Hãi hùng với bến đò “kiểu mẫu”!
Dù được cắm biển bến đò kiểu mẫu nhưng thuyền chở quá tải trọng, cả khách lẫn chủ không mặc áo phao. Thậm chí, có những khi đò chở cả người lẫn… bò.
Bến đò Cung nằm giữa địa phận 2 xã Trung Sơn (Đô Lương, Nghệ An) và Cát Văn ( Thanh Chương, Nghệ An). Năm 2012, bến đò Cung được UBND tỉnh Nghệ An xây dựng mô hình bến đò kiểu mẫu. Bến được trang bị đầy đủ áo phao, phao cứu sinh để đảm bảo an toàn cho hành khách. Tuy nhiên, hầu như những vật dụng cứu sinh này chỉ được trang bị…. cho có.
Tại bến có 2 đò nhưng thời điểm chúng tôi có mặt (ngày 20/1) chỉ có đò mang BKS NA6714 hoạt động. Đò cập bến, khách chen nhau, xe máy cũng “trôi” từ trên dốc xuống đò. Hết khách trên bến thì chủ đò cho đò chạy. Theo tấm biển ghi trên đò thì con đò này chỉ có sức chở tối đa 12 người, trọng tải 0,5 tấn. Tuy nhiên, nhà đò đã chở đến 18 người cùng với 4 chiếc xe máy.
Sức chở tối đa chỉ là 12 người…
Phao cứu sinh lẫn áo phao đều được gác hoặc buộc trên mái đò nhưng tuyệt nhiên không thấy ai sử dụng. Với một chiếc áo phao để mặc nhưng khi tôi đang loay hoay mở khóa thì đò đã chạy được 1/3 sông. Những người có mặt trên chuyến đò khi được hỏi đều trả lời: “Không thấy ai mặc nên cũng không mặc” hoặc “không thấy chủ đò nhắc nhở”.
Một phụ nữ xã Cát Văn dắt thêm một cháu nhỏ tầm 4 tuổi, cả hai mẹ con đứng giữa thuyền nhưng không ai mặc áo phao. “Đi quen rồi, với lại cũng không thấy ai mặc mà. Dân ở đây chỉ mặc áo phao khi phải đi đò vào mùa lũ thôi, khi đó nước dâng cao với lại dòng chảy cũng mạnh”, chị này cho biết.
Đa số khách đi xe máy đều ngồi nguyên trên xe từ khi xuống đò. Thậm chí, một bác tài chở cả con bê trên xe nhưng vẫn… ung dung như đang ở trên mặt đất. Khi được hỏi, những người khách này đều bàng quan đến sửng sốt “rơi sao được”.
Video đang HOT
Cứ đò đầy là chạy…
Chị H. T. T ở Thanh Chương nhưng công tác tại huyện Đô Lương nên thường xuyên phải qua đò để đến cơ quan. Chị T. cho biết: “Hồi đầu mới đi đò cũng sợ lắm. Có khi chủ đò xếp chặt một đò cả người lẫn xe đến nỗi phải ngồi nguyên trên xe máy để… tiết kiệm chỗ. Nói dại chứ lỡ mà có sự cố gì thì bao nhiêu con người, bao nhiêu xe cộ rơi xuống sông thì chỉ có nước chết.
Có lần đò chở cả người, xe máy còn kèm theo cả con bò, chúng tôi phải nín thở vì sợ bò lồng lên gây lật đò. Tôi cũng thử lấy phao cứu sinh trên mái nhưng khó mở ra quá nên… thôi, với lại cũng có thấy ai mặc đâu. Hơn nữa, nếu có muốn mặc áo phao thì khách đi đò cũng chẳng có thời gian mà mặc bởi cứ người khách cuối cùng lên là đò chạy”.
Đưa thắc mắc này hỏi ông chủ đò, ông thủng thẳng: “phao đó, ai mặc thì tự lấy mà mặc”. Khi biết chúng tôi đang ghi hình thì ông lái đò tỏ rõ thái độ khó chịu.
