Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tạm nâng trần nợ công quốc gia
Với 219 phiếu thuận và 206 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 12/10 đã thông qua dự luật tạm thời nâng mức trần nợ công của nước này lên 28.900 tỷ USD. Dự luật này trước đó đã được Thượng viện thông qua.
Quang cảnh một phiên họp Hạ viện Mỹ tại Washington, DC. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo đó, giới hạn vay nợ của Mỹ sẽ tăng thêm 480 tỷ USD, giúp chính phủ Mỹ tạm đẩy lùi nguy cơ vỡ nợ liên bang cho tới ngày 3/12.
Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ ký phê chuẩn dự luật này trước ngày 18/10 – thời điểm Bộ Tài chính nước này cảnh báo Mỹ không thể thanh toán các khoản nợ quốc gia nếu Quốc hội Mỹ không có hành động.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan điểm về việc duy trì binh sĩ ở Afghanistan
Ngày 29/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhấn mạnh quan điểm của ông là không ủng hộ việc duy trì "vĩnh viễn" lực lượng Mỹ tại Afghansitan.
Binh sĩ Mỹ tới căn cứ không quân Kandahar, Afghanistan, ngày 20/5/2003. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trong phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ về quá trình rút quân khỏi Afghanistan, Bộ trưởng Austin khẳng định không thể có việc duy trì nguyên trạng "không có rủi ro" nếu kéo dài sự hiện diện của các binh sĩ Mỹ tại Afghanistan và thậm chí sẽ phải bổ sung thêm lực lượng. Đây là cuộc điều trần thứ hai trong hai ngày qua mà Bộ trưởng Austin tham dự. Tham gia phiên điều trần có nhiều các quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ.
Trong một diễn biến liên quan, tại phiên điều trần diễn ra cùng ngày của Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ, người đứng đầu Lầu Năm Góc bày tỏ quan ngại về số phận của các phi công và quân nhân người Afghanistan được Washington đào tạo, hiện đang bị giam giữ tại một bệnh viện ở ngoại ô thủ đô Dushanbe, Tajikistan, sau khi những người này di tản khỏi Afghanistan. Bộ trưởng Austin khẳng định Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm nhanh chóng đưa những người này tới Mỹ. Trong số 143 công dân Afghanistan thuộc diện này đang bị mắc kẹt tại Tajikistan có một nữ phi công đang mang thai.
Trong khi đó, báo Politico dẫn lời một số thượng nghị sĩ Mỹ cho biết tại phiên điều trần này, giới chức Lầu Năm Góc thông báo về các cuộc đàm phán sử dụng các cơ sở quân sự ở những nước láng giềng của Afghanistan để phục vụ hoạt động chống khủng bố tại quốc gia Tây Nam Á này, kể cả các căn cứ của Nga trong khu vực. Theo báo trên, quan chức Mỹ đã thảo luận với đại diện chính phủ các nước Tajikistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan và các nước khác, trong đó đề cập khả năng triển khai các phương tiện quân sự tại các nước nêu trên để phục vụ cho hoạt động chống khủng bố ở Afghanistan sau khi Mỹ rút quân.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo trong ngày 29/9, chuyến bay chở hơn 100 người, là công dân Mỹ và các thường trú nhân hợp pháp sơ tán từ Afghanistan sang Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), khởi hành tới Mỹ. Đây là chuyến bay mà Bộ Ngoại giao Mỹ cùng một tổ chức phi lợi nhuận thuê để đưa công dân Mỹ sơ tán từ Afghanistan qua UAE để về nước.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ Đại sứ quán nước này tại UAE đang nhanh chóng xác minh danh sách hành khách lên chuyến bay trên, đồng thời phối hợp với Bộ An ninh nội địa và Cơ quan Bảo vệ biên giới Mỹ này nhằm sàng lọc toàn bộ những người này trước khi họ được phép nhập cảnh.
Tướng Mỹ thừa nhận cuộc chiến Afghanistan là thất bại chiến lược Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho rằng Washington đã thua trong cuộc chiến tại Afghanistan và điều này bắt đầu từ rất lâu. "Điều rõ ràng là cuộc chiến Afghanistan không kết thúc theo cách chúng ta muốn, trong đó Taliban đang nắm quyền ở Kabul. Cuộc chiến này là một thất bại chiến lược", Chủ tịch Hội...