Hà Tĩnh ưu tiên bổ sung giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa mới
Nhằm triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đạt hiệu quả cao, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với các ngành đảm bảo điều kiện tốt nhất ở 3 khối lớp (lớp 1, lớp 2 và lớp 6) trước thềm năm học mới.
Hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Ảnh minh họa.
Tuyển dụng thêm giáo viên đáp ứng nguồn nhân lực tại các trường học
Một điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới là môn Tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 với thời lượng 4 tiết/ tuần.
Còn học sinh lớp 1 và lớp 2 sẽ làm quen môn tiếng Anh thông qua tự chọn.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều địa phương tại Hà Tĩnh vẫn còn thiếu giáo viên.
Tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) theo ông Nguyễn Hữu Sum, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã, hiện đang thiếu 23 giáo viên tiếng Anh, trong đó bậc tiểu học thiếu 18 người.
Đặc biệt, một số trường vắng bóng hẳn giáo viên tiếng Anh, dù trong chương trình hiện hành, học sinh từ lớp 3 đã được học tự chọn môn này.
Còn huyện miền núi Vũ Quang, ông Nguyễn Thanh Hải (Trưởng phòng GD&ĐT Vũ Quang) cho biết, hiện nay, địa phương chỉ mới đảm bảo số lượng giáo viên tại các môn văn hóa, nhưng khó nhất vẫn là đảm bảo giáo viên Tiếng Anh cho học sinh lớp 1 và lớp 2 làm quen với chương trình sách giáo khoa mới.
“Qua rà soát, giáo viên văn hóa của Vũ Quang còn thiếu khoảng 10 người.
Video đang HOT
Chúng tôi chỉ mới đáp ứng được tỉ lệ 1,01 giáo viên/lớp nhưng nếu đủ phải là 1,11 giáo viên/lớp.
Riêng giáo viên tiếng Anh vẫn còn thiếu 2 người để thực hiện chương trình tiếng Anh bắt buộc đối với lớp 3.
Còn lớp 1 và lớp 2 để làm quen với tiếng Anh vẫn chưa thể bố trí được giáo viên”.
Hà Tĩnh sẽ tuyển dụng hơn 500 giáo viên cho Tiểu học và THCS trong năm học mới 2021-2022
Để đảm bảo nhu cầu giáo viên giảng dạy tại các trường học nhất là đối với chương trình sách giáo khoa mới, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã tham mưu UBND tỉnh về việc tuyển dụng viên chức ở 3 cấp học (mầm non, tiểu học, THCS).
UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có văn bản đồng ý chủ trương để UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức tuyển dụng 770 giáo viên.
Trong đó có 514 giáo viên bậc học tiểu học, 47 giáo viên bậc học trung học cơ sở còn thiếu so với biên chế được HĐND tỉnh, UBND tỉnh giao.
UBND tỉnh giao chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện điều chuyển giáo viên các môn học còn thừa giữa bậc học tiểu học và bậc học trung học cơ sở đối với các bộ môn đặc thù chung.
Thực hiện quy trình biệt phái giáo viên trung học cơ sở giữa các huyện, thị xã theo quy định tại Quyết định số 24/2019/QĐ-UBND ngày 9/5/2019 của UBND tỉnh ban hành quy chế biệt phái giáo viên tiểu học, trung học cơ sở; trung học phổ thông từ đơn vị thừa giáo viên đến đơn vị thiếu giáo viên; hoàn thành trước ngày 1/9/2021.
Đảm bảo cơ sở vật chất
Cùng vào cuộc với ngành GD&ĐT, UBND các huyện, thị, thành phố cũng đã linh động trong việc bố trí nguồn ngân sách, kêu gọi xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp.
Theo ông Trần Đình Hùng, trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Khê, năm học 2020-2021, UBND huyện đã hỗ trợ kinh phí mua hơn 140 tivi smart để các đơn vị thực hiện chương trình sách giáo khoa mới của lớp 1.
Năm nay, ngành giáo dục đã có văn bản đề nghị huyện hỗ trợ thêm 71 tivi để phục vụ cho lớp 2. Đối với THCS hiện mới chỉ có một đơn vị trường học đáp ứng có phòng tin học, còn hơn 10 trường vẫn chưa đáp ứng.
Cô Nguyễn Thị Thanh Nga – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thạch Hà cho biết: “Qua tham mưu của ngành, năm nay, huyện Thạch Hà bố trí gần 3 tỷ đồng hỗ trợ các trường học mua Smart tivi phục vụ khai thác các học liệu điện tử thực hiện chương trình mới.
Hơn 100 tỷ đồng từ các nguồn cũng đã được huyện tăng cường cho giáo dục để bổ sung phòng học và các công trình phụ trợ đáp ứng nhu cầu dạy và học”.