Trao đổi về tình trạng quá tải cũng như việc xem thường an toàn tính mạng hành khách khi đi qua bến đò Cung, ông Nguyễn Ngọc Hòa – Chủ tịch UBND xã Trung Sơn cho biết: “Xã cũng thường xuyên kiểm tra và lập biên bản chủ đò về các vi phạm liên quan đến việc đảm bảo an toàn tính mạng của khách đi đò. Về việc đò chở quá tải thì ngay chiều nay tôi sẽ cho anh em ra kiểm tra, nếu đúng sẽ lập biên bản xử phạt hành chính theo quy định”.
Còn ông Trần Hữu Khai – Phó Chủ tịch UBND xã Cát Văn – cũng thừa nhận có tình trạng khách qua đò không mặc áo phao mặc dù lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra và xử phạt hành chính khi phát hiện vi phạm. Ông Khai nói do không có lực lượng túc trực tại bến để kiểm tra nên “Nhắc nhở rồi, tuyên truyền rồi, xử phạt rồi nhưng đâu lại hoàn đấy”, ông Khai cho hay.
Riêng việc đò chở quá tải trọng cho phép, theo ông Phó Chủ tịch UBND xã Cát Văn, chỉ là “việc có một không hai thôi. Mấy năm trước có xảy ra chết người do đò chở quá tải trọng bên mạn sông phía xã Trung Sơn nên giờ người ta cũng không dám chở quá tải nữa đâu”.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Kỳ lạ chuyện dân buôn lo "giải vía" cho cây cảnh giá "khủng"
Nhiều loại cây cảnh đào, quất có giá trị cao tới hàng chục triệu đã được dân buôn tìm cách "giải vía" để dễ bán hoặc cho thuê.
Chỉ còn 1 tháng nữa là đến ngày Tết Nguyên Đán, nhiều chủ vườn quất, đào mạn Nhật Tân, Quảng An quận Tây Hồ đang chung một nỗi lo ngay ngáy vì trong vườn tồn nhiều cây "khủng" có giá tiền cao vẫn chưa tìm được khách.
Có nhiều lý do để khách mua thờ ơ với những cây quất đào có giá ngất ngưởng. Các dân buôn cây cảnh cho hay, kinh tế suy thoái kéo theo việc thưởng Tết ít là lý do để nhiều khách hàng đã đến đặt cọc rồi "bỏ của chạy lấy người".
Nhiều chủ buôn cây cảnh thường có kiểu "giải vía" cho cây để thuận lợi trong việc bán hoặc cho thuê
Một điều kỳ lạ thường thấy tại các vườn buôn đó là chủ kinh doanh thường có chiêu "giải vía" cho cây để mua may bán đắt. Theo những chủ vườn, có nhiều cách "giải vía" cho cây như mượn tuổi cho thuê hoặc bán đứt cây. Hay như mượn tuổi để lì xì cho gia chủ coi như lấy may vẫn được áp dụng khi gặp chuyện buôn bán không thuận lợi.
Như trường hợp nhà chị Huệ, một hộ buôn đào thế kể lại, có năm gần tới Tết Nguyên Đán, cây quất đẹp nhất vườn được hai vợ chồng thương gia quê ở Quảng Ninh xuống xem và đồng ý lấy với giá 25 triệu đồng để biếu sếp. Để tạo uy tín, cặp vợ chồng này đã đồng ý đặc cọc tới 3 triệu đồng và hứa một tuần sau trước dịp Tết Táo công đến đánh xe chở về.
Đúng hẹn, vợ chồng chị Huệ đã chuẩn bị nhân công và lựa chậu cảnh đẹp và phù hợp nhất để chuẩn bị bứng gốc khi khách tới. Nhưng cả ngày chờ mãi không thấy hai vợ chồng vị thương gia đâu, điện thoại di động thì tắt máy không liên lạc được. Nghĩ là họ còn mải mê công việc, vả lại tiền đặt cọc đã cầm "đằng chuôi" nên vợ chồng chị Huệ rất yên tâm dù rất nhiêu cơ quan công sở đến ưng cây quất đẹp nhất vườn này đồng ý trả giá cao hơn.
