Hai học sinh bỗng dưng bị biến thành thiểu năng trí tuệ
Vì học chậm, hai anh em Đức và Hạnh bị nhà trường xếp vào nhóm “thiểu năng trí tuệ” sau buổi khám qua loa của trạm y tế xã.
Gia cảnh khốn khó
Nguyễn Trọng Đức (học lớp 4) và Nguyễn Thị Hạnh (học lớp 2) là con của anh Nguyễn Trọng Thảo (sinh năm 1982) và chị Đoàn Thị Cầm (sinh năm 1982) trú ở xóm 3, xã Phú Phong (Hương Khê, Hà Tĩnh).
Căn nhà tranh nằm sát đường mòn Hồ Chí Minh của gia đình không có tài sản gì đáng kể. Thời tiết đầu đông lạnh giá nhưng trên chiếc giường 2 anh em chỉ có gối chứ không có chăn.
Bố mù chữ, mẹ cũng mắc chứng cận thị bẩm sinh, loạn thị nặng nên việc học chữ của em em trông vào nhà trường.
Mấy năm học ở Trường Tiểu học Phú Phong, Đức và Hạnh học hành chậm tiến. Mặc dù đã là học sinh lớp 4 nhưng Đức chỉ viết được vài chữ, đọc còn phải đánh vần. Em Hạnh là học sinh lớp 2 nhưng không đọc được, em phải nhìn theo sách mới viết được….
Cô Hiệu trưởng Võ Thị Thanh Hương cho rằng: “Muốn giảm bớt sức nặng trong chương trình học cho 2 em nên mới đưa hai em vào danh sách trẻ khuyết tật”. Ảnh: VietNamNet.
Cô Võ Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Giáo viên chủ nhiệm bày vẽ cho hai em, nhưng bày trước quên sau, các em không nhớ được các mặt chữ. Khi các cô chủ nhiệm trao đổi với tôi về vấn đề không nhớ mặt chữ của 2 em, tôi là hiệu trưởng đã dành ra 2 buổi để xem các em có tiến bộ được tí nào không. Nhưng các em không hề biết một chữ gì cả”.
“Sau gần một kì học bày dạy không tiến bộ, tôi mới nghĩ lập hồ sơ khuyết tật cho các em. Mục đích lập vào trẻ khuyết tật là vì thương các em, muốn các em không chịu áp lực trước việc học” – Cô Hương nói.
Nhà trường đã mời chị Cầm – mẹ 2 em – lên làm việc, hướng dẫn ký làm đơn xin xác nhận trẻ tàn tật.
Chị Nguyễn Thị Hiền, cán bộ văn hóa xã cho biết: “Cách đây tầm 2 tháng, thấy chị Cầm mang đơn lên xã xin xác nhận trẻ tàn tật theo đề nghị của nhà trường, tôi có hỏi thì chị ấy nói nhà trường bảo làm đơn để giảm một phần tiền ăn cho các cháu. Tôi nói việc xác nhận hộ cận nghèo thì sẵn sàng, còn ký xác nhận trẻ tàn tật thì tôi không làm được bởi không có hồ sơ bệnh án”.
Nhà trường cho rằng việc lá đơn xin vào hưởng quyền lợi của trẻ khuyết tật là do chị Cầm đọc cho cô giáo viết. Nhưng chị Cầm khẳng định: “Lá đơn đó nhà trường làm rồi nói tôi ký vào, tôi có biết gì đâu, cũng không có thời gian đâu mà đi làm đơn”.
Biên bản khám sức khỏe cho học sinh khuyết tật có đủ chữ ký cán bộ y tế, hiệu trưởng, giáo viên, khẳng định 2 anh em Đức Hạnh là trẻ thiểu năng. Ảnh: VietNamNet.
Phán quyết 2 học sinh là trẻ thiểu năng dựa vào bảng chữ cái
Theo tìm hiểu của chúng tôi, biên bản khám học sinh khuyết tật có sự phối hợp giữa trường tiểu học và trạm y tế xã, được lập ra vào ngày 13/10/2015.
Người trực tiếp khám cho hai học sinh Đức và Hạnh là ông Nguyễn Kim Cát – Trạm trưởng trạm y tế xã Phú Phong, chị Nguyễn Thị Huyền là nhân viên y tế của trường, có sự chứng kiến của hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm.
Ông Nguyễn Kim Cát cho biết: “Lúc khám cho 2 cháu, tôi chỉ dựa vào bảng chữ cái, kiểm tra xem hai cháu có biết đọc và nhớ được chữ cái không. Nhưng không nhớ được nên tôi kết luận như vậy”.
