Hai cựu Chủ tịch UBND thị trấn Lim được giảm án
Trong hai ngày 1 và 2/8, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo kêu oan của bị cáo Nguyễn Trọng Hoàng, cựu Chủ tịch UBND thị trấn Lim và bị cáo Bạch Trung Tín, cựu cán bộ địa chính thị trấn Lim ( huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) về tội “Lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ”.
Cùng tội danh trên, bị cáo Nguyễn Hữu Nhuệ (cựu Chủ tịch UBND thị trấn Lim) và bị cáo Bạch Công Thưởng (cựu Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lim) cũng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra ngày 28/4, TAND huyện Tiên Du đã tuyên phạt 3 bị cáo: Hoàng, Nhuệ và Tín cùng mức án 12 năm tù; bị cáo Thưởng bị tuyên phạt 10 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ”.
Như Báo CAND đã phản ánh, trước khi phiên tòa sơ thẩm được mở, hơn 100 hộ dân thị trấn Lim có đơn kêu oan cho 4 bị cáo. Đây là các hộ dân có đất bị thu hồi và đã được các bị cáo là cựu lãnh đạo UBND thị trấn Lim cam kết trích lại 10% đất sạch tại Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở để đấu giá quyền sử dụng đất tại thị trấn Lim (Dự án khu Cầu Chiêu – Bãi Lán, còn gọi là dự án 5,2 ha). Đơn thư của các hộ dân cho rằng, thỏa thuận bồi thường trích lại 10% đất sạch là chỉ đạo của UBND huyện Tiên Du và các bị cáo ở UBND thị trấn Lim chỉ có trách nhiệm thực hiện.
Bản án sơ thẩm xác định, hành vi sai phạm của các bị cáo xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện Dự án khu Cầu Chiêu – Bãi Lán (dự án 5,2ha) từ năm 2008 đến năm 2018. Các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thỏa thuận hoán đổi đất nông nghiệp thành đất ở đối với hai hộ dân ở thị trấn Lim là ông Nguyễn Thế Pha và ông Nguyễn Hữu Dụng trái với phương án đã được phê duyệt.
Bị cáo Nguyễn Trọng Hoàng (đứng) tại phiên tòa phúc thẩm.
Khi các hộ dân bị thu hồi đất không đồng ý với phương án bồi thường, bị cáo Hoàng đã chỉ đạo cấp dưới tổ chức nhiều cuộc họp với dân và sau đó, đồng ý với yêu cầu trích lại 10% đất sạch. Ngoài ra, với đất dự án, phải được đấu giá hạn chế, cho người địa phương đăng ký, xét duyệt theo tiêu chuẩn của địa phương.
Phương án trên được hầu hết hộ dân chấp thuận, bàn giao đất nhưng riêng hai hộ ông Pha và ông Dụng không đồng ý, không nhận tiền bồi thường và yêu cầu được hoán đổi đất nông nghiệp thành đất ở. Để tháo gỡ việc này, các bị cáo đã đồng ý cho hai hộ ông Dụng, ông Pha được hoán đổi đất nông nghiệp bị thu hồi lấy 6 lô đất ở. Tuy nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh xác định, 6 lô đất này không thuộc trường hợp cấp sổ đỏ theo quy định.
Video đang HOT
Về thiệt hại trong vụ án, Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh kết luận, số tiền ngân sách Nhà nước bị thiệt hại do việc các bị cáo giao trái thẩm quyền 6 lô đất cho hộ ông Pha và hộ ông Dụng là 11,1 tỷ đồng. Nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cho rằng, số đất này phải thu hồi trả lại cho Nhà nước nên không gây thiệt hại ngân sách. Vậy nên bị hại trong vụ án được xác định là gia đình ông Pha và ông Dụng, với giá trị thiệt hại là 1,1 tỷ đồng.
Phiên tòa phúc thẩm xét xử các bị cáo là cựu lãnh đạo UBND thị trấn Lim, huyện Tiên Du.
