên người nước ngoài
Trong một chương của cuốn sách nổi tiếng Đắc nhân tâm, tác giả Dale Carnegie (Mỹ) nói đến tầm quan trọng của việc gọi đúng tên và viết chính xác tên của một người nào đó. Theo ông, ai không theo quy tắc này tức là tự rước lấy thất bại.
Một số câu chuyện đáng lưu ý mà Dale Carnegie kể lại trong chương này như sau:
Jim Farley, người cổ động đắc lực cho ông Franklin D.Roosevelt được quốc dân bầu làm tổng thống, hiểu rằng hạng trung nhân đều thấy tên mình êm ái hơn hết thảy những tên khác. Nhớ được tên đó, đọc nó được một cách dễ dàng, tức là khen người đó một cách kín đáo và khôn khéo. Còn nếu quên hoặc viết sai tên đó tức là làm cho người ta khó chịu. Riêng tôi, tôi cho rằng người ta vô lễ với tôi, nếu trên bao thư gửi cho tôi người ta đã biên sai tên tôi.
Hoàng đế Napoléon III khoe rằng dù việc nước bề bộn nhưng ông vẫn có thể nhớ tên mỗi người ông đã gặp. Khi ông nghe không rõ một tên nào, ông nói: “Xin lỗi, tôi chưa nghe rõ”. Nếu tên hơi lạ, ông bảo người ta đánh vần cho ông nhớ. Rồi trong khi nói chuyện với người đó, ông tìm cách nói tên người đó vài ba lần và ráng ghi trong trí nhớ hình dáng, vẻ mặt người đó để khi thấy người thì liên tưởng ngay tới tên được.
Theo Thanh Niên
Đưa mất cân bằng giới tính vào chương trình phổ thông
Trước thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục Đào tạo phải có chương trình cụ thể để khắc phục tình trạng này.
Bộ GDĐT được yêu cầu nghiên cứu đưa nội dung mất cân bằng giới tính khi sinh, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vào chương trình giáo dục trong nhà trường phổ thông để học sinh có nhận thức và hành vi đúng đắn về bình đẳng giới, giới tính, sức khỏe sinh sản và trách nhiệm trong đời sống gia đình.
Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành cần có giải pháp mạnh để tỷ số giới tính khi sinh không tăng vượt mức 105/100. UBND 10 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất (từ 115/100 trở lên) phải xây dựng kế hoạch giai đoạn 2011-2015 với các giải pháp đột phá, quyết liệt để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng về tỷ số giới tính khi sinh hàng năm có báo cáo về tỷ số này gửi Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, 10 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất gồm: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh,Bắc Giang, Nam Định, Hòa Bình, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc.
Theo LĐO
Nguy cơ xóa sổ liên thông Quy định sinh viên hệ trung cấp, CĐ học liên thông phải dự kỳ thi tuyển sinh ĐH chính quy đã khiến không chỉ sinh viên mà ngay cả lãnh đạo các trường cũng lo lắng. Vừa nghe thông tin muốn liên thông từ CĐ lên ĐH phải thi chung kỳ thi tuyển sinh với thí sinh chính quy, H. - một sinh...