Đã gần 30 Tết, quá hẹn gần chục ngày mới liên hệ được với hai vợ chồng thương gia Quảng Ninh mới biết họ đã không còn muốn lấy cây cảnh trên vì lý do tế nhị là sếp ra giêng về hưu.
Ngẫm lại cây cảnh "mở hàng" gặp đúng hoàn cảnh éo le không xuất vườn được vợ chồng anh chị Huệ mới thấy nhiều gốc cây đẹp trong vườn vì sao ế ẩm. Bắt chước các chủ vườn xung quanh gặp phải hoàn cảnh éo le như trên anh chị Huệ cũng tìm cách mượn tuổi người hợp làm ăn để tìm cách "bán tống bán tháo" lấy may. Qua bạn bè giới thiệu, chị Huệ tìm đựoc một bác sĩ có tuổi hợp với gia chủ và đồng ý cho thuê lại cây cảnh trên với giá 5 triệu đồng. Để giữ khách, chị còn miễn luôn tiền phí vận chuyển...
Vườn đào nhà anh Hiệp ở bên mạn Nhật Tân cũng gặp phải hoàn cảnh éo le tương tự. Cây đào có dáng "bạt phong" đẹp nhất vườn được gia chủ lựa chọn trồng ngay lối vào đã nhiều năm nay ế khách.
Qua câu chuyện được biết, vài năm trước khi anh cho thuê gốc đào trên cho một doanh nghiệp với giá 20 triệu đồng chẳng biết cây đào đỏng đảnh thế nào đúng mồng 1 Tết chết khô, một phàn tiếc cây đẹp một phần sơ đem lại điềm không may cho khách nên mới sáng sớm mồng 2 Tết khi nhận được tin báo anh Hiệp đã tất tả cho xe tải đến chở đào về vườn hồi sinh.
Cũng phải mất hơn một năm sau thực hiện đủ các biện pháp bón thúc cây đào trên mới lần hồi cho hoa và vẫn ngạo nghễ dáng "bạt phong". Đáng lý cây đào trông như tuấn mã phi nước đại trong thế "mã đáo thành công" sẽ là lựa chọn số 1 cho khách mua nhưng cũng như mọi năm dù khách xa gần bước qua vườn đào ai cũng trầm trồ trước dáng tự nhiên và độ hoành tráng của cây đào nhưng tuyệt nhiên không có khách nào ướm lời thuê và mua đứt.
Lại thêm chuyện, doanh nghiệp cuối cùng thuê được gốc đào trên nghe đâu giờ cũng phá sản. Ngẫm lại những gì đã trải qua cùng với một năm buôn bán không ưng ý, đợt Tết Ất Mùi năm nay, anh Hiệp quyết định mượn tuổi hợp với mình nhờ chỉnh gốc đào từ thế "bạt phong" sang những thế "tầm thường" khác để "giải vía" những gì không may mắn...
Thường thường, giới kinh doanh vẫn "giải vía" ở những ngành nghề buôn bán khác nhưng chuyện giải ví cây cảnh của dân buôn dịp tết quả thật là kỳ lạ.
Lê Tú
Theo Dantri
Vụ bé 2 tuổi tử vong ở trường: Phát hiện thức ăn trong phổi Sau khi kiểm tra, lực lượng chức năng không phát hiện vết thương nào bất thường trên cơ thể của bé gái, nhưng đã tìm thấy một chút thức ăn trong phổi. Trường mầm non Thanh An - nơi cháu Phương Anh tử vong. Như Dân trí đã đưa tin, vào sáng ngày 19/1 tại Trường mầm non bán trú xã Thanh An,...