Sau phiên tòa sơ thẩm, cả 4 bị cáo đều kháng cáo kêu oan, đề nghị xem xét giảm nhẹ khung hình phạt. Tuy nhiên, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo Nhuệ và bị cáo Thưởng đã thay đổi nội dung từ “kháng cáo kêu oan” sang “kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt”. Đồng thời, bị cáo Nhuệ tự nguyện nộp cơ quan điều tra 500 triệu đồng; bị cáo Thưởng tự nguyện nộp cơ quan điều tra 200 triệu đồng cùng một lý do: Nếu Tòa án cấp phúc thẩm xác định hai bị cáo phải bồi thường. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nhuệ và bị cáo Thưởng giữ nguyên nội dung kháng cáo, đồng thời cung cấp thêm cho Hội đồng xét xử một số tài liệu được xác định là chứng cứ mới với mong muốn, xin giảm nhẹ hình phạt. Riêng bị cáo Thưởng cung cấp thêm cho Hội đồng xét xử hồ sơ bệnh án ung thư, giai đoạn 3, hiện đang điều trị tại Bệnh viện K Hà Nội. Bị cáo Hoàng và bị cáo Tín cũng giữ nguyên nội dung kháng cáo kêu oan, không nhận tội.
Quá trình tranh luận, bị cáo Hoàng và bị cáo Tín cùng các luật sư bào chữa nêu một số câu hỏi, tài liệu đề nghị Viện kiểm sát đối đáp để xác định xem, hành vi của hai bị cáo có phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” như bản án sơ thẩm đã xác định hay không.
Sau khi đối đáp với hai bị cáo Hoàng và Tín cùng các luật sư bào chữa, đại diện Viện kiểm sát khẳng định, bản án sơ thẩm đã tuyên phạt các bị cáo về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” là đúng pháp luật. Với quan điểm trên, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng cáo kêu oan của hai bị cáo Hoàng và Tín, đồng thời đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho hai bị cáo Nhuệ và Thưởng.
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử phúc thẩm đồng quan điểm khẳng định, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và kết quả thẩm vấn, tranh luận công khai tại phiên tòa phúc thẩm, không có cơ sở xác định hai bị cáo Hoàng và Tín bị oan. Do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã bác kháng cáo kêu oan của bị cáo Hoàng và bị cáo Tín.
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy, dù hai bị cáo Hoàng và Tín không kháng cáo kêu oan, nhưng sau khi xem xét toàn diện vụ án, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định giảm nhẹ một phần hình phạt cho hai bị cáo theo quy định của pháp luật.
Đối với kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của hai bị cáo Nhuệ và Thưởng, Hội đồng xét xử phúc thẩm xác định là có căn cứ và giảm nhẹ hình phạt cho hai bị cáo này.
Theo đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định sửa án sơ thẩm từ 12 năm tù xuống 10 năm tù đối với hai bị cáo Hoàng và Tín; sửa án sơ thẩm từ 12 năm tù xuống 6 năm tù đối với bị cáo Nhuệ và sửa án sơ thẩm từ 10 năm 6 tháng tù xuống 5 năm 6 tháng tù đối với bị cáo Thưởng. Các nội dung khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, cũng không bị kháng nghị nên Hội đồng xét xử phúc thẩm không xem xét
Bằng chứng nào khiến Hoàng Văn Hưng khai có nhận chiếc cặp bí ẩn?
"Bị cáo Hưng từng là điều tra viên, được Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát hỏi cung, nhưng ra tòa lại nói không được hỏi cung là tráo trở, gian dối.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Anh Tuấn và bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng cũng nói bị cáo Hưng tráo trở, dựng chuyện là có lý do, hoàn toàn đúng", đại diện Viện kiểm sát nhấn mạnh.Tiếp tục phần tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu" sáng 21/7, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm đối đáp phần bào chữa của bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng 5, Cục An ninh điều tra) và luật sư của bị cáo Hưng.
Khi luận luận tội, đại diện Viện kiểm sát khẳng định, bị cáo Hưng có hành vi lừa đảo "chạy án" cho hai bị cáo trong vụ án này là Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky) và Lê Hồng Sơn (Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky) không bị xử lý hình sự, qua đó bị cáo Hưng chiếm đoạt 800.000 USD. Với hành vi phạm tội trên, bị cáo Hưng bị đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án từ 19 - 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tranh luận tại phiên tòa, bị cáo Hưng không nhận tội khi cho rằng, khởi tố anh ta là tùy tiện, xem nhẹ sinh mạng người khác...
