Hai Bộ không muốn “lương nhà giáo cao nhất” là thể hiện thái độ gì?
Lâu nay, các công việc của Bộ, ngành đều luôn bám sát các Nghị quyết của Đảng. Do đó, các Bộ cần có trách nhiệm với Bộ Giáo dục thực hiện Nghị quyết 29.
Thầy Phạm Minh Hạc cho rằng, từ trước đến nay các công việc của Bộ, ngành đều luôn bám sát và tuân thủ theo các Nghị quyết của Đảng. Do đó, các Bộ cần có trách nhiệm với Bộ Giáo dục và đào tạo
Trong dự thảo Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo có đề xuất nội dung “lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”.
Tuy nhiên, theo tờ trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/3 về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục, nội dung tăng lương nhà giáo không nhận được ý kiến đồng thuận của 2 bộ có liên quan trực tiếp tới vấn đề này là Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ.
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho rằng:
“Nghị quyết 29 của Trung ương đã nêu “Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng” do đó, các Bộ cần phải có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết thay vì thoái thác”.
Giải thích thêm về quan điểm của mình, thầy Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục cho rằng, từ trước đến nay các công việc của Bộ, ngành đều luôn bám sát và tuân thủ theo các Nghị quyết của Đảng. Do đó, các Bộ cần có trách nhiệm với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết 29.
Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên, Thạc sĩ Đặng Danh Hướng – giáo viên trường Trung học phổ thông Hoàng Văn Thụ (Hà Nội) cho hay:
“Thời gian qua, “vấn đề lương của nhà giáo” nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ riêng cá nhân tôi mà dư luận xã hội và của nhiều thầy cô từ bậc mầm non tới bậc trung học phổ thông.
Video đang HOT
Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ không muốn nhà giáo có lương cao nhất
Thật tình, như tâm trạng chung của nhiều thầy cô, tôi hụt hẫng khi biết tin Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ không đồng thuận với đề xuất “lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”".
Nguyên nhân dẫn tới tâm trạng mà thầy Hướng nói tới là do việc không đồng thuận của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ sẽ không tạo động lực cho nhà giáo an tâm công tác và không đáp ứng được sức cống hiến của nhà giáo, không tạo ra được động lực cho nhà giáo phấn đấu.
Thầy Hướng thêm, mức lương khởi điểm trong ngành giáo dục hiện nay, của giáo viên mới ra trường từ 3- 4 triệu đồng/tháng.
Với mức lương thu nhập này, nhiều giáo viên không đủ trang trải cho nhu cầu cuộc sống tối thiểu hàng ngày do đó buộc nhiều giáo viên phải làm thêm (bán hàng trực tuyến, bán hàng tại nơi làm việc…) hoặc dạy thêm để có thêm thu nhập trang trải trong cuộc sống và hỗ trợ gia đình.
Thầy Đặng Danh Hướng : “Tôi hụt hẫng khi biết tin Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ không đồng thuận với đề xuất “lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” (Ảnh nhân vật cung cấp)
Thời gian qua nhiều ý kiến dư luận cho rằng, giáo viên có khoản thu nhập từ “dạy thêm” rất lớn tuy nhiên theo thầy Hướng, tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội số giáo viên không có khả năng dạy thêm chiếm hơn 70% (đó là giáo viên các môn Giáo dục quốc phòng, Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học…).
Còn lại khoảng 30% giáo viên có khả năng dạy thêm nhưng không phải thầy cô nào muốn dạy thêm là dạy được bởi lẽ nếu không có trình độ, không đổi mới phương pháp dạy học, tỷ lệ học sinh thi đỗ các trường đại học, cao đẳng thấp… thì học trò sẽ không học.
Từ những lý giải đó, thầy Hướng khẳng định: “Hiện nay cuộc sống của giáo viên từ thành phố tới nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo nhìn chung còn nhiều khó khăn.
Đặc biệt, là giáo viên trẻ mới ra trường giảng dạy các bộ môn (Thể dục, Âm nhạc) ở cấp học Mầm non mức lương 3.264.300/ tháng, cao hơn là giáo viên trung học phổ thông (Thể dục, Giáo dục quốc phòng, Giáo dục công dân, Công nghệ…) với mức lương 3.954.600 đồng/ tháng bao gồm cả tiền đóng bảo hiểm.
