Hacker không thể phát trực tiếp vì Bkav tắt máy chủ?
Người tự xưng hack được vào mạng nội bộ của Bkav cho rằng công ty này đã tắt máy chủ, khiến anh ta không thể trực tiếp tấn công.
Ngày 11/8, tài khoản “chunxong” trên diễn đàn R*** cho biết sẽ livestream thao tác tấn công vào hệ thống của Bkav vào ngày 18/8. Tuy nhiên, trong một bình luận cách đây vài giờ, người này cho biết không thể thực hiện trực tiếp được vì Bkav đã tắt máy chủ.
“Tôi rất tiếc vì phải thông báo rằng việc phát trực tiếp hack vào server Bkav sẽ không thể thực hiện được”, tài khoản này viết trên diễn đàn R***.
Theo chunxong, máy chủ của Bkav đã bị ngắt nên người này không tìm được cách nào khác để phát trực tiếp. Tuy nhiên, tài khoản này cũng đăng tải một đoạn video diễn tả cụ thể cách mà mình có thể truy cập vào mạng nội bộ của Bkav.
Trả lời Zing , đại diện Bkav khẳng định mọi hoạt động của công ty và server vẫn vận hành bình thường. Công ty cũng cho biết đã thực hiện các thủ tục để xử lý theo pháp luật. “Chắc chắn những kẻ vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”, đại diện Bkav phản hồi.
Video đang HOT
Hacker thông báo không thể phát trực tiếp vì Bkav đã tắt máy chủ.
Trong đoạn clip được ghi lại vào ngày 7/8, chunxong một lần nữa bác bỏ nhiều thông tin mà Bkav đưa ra. Tài khoản này khẳng định toàn bộ mã nguồn phần mềm đang rao bán là mới cũng như người này chưa từng làm việc cho công ty bảo mật Việt Nam. chunxong cho biết mã nguồn mà người này sở hữu là của các ứng dụng trả phí chứ không phải mã nguồn mở. Để khẳng định những gì mình chia sẻ là đúng sự thật, tài khoản này thực hiện việc hack trực tiếp vào mạng nội bộ của Bkav trong đoạn clip.
Trong một đoạn video khác được đăng tải, hacker truy cập trực tiếp vào tài khoản có tên Nguyễn Tử Quảng trên mạng xã nội bộ dành cho công việc có tên VALA của Bkav. Theo tài khoản này, đoạn clip được ghi lại từ ngày 8/8 vì hiện tại Bkav đã tắt máy chủ.
“Như các bạn có thể thấy, hệ thống của Bkav không thể bảo vệ mình khỏi một cuộc tấn công cổ điển. Giống như cách mà Bkav tự xưng là công ty bảo mật số một nhưng không thể chống lại một cuộc tấn công đơn giản”, tài khoản chunxong viết.
Sự kiện xôn xao giới bảo mật này bắt đầu từ ngày 4/8. Trên diễn đàn chuyên chia sẻ và bán thông tin bảo mật R***, tài khoản có tên chunxong đã rao bán mã nguồn các sản phẩm của Bkav, trong đó có phần mềm bảo mật Bkav Pro. Tài khoản này yêu cầu người mua liên lạc qua email để biết được giá bán.
Trả lời Zing tại thời điểm đó, đại diện Bkav xác nhận đây là mã nguồn cũ của một số module thành phần trong phần mềm Bkav. Tuy nhiên, công ty này khẳng định do là mã nguồn cũ nên việc này không gây ảnh hưởng tới khách hàng.
Tối 8/8, tài khoản có tên “chunxong” trên diễn đàn R*** tiếp tục tung lên những tin nhắn trên nền tảng chat nội bộ của Bkav để khẳng định mình sở hữu những dữ liệu mới, không phải mã nguồn cũ như công ty này nói.
Hacker vụ Bkav nhận là người Việt, đang sống ở nước ngoài
Người tuyên bố hack và sở hữu mã nguồn của Bkav nói rõ hơn về động cơ tấn công và cho biết mình vẫn còn giữ nhiều tài liệu khác của công ty này.