Cũng theo ông Cát, lúc khám ngoài bảng chữ cái ra, không có một phương pháp hay thiết bị nào để hỗ trợ và nhận biết trẻ thiểu năng trí tuệ.
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Nguyên Phú, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh cho biết: “Việc khám cho trẻ khuyết tật cần phải có bác sĩ chuyên khoa. Còn nếu chỉ dựa vào bảng chữ cái để kết luận là trẻ thiểu năng, chắc chắn là hành động theo cảm tính và thiếu khách quan”.
Đồng quan điểm, bà Hà Thị Hiền (Phó phòng GD&ĐT huyện Hương Khê) cũng cho rằng, chỉ dựa vào việc học kém không thể khẳng định là trẻ khuyết tật. Phải có trung tâm giám định, đơn giản như thấy một em khuyết tật vận động đó nhưng nếu không có người giám định mình cũng không thể kết luận được. Thế nhưng nhà trường đã lập hồ sơ khuyết tật cho em Đức vào năm học lớp 2.
Còn theo ông Cát, thôn trưởng, cán bộ xã và gia đình hai cháu thì đơn xin xác nhận trẻ khuyết tật mới chỉ gửi đến đầu năm học 2015 – 2016.
Như vậy, trước đó nhà trường đã tự ý lập em Đức vào học sinh khuyết tật mà không thông qua gia đình và chính quyền dẫn đến việc Đức không biết đọc vẫn cho lên lớp 4?
Ông Nguyễn Kim Cát, Trạm trưởng trạm y tế: “Tôi chỉ dùng bảng chữ cái để kết luận là trẻ khuyết tật”. Ảnh: VietNamNet.
“Con tôi không phải trẻ thiểu năng trí tuệ”
Nhà trường cho rằng Đức và Hạnh là trẻ khuyết tật, tuy nhiên, gia đình, hàng xóm lại khẳng định hai em không phải trẻ thiểu năng trí tuệ.
Trên khuôn mặt hiện lên nỗi khắc khổ, anh Nguyễn Trọng Thảo rầu rĩ: “Tôi buồn lắm khi nghe tin nhà trường nói con tôi là trẻ thiểu năng. Vì mọi việc vặt ở nhà hai đứa đều bảo ban nhau làm, không cần bố mẹ nhắc nhở. Chúng cũng rất ngoan ngoãn và nghe lời”.
Video đang HOT
Trưởng thôn 3, ông Nguyễn Kim Thực tỏ ra bất bình: “Không có chuyện chúng là trẻ thiểu năng trí tuệ. Việc cho hai cháu vào danh sách trẻ thiểu năng là do nhà trường vì thành tích. Vì học sinh học kém mà vẫn được lên lớp, sợ bị kiểm điểm nên mới làm thế với hai em?”.
Phó phòng GD&ĐT huyện Hương Khê Hà Thị Hiền khẳng định: “Phòng giáo dục đã quản triệt rất kỹ, phân tích ở chỗ một em không bị khuyết tật mà cho vào trẻ khuyết tật thì ảnh hưởng đến tương lai của học sinh. Không hiểu sao trường tiểu học lại để xảy ra trường hợp này. Đó không phải vì tình thương mà là làm hại các em. Trách nhiệm, lương tâm người dạy học không cho phép việc kê học sinh yếu vào danh sách trẻ khuyết tật” .
Sau nhiều giờ làm việc với phóng viên, cán bộ y tế xã, và lãnh đạo nhà trường đã thừa nhận hành vi sai, nhận trách nhiệm và có lời xin lỗi đến gia đình.
Ông Nguyễn Kim Cát, Trạm trưởng trạm y tế xã nói: “Giờ tôi biết sai rồi, tôi sai khi dùng bảng chữ cái để kết luận là trẻ thiểu năng. Do tôi chưa nắm được kiến thức chuyên môn, nhà trường bảo tôi khám thì tôi khám cho 2 học sinh đó thôi. Tôi sẽ sửa sai bằng cách đề nghị nhà trường hủy hồ sơ và khám lại”.
Ông Hùng, Chủ tịch xã Phú Phong cho biết sẽ tiến hành xem xét lại sự việc, về trách nhiệm của trường và y tế xã để có kết luận chính xác nhất.
Được biết, Ban giám hiệu Trường tiểu học Phú Phong, cùng cô giáo chủ nhiệm của Đức và Hạnh đã đến tận gia đình để nói lời xin lỗi và xin gia đình rút đơn.