Với khoản thu nhập này không đủ để giáo viên trang trải các khoản ăn uống, tiền phòng trọ, tiền xăng xe đi lại, tiền sinh hoạt hàng ngày, các khoản quỹ, từ thiện…
“Mức lương thấp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học và thực hiện đổi mới giáo dục. Bởi vì, không đủ sống giáo viên phải tìm cách có thêm thu nhập, do đó một số địa phương có hiện tượng giáo viên cắt xén chương trình mang về nhà dạy…”, thầy Hướng nêu.
Theo Giaoduc.net
Khi nào lương nhà giáo được xếp cao nhất trong bậc hành chính sự nghiệp?
"Tôi nghĩ rằng hiện nay các Bộ, ngành nên cùng chung tay để tìm ra những sáng kiến thực hiện nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, chúng ta đừng quan niệm, tiền lương cho giáo viên chỉ là trách nhiệm của Bộ GD&ĐT", TS. Nguyễn Tùng Lâm cho hay.
Vấn đề lương giáo viên vẫn đang gây tranh cãi (ảnh minh họa)
Tờ trình mà Bộ GD&ĐT trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày vừa qua về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục trong đó có nội dung "lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp " không nhận được ý kiến đồng thuận của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ.
Trong văn bản góp ý về đề xuất tăng lương cho đội ngũ nhà giáo, Bộ Tài chính có nêu: "Ngày 4/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 đã thông qua Nghị quyết số 29 -NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong đó có nội dung lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Tuy vậy, hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá hệ thống thang bảng lương, phụ cấp đối với từng ngành, lĩnh vực, khu vực.
Vì vậy, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc với Bộ Nội vụ để trình Chính phủ, trình Quốc hội phương án tổng thể về tiền lương và phụ cấp của nhà giáo để đảm bảo sự tương quan, thống nhất về tiền lương, phụ cấp với các ngành, nghề khác trong giai đoạn tới".
Còn trong văn bản góp ý của Bộ Nội vụ có chỉ rõ: "Thời gian qua, nhiều bộ, ngành khi xây dựng luật chuyên ngành đã đưa quy định về tiền lương (cả phụ cấp) làm phá vỡ thiết kế ban đầu của chế độ tiền lương trong hệ thống chính trị, làm phát sinh bất hợp lý giữa các ngành, nghề.
Hơn nữa, vừa qua, Ban chỉ đạo Trung ương về nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng ban đang xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp để báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ trình Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.
Vì vậy, Bộ Nội vụ đề nghị không quy định tiền lương của nhà giáo tại khoản 23 Điều 1 Dự án Luật".
Liên quan đến vấn đề Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ không đồng ý với đề xuất "lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp", TS. Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho hay: "Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hãy đặt mình vào việc thực hiện Nghị quyết 29 để tìm ra giải pháp hợp lý thay vì việc chỉ căn cứ vào vấn đề tài chính đất nước nói chung và chờ Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp.
Vấn đề tiền lương theo như đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo "lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng" là để thực hiện Điều 6 trong phần III về nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết Trung ương số 29.
Tôi nghĩ rằng hiện nay các Bộ, ngành nên cùng chung tay để tìm ra những sáng kiến thực hiện nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, chúng ta đừng quan niệm, tiền lương cho giáo viên chỉ là trách nhiệm của Bộ GD&ĐT.
Chúng ta vẫn nói với nhau rằng "giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng bấy lâu nay, đời sống giáo viên vẫn bấp bênh, nhiều giáo viên phải làm nghề phụ để duy trì cuộc sống, vẫn chưa có giải pháp nào cho vấn đề trên. Vậy giáo viên lấy sức đâu mà sáng tạo?
Chúng ta cũng biết, các nước có nền kinh tế tiên tiến đều bắt đầu từ giáo dục. Bởi lẽ, giáo dục là khởi nguồn của nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là trong thời đại công nghệ 4.0.
Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ không đồng ý việc xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp bây giờ thì còn chờ đến bao giờ? Trong khi chúng ta luôn nói cần phải động viên và khuyến khích các nhà giáo.
Tôi cho rằng, chúng ta vẫn chưa đánh giá hết được vai trò của đội ngũ nhà giáo trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Vì thế, nhà giáo chưa có vị trí tương xứng và mức lương thỏa đáng. Điều đó lý giải vì sao, nhiều thí sinh giỏi thờ ơ với ngành sư phạm".
Theo Infonet.vn
Tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên về lương nhà giáo TS Trịnh Ngọc Thạch - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội; thành viên Ban soạn thảo Dự án Luật Giáo dục sửa đổi - cho biết như vậy. ảnh minh họa - Thưa ông, dư luận nên hiểu thông tin bỏ nội dung về lương nhà giáo và học sinh...