Người dùng có tên "chunxong" trên diễn đàn R**** khẳng định mình đã đột nhập được cơ sở dữ liệu của Bkav. Khi liên lạc với phóng viên qua email, người này cho biết mình đang sống ở nước ngoài, và còn nhiều tài liệu khác của Bkav có thể tung ra.
"Tôi là người Việt Nam nhưng đang sống ở nước ngoài. Hiện tại, tôi không thể phỏng vấn bằng hình ảnh được, vì người ta sẽ tìm ra tôi ngay", chunxong cho biết qua email.
Sau giai đoạn chỉ liên lạc qua email, người này đã công khai mức giá bán các mã nguồn của Bkav.
Theo chia sẻ của chunxong, anh ta chọn Bkav làm mục tiêu tấn công vì cảm thấy công ty này thường nói quá so với những gì mình làm được. Hacker này cũng cho biết mình sở hữu nhiều dữ liệu của Bkav sau khi tấn công vào mạng nội bộ của công ty, nhưng có những dữ liệu không muốn bán hoặc công bố.
Chiều 11/8, chunxong tiếp tục đưa ra thêm một số thông tin trên diễn đàn R***. Anh ta đưa ra bức hình chụp phần mềm chat nội bộ của Bkav, trong đó tài khoản đang đăng nhập là của một lãnh đạo công ty. Người này cũng tuyên bố sẽ công bố trực tiếp hình ảnh mình đột nhập mạng nội bộ của Bkav.
Tài khoản chunxong rao bán mã nguồn của các sản phẩm Bkav, trong đó có phần mềm bảo mật Bkav Pro vào ngày 4/8. Phản hồi thông tin này, Bkav cho biết đây là mã nguồn cũ của một số module thành phần trong phần mềm, không ảnh hưởng tới người dùng hiện tại. Công ty này cũng cho rằng vụ lộ mã nguồn do một nhân viên cũ thực hiện.
Đến ngày 8/8, chunxong tiếp tục tung ra hình chụp các đoạn chat nội bộ của Bkav, trong đó có những phần trò chuyện của các lãnh đạo công ty này như ông Nguyễn Tử Quảng, Vũ Ngọc Sơn. Thông qua trang WhiteHat (diễn đàn bảo mật do chính Bkav hậu thuẫn), Bkav tiếp tục khẳng định tin nhắn nội bộ bị lộ bởi nhân viên cũ của công ty. Theo Bkav, trong thời gian còn làm việc, người này đã thu thập thông tin đăng nhập nhắn tin nội bộ và dùng nó để chụp ảnh các đoạn hội thoại gần đây.
Khi được liên hệ qua email, tài khoản này cho biết gói mã nguồn của Bkav có giá 290.000 USD, tương đương 6,6 tỷ đồng. Nếu muốn mua độc quyền, người mua sẽ phải trả giá gấp đôi. Việc thanh toán được thực hiện qua loại tiền mã hóa Monero, với tính chất không thể lần ra các dấu vết giao dịch, khó lần ra danh tính.
Luật An ninh mạng quy định "gián điệp mạng" là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác để chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin, tài nguyên thông tin trên mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ngoài ra, hành vi thu thập và rao bán mã nguồn cũng được quy định tại điều 7 của Luật An toàn thông tin mạng. Theo văn bản luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Hacker tuyên bố sẽ livestream quá trình tấn công mạng nội bộ của BKAV Tối 11/8, trên diễn đàn R*forums, hacker "chunxong" tiếp tục thông báo về việc sẽ bán sock proxy cho phép truy cập mạng nội bộ của BKAV với mức giá 30.000 USD. Trước đó, người này từng đưa ra "báo giá" 150.000 USD cho mã nguồn phần mềm (source code) và mã nguồn máy chủ (server side code) đối với các phần mềm...