Cô Hiệu trưởng Thanh Hương phân trần: “Tôi chỉ có chuyên môn nghề giáo, không nắm được khái niệm trẻ khuyết tật nên dẫn đến sai sót, chứ tôi không vì thành tích mà làm thế với hai em. Tôi sẽ báo cáo lên xã, từ đó xã sẽ có các bước tiếp theo. Còn các em, từ giờ tôi sẽ làm hết sức mình, kèm cặp hết khả năng để các em tiến bộ hơn”.
Anh Nguyễn Trọng Hòa, chú của 2 em Đức và Hạnh bức xúc: “Tôi muốn cháu tôi được học chữ, còn hơn lên lớp 4 mà sau này thành người mù chữ”.
Theo Thiện Lương – Đậu Tình – Văn Đức/VietNamNet
Nỗi thống khổ của gia đình... trời đày
Sinh được 2 đứa con trai thì một đứa bị down, một đứa bị thiểu năng trí tuệ. Bản thân chị bị thoái hóa cột sống, thận yếu, suy tim, nhưng đau đớn hơn cả là người chồng của chị đã mãi ra đi trong một vụ tai nạn ngã giàn giáo cách đây gần 2 tháng.
Thế nên người ta gọi hoàn cảnh hết sức thương tâm, đau lòng của chị Phạm Thị Nguyệt ở xóm Sơn Hoành, xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh là bị... trời đày.
Trong căn nhà cấp bốn tuềnh toàng, chị Nguyệt ngất lên ngất xuống bên tấm di ảnh thờ chồng. Anh Sơn, chồng chị mất chưa được 50 ngày sau một lần tai nạn sập giàn giáo. Anh mất để lại cho chị 2 đứa con nhỏ dại, bệnh tật.
Chị Nguyệt ngã quỵ bên di ảnh của chồng
Sau một lát nghỉ ngơi, chị Nguyệt mới có thể bình tâm trở lại. Chị kể, chị và anh Sơn lấy nhau được hơn 10 năm. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ gặp muôn vàn khó khăn khi cả 2 bên nội ngoại ai cũng nghèo. Ra ở riêng, 2 vợ chồng chỉ dựng được một túp lều tranh tạm bợ.
Gánh nặng mưu sinh càng tăng lên khi chị Nguyệt mang bầu đứa con đầu lòng. Vì mong muốn cho đứa con sắp chào đời có một cuộc sống tốt hơn anh Sơn như quên hết mọi mệt nhọc. Anh làm hết mọi công việc đồng áng, rồi đi kiếm việc làm thêm, ai thuê gì anh cũng làm.
Chị Nguyệt nhớ lại:"Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vì thương mẹ con nên anh không cho tôi làm việc gì nặng nhọc cả. Anh sợ ảnh hưởng đến đứa con trong bụng".
Để tham gia chia sẻ và cập nhật sự ủng hộ của bạn đọc Dân trí dành cho các hoàn cảnh nhân ái, mời các bạn tham gia vào Fanpage Nhân ái của báo Dân trí trên mạng xã hội Facebook.
Rồi cái ngày mong đợi nhất của 2 vợ chồng cũng đã đến khi đứa con đầu lòng đã cất tiếng khóc chào đời. Song, thật trớ trêu thay, số phận như đùa giỡn với vợ chồng chị: đứa bé sinh ra không được bình thường. Các bác sĩ cho biết em bé có dấu hiệu của bệnh Down.
Nghe tin mà anh Sơn, chị Nguyệt như ngã quỵ, cả bầu trời như đổ sập xuống trước mặt anh.
"Lúc đó ai cũng buồn chán cả, nhưng chúng tôi không nỡ nào bỏ rơi con được. Nó đã thiệt thòi quá rồi. Hai vợ chồng tôi cứ động viên nhau để chăm sóc cho con",chị Nguyệt tâm sự.
Rồi 2 vợ chồng tiếp tục nuôi dưỡng hy vọng vào đứa con thứ 2. Nhưng một lần nữa, số phận lại không mỉm cười với vợ chồng chị. Đứa con thứ 2 của anh chị bị thiểu năng trí tuệ.
Cứ mỗi lần kể về hoàn cảnh gia đình, chị Nguyệt đau đớn như cắt đi từng khúc ruột
Số phận không may mắn với gia đình chị nhưng không vì thế mà họ buông xuôi, tuyệt vọng. Trái ngược lại, 2 vợ chồng vẫn lạc quan, chắt chiu, chịu khó làm ăn, chăm sóc thương yêu các con để bù đắp lại phần nào những thiệt thòi cho các con.