Sở GD&ĐT cũng đang xúc tiến việc tham mưu UBND tỉnh nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện chương trình sách giáo khoa mới
Cũng theo cô Nga, việc chính quyền địa phương hỗ trợ cơ sở vật chất đã chia sẻ một phần gánh nặng về kinh phí cho phụ huynh vào đầu năm học.
Tạo động lực cán bộ, giáo viên khắc phục những khó khăn, hoàn thành tốt chương trình giáo dục phổ thông trong năm học 2021 – 2022.
Đến thời điểm hiện tại, các nhà xuất bản đã bắt đầu triển khai đưa sách giáo khoa về các nhà trường để chuyển đến học sinh.
Năm học này, dự kiến các nhà xuất bản sẽ hỗ trợ khoảng 1.600 đầu sách cho học sinh vùng khó và học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên toàn tỉnh.
Hiện tại, Sở GD&ĐT cũng đang xúc tiến việc tham mưu UBND tỉnh nguồn kinh phí hỗ trợ cơ sở vật chất để thực hiện chương trình mới.
Theo ông Phan Duy Nghĩa, phó Phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD&ĐT Hà Tĩnh): “UBND tỉnh đã cho chủ trương bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong năm học mới.
Hiện, Sở GD&ĐT đã phối hợp với các huyện tiến hành rà soát xong đang chuẩn bị xin ý kiến UBND tỉnh để đấu thầu theo quy định”.
Năm học mới và bài toán thiếu giáo viên
Do khó khăn trong tuyển dụng giáo viên, nhất là một số môn mang tính chuyên biệt (như Tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc) nên đến nay, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thể hoàn thiện kế hoạch công tác cho năm học mới 2021-2022.
Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, một số trường đã sử dụng giáo viên Toán - Tin dạy môn Tin học. Trong ảnh: Giờ học môn Tin học tại Trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Đại Từ (ảnh chụp tháng 3-2021).
Hiện nay, ngành Giáo dục tỉnh còn thiếu khoảng 400 giáo viên dạy các môn Tiếng Anh, Công nghệ và Tin học, trong khi theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đây là các môn học bắt buộc áp dụng từ lớp 3. Đối với cấp THCS, hiện thiếu khoảng 150 giáo viên dạy môn Tiếng Anh và Tin học và khoảng 100 giáo viên các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử, Địa lý. Riêng với cấp THPT (bao gồm cả khối Giáo dục thường xuyên), cơ cấu giáo viên chủ yếu thiếu ở một số môn mới như Nghệ thuật, nội dung Giáo dục địa phương, Giáo dục kinh tế và pháp luật...
Hiện nay, để đảm bảo đội ngũ giáo viên dạy các môn mang tính chuyên biệt, các nhà trường đang vận hành một số cơ chế linh hoạt, như: Bồi dưỡng giáo viên đã từng được đào tạo nhiều môn để có thêm phương án phân công giảng dạy, hợp đồng thuê khoán giáo viên của các trường trên địa bàn để đội ngũ này có thể linh hoạt giảng dạy cùng lúc một vài trường lân cận...
Như tại Trường Tiểu học Vô Tranh (Phú Lương), trong số 40 giáo viên toàn trường, có đến 8 giáo viên hợp đồng. Cô giáo Vũ Thị Hạnh, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Chúng tôi tổ chức trao đổi để những giáo viên lâu năm hỗ trợ về kinh nghiệm cho các giáo viên mới. Ngược lại, các giáo viên trẻ sẽ hỗ trợ lại về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Với các môn: Kỹ thuật, Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, chúng tôi bồi dưỡng chính các giáo viên được đào tạo 9 môn để giảng dạy. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giải pháp tình thế, chứ Nhà trường chưa có đội ngũ chuẩn về những môn học này.
Với Trường THCS Bình Thuận (Đại Từ), hiện cả trường chỉ có 1 giáo viên dạy các môn Âm nhạc, Tin học. Vì vậy, việc phân công giảng dạy gặp nhiều khó khăn. Riêng đối với môn Mỹ thuật, do chưa có giáo viên nên Nhà trường phải bồi dưỡng giáo viên Âm nhạc để giảng dạy.
Trước sự thiếu hụt đội ngũ giáo viên, ngành Giáo dục cũng đã tham mưu, phối hợp với các ngành, địa phương để tìm giải pháp. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là thiếu biên chế và cơ chế tuyển dụng chưa thực sự tạo được sức hút với giáo viên. Chính vì vậy, giải pháp chủ yếu vẫn là chủ động khắc phục khó khăn tại các trường để bảo đảm học sinh được học đầy đủ nội dung, không cắt giảm chương trình.
Ở góc độ đào tạo, quản trị nhân lực, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã cung cấp nhu cầu giáo viên cho các cơ sở đào tạo để đào tạo giáo viên các cấp học... Đặc biệt, Ngành đã tiến hành rà soát, cử giáo viên ở những bộ môn có tỷ lệ biên chế cao hoặc còn dư biