Hai hệ hành tinh có sự sống mới đang hình thành?
Kính viễn vọng không gian James Webb có thể vừa cung cấp cái nhìn ‘xuyên không’ về hành tinh có sự sống của chúng ta 5 tỉ năm trước.
Theo Sci-News, các nhà thiên văn từ Đại học Leiden (Hà Lan) đã sử dụng thiết bị hồng ngoại trung (MIRI) trên James Webb – kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới – để xác định các phân tử tiền thân của sự sống ở hai tiền sao trong tinh vân NGC 1333.
Hình ảnh James Webb cho thấy các tiền sao – Ảnh: NASA/ESA/CSA
Tinh vân NGC 1333 nằm cách Trái Đất khoảng trên dưới 1.000 năm ánh sáng, ở phía Bắc chòm sao Anh Tiên. Hai tiền sao được chú ý mang tên NGC 1333 RAS 2A và NGC 1333 IRAS 23385 6053.
Tiền sao tức là những ngôi sao vẫn còn đang trong giai đoạn hình thành từ không gian giữa các vì sao.
Xung quanh 2 tiền sao này là dấu hiệu đáng kinh ngạc của nhiều loại phân tử khác nhau, từ những phân tử tương đối đơn giản như methane, formaldehyde, sunfur dioxide…, đến các hợp chất phức tạp như ethanol (rượu) và axit axetic.
Video đang HOT
Chúng là những hạt giống quan trọng cho sự sống.
Qua một thời gian, các tiền sao này sẽ dần thành hình, tạo thành những ngôi sao non trẻ và có thể là một đĩa tiền hành tinh xung quanh, nơi các hành tinh lần lượt ra đời.
Trong đó, NGC 1333 IRAS 2A gây chú ý đặc biệt bởi nó là một tiền sao khối lượng thấp, thứ có thể giống với Mặt Trời của chúng ta thuở đang chập chững hình thành.
Vì vậy, nhìn vào nó cũng giống như nhìn vào quá khứ của hệ Mặt Trời, cũng là quá khứ của Trái Đất.
Khi NGC 1333 IRAS 2A xuất hiện đĩa tiền hành tinh, một hành tinh giống với địa cầu có thể sẽ hình thành. Đó là lúc các phân tử hữu cơ được kết hợp vào để tạo nên một hành tinh có sự sống.
Hơn hết, các phân tử hữu cơ được xác định cũng chính là những thứ quan trọng đối với sự sống sơ khai của chính hành tinh chúng ta, ví dụ sunfur dioxide và các hợp chất chứa lưu huỳnh khác đã được chứng minh là thúc đẩy các phản ứng trao đổi chất trên Trái Đất nguyên thủy.
Như vậy, nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics này là một bằng chứng khác cho lý thuyết ngày càng được ủng hộ: Sự sống Trái Đất – bao gồm chúng ta – có nguồn gốc từ không gian giữa các vì sao.
Vén màn bí ẩn 'hành tinh cổ tích' mây lấp lánh thạch anh
Kết quả quan sát của siêu kính viễn vọng không gian James Webb đã hé lộ những đặc tính không tưởng của WASP-17b, một hành tinh khổng lồ trong chòm sao Thiên Yết
Nằm cách Trái Đất 1.300 năm ánh sáng, WASP-17b được phát hiện lần đầu vào năm 2009 nhưng cho đến nay, nhờ sức mạnh vượt trội của kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới, bí mật khó tin về bầu khí quyển của hành tinh này mới được tiết lộ.
Với thể tích hơn gấp 7 lần nhưng khối lượng chỉ một nửa Sao Mộc, WASP-17b là một trong những ngoại hành tinh lớn nhất và phồng to nhất từng được phát hiện.
WASP-17b có những đám mây lấp lánh thạch anh - Ảnh: NASA/ESA/CSA
Điều này xảy ra do vòng quay của hành tinh quá gần với ngôi sao mẹ loại F, biến nó thành một "Sao Mộc nóng". Nhiệt độ cao khiến bầu khí quyển vốn đã dày đặc của hành tinh khí này phồng to thêm, như một chiếc kẹp bông.
Theo Sci-News, phát hiện độc đáo mới nhất đến từ nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS David Grant từ Đại học Bristol (Anh).
Trên "biển mây" của WASP-17b có một thứ dường như bí ẩn, là những dạng nhỏ li ti như hạt sương mù lang thang trong mây, đã được kính viễn vọng hơn 30 năm tuổi Hubble quan sát.
Với độ phân giải cao hơn nhờ thiết bị MIRI của James Webb, các nhà khoa học nhận ra đó không phải hạt sương nhỏ, mà là tinh thể thạch anh, khiến các đám mây của hành tinh lấp lánh như trong chuyện cổ tích.
Thạch anh ở WASP-17b cũng không bị cuốn lên từ đá, mà sinh ra và tồn tại trong bầu khí quyển, cho thấy "hành tinh cổ tích" này thật ra cực kỳ khắc nghiệt.
Nhiệt độ lên tới 1.500 độ C của bầu khí quyển đã khiến thạch anh có thể hình thành chỉ với áp suất khoảng 1% áp suất trên bề mặt địa cầu.
Các điều kiện cực đoan cũng giúp tinh thể rắn kết tụ trực tiếp từ khí mà không cần trải qua phase lỏng.
Trước đó người ta đã biết bầu khí quyển của hành tinh kỳ lạ này giàu hydro và heli, có một ít oxy, hơi nước và carbon dioxide.
Phát hiện mới về tinh thể thạch anh giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về kho nguyên tố đa dạng của hành tinh, cũng như cách mây luân chuyển xung quanh hành tinh, một thế giới có một nửa vĩnh viễn là ban đêm, một nửa mãi là ban ngày do bị khóa thủy triều bởi sao mẹ.
Hành tinh cũng có các cơn gió mạnh mẽ, cuốn những hạt thạch anh lấp lánh luân chuyển với tốc độ cực cao.
Tìm thấy nước trên hành tinh cách Trái đất khoảng 120 năm ánh sáng Theo bằng chứng mới được phát hiện bởi Kính viễn vọng Không gian James Webb, nước có thể đang chảy trên bề mặt của một hành tinh khổng lồ nằm cách Trái đất khoảng 120 năm ánh sáng. Cuộc điều tra ứng dụng kính không gian James Webb, một trong những thiết bị thiên văn học tiên tiến nhất đang hoạt động, đã...