Tưởng rằng cuộc sống của họ cứ thế trôi qua. Nhưng số phận đau thương lại một lần nữa bủa vây lấy gia đình chị.
Trong một lần đi làm thuê ở công trình, anh Sơn không may bị rơi từ trên giàn giáo xuống tử vong. Vụ tai nạn đã cướp đi người trụ cột, chỗ dựa của 3 mẹ con chị Nguyệt. Lúc nhận tin dữ chị Nguyệt như chết đứng, chị đau đớn đến cùng cực tuyệt vọng.
Bên di ảnh thờ chồng, chị Nguyệt ngất lên ngất xuống, chị vẫn không dám tin sự thật đau đớn này.
Chị Nguyệt đau đớn trước hoàn cảnh bi đát, mất chồng nhưng những đứa con của chị vẫn ngờ nghệch như đứa trẻ lên ba
Chứng kiến hình ảnh người phụ nữ đang khóc cạn nước mắt, đau đớn tuyệt vọng trước sự ra đi của người chồng và hình ảnh 2 đứa con ngờ nghệch ai cũng không thể cầm lòng.
Đứa con trai đầu của chị là Lê Văn Hoành năm nay đã 9 tuổi nhưng bị bệnh Down nên nhận thức không bằng đứa bé lên 2. Suốt ngày đi lang thang không biết đường quay về nhà. Còn đứa thứ 2 là Lê Đình Thái đã lên 7 bị thiểu năng trí tuệ được cho đi học nhưng em không thể đọc cũng không thể viết được chữ.
Còn chị Nguyệt từ ngày anh Sơn mất, chị suy sụp hẳn. Bệnh tình của chị cũng vì thế mà ngày một nặng thêm. Chị mang trong mình đủ thứ bệnh thận yếu, thoái hóa cột sống cổ, tim yếu.
Cuộc sống vốn đã khó khăn thì nay lại càng thêm chồng chất. Giờ đây, 3 mẹ con sống nhờ vào sự giúp đỡ, tình thương yêu của anh em, xóm giềng.
Cứ kể về số phận của mình, chị Nguyệt lại như muốn ngất lịm. "Anh mất rồi, các con thì quá nhỏ lại mang bệnh tật. Bệnh tật của tôi thì không biết sống chết thế nào".
Khi được chúng tôi hỏi về tình trạng bệnh tật cũng như quá trình điều trị thì chị Nguyệt với ánh mắt ngấn lệ xa xăm: "Giờ tiền ăn còn phải đi lo từng bữa làm sao dám đi viện điều trị, làm gì có đủ tiền mà mua thuốc hả chú. Giờ tôi sống được ngày nào thì hay ngày đó thôi. Chỉ lo cho 2 đứa nhỏ không biết tương lai sẽ đi về đâu".
Trong căn nhà cấp 4 cũ kỹ trống tuếch chỉ độc mỗi chiếc giường cũ xiêu vẹo. Bởi ngày anh Sơn bị tai nạn nằm điều trị gần 1 tháng ở bệnh viện cũng đã lấy đi gần như tài sản trong gia đình.
Tạm biệt gia đình chị, song hình ảnh người phụ nữ mới ngoài tuổi 30 đang yếu dần vì bệnh tật nhưng không dám đến viện, không dám uống thuốc mà dành dụm tiền nuôi con vẫn cứ ám ảnh mãi trong tâm trí.
Mong rằng hoàn cảnh gia đình chị sẽ nhận được thật nhiều sự chia sẻ, giúp đỡ của các nhà hảo tâm, bạn đọc gần xa để chị có tiền đi chữa trị, để chị có thể ở lại chăm sóc, nuôi dưỡng cho 2 đứa con tội nghiệp của mình.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1970: Chị Phạm Thị Nguyệt ở xóm Sơn Hoành, xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 0974.692.711
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo
Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Xuân Sinh
Theo Dantri
Phẫn nộ "yêu râu xanh" hiếp dâm bé gái thiểu năng giữa đường Dù biết bé gái bị thiểu năng trí tuệ nhưng "yêu râu xanh" vẫn quyết thực hiện hành vi hiếp dâm khiến người nhà nạn nhân bức xúc tột cùng. Theo thông tin vụ việc, vào khoảng 20h ngày 28/8, sau khi nhậu ở trang trại của gia đình, Lê Hữu Thành (SN 1989, trú tại xã Cửu An, thị xã An Khê,...