Đối đáp với bị cáo Hưng, đại diện Viện kiểm sát khẳng định, trước khi khởi tố, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã phối hợp ghi lời khai của bị cáo Hưng vào đầu tháng 1/2023 nhằm cho bị cáo có cơ hội trình bày, nhưng bị cáo không nhận tội.
Sau khi Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt tạm giam bị cáo Hưng ngày 11/1/2023, sau đó hỏi cung 8 lần liên tục, cho đối chất 2 lần với bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội). Các biên bản hỏi cung đều được đại diện Viện kiểm sát trình chiếu công khai tại phiên tòa.
"Bị cáo Hưng từng là điều tra viên, được Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát hỏi cung, nhưng ra tòa lại nói không được hỏi cung là tráo trở, gian dối. Tại tòa, bị cáo Nguyễn Anh Tuấn và bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng cũng nói bị cáo Hưng tráo trở, dựng chuyện là có lý do, hoàn toàn đúng", đại diện Viện kiểm sát nhấn mạnh.
Đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa.
Theo đại diện Viện kiểm sát, tính "tráo trở" của bị cáo Hưng còn thể hiện ở chỗ, bị cáo chỉ khai báo nhỏ giọt trước khi cơ quan điều tra đưa ra bằng chứng không thể chối cãi.
Cụ thể, bị cáo Hưng bị bắt ngày 11/1/2023 và không khai báo gì. Đến khi Cơ quan điều tra cho biết, có video nhận cặp thì bị cáo Hưng mới khai, có nhận từ bị cáo Tuấn một chiếc cặp, bên trong 4 chai rượu vang chứ không phải tiền hay USD. Ngày 26/3/2023, khi đối chất với bị cáo Tuấn, bị cáo Hưng mới thừa nhận cầm 7 bản tự khai của bị cáo Hằng mang về nhà...
Về việc bị cáo Hưng cho rằng, bị cáo Nguyễn Anh Tuấn cùng bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng và bị cáo Lê Hồng Sơn thống nhất khai báo theo hướng, đổ tội cho anh ta, đại diện Viện kiểm sát khẳng định: "Không có căn cứ".
Đại diện Viện kiểm sát phân tích, bị cáo Lê Hồng Sơn bị bắt ngày 8/12/2022 và giam tại B34 ở TP Hồ Chí Minh; bị cáo Nguyễn Anh Tuấn bị bắt ngày 28/12/2022 và giam tại trại B14 ở Hà Nội; bị cáo Hoàng Văn Hưng bị khởi tố ngày 11/1/2023; bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng bị khởi tố ngày 29/3/2023 và được tại ngoại.
"Thời điểm bắt khác nhau, giam tại nhiều địa điểm khác nhau, tuy nhiên các bị cáo: Tuấn, Hằng và Sơn đều khai giống nhau về hành vi của bị cáo Hưng. Suốt quá điều tra, cả ba bị cáo: Tuấn, Hằng và Sơn đều không được tiếp xúc riêng với luật sư; gia đình cũng không được thăm gặp nhằm đảm bảo không lộ lọt thông tin từ bên ngoài vào nên lời khai của ba bị cáo là khách quan. Vì vậy, dùng lời khai của ba bị cáo: Tuấn, Hằng và Sơn để chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo Hưng là đúng", đại diện Viện kiểm sát đối đáp.
Luật sư của Nữ Tổng Giám đốc đưa hối lộ 34 tỷ đồng bào chữa gì tại tòa? Tiếp tục tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu", chiều 20/7, luật sư bào chữa cho bị cáo Hoàng Diệu Mơ (Tổng Giám đốc Công ty An Bình) đề nghị giảm nhẹ thêm hình phạt cho bị cáo, đồng thời cho bị cáo được ủy quyền cho người nhà thực hiện các giao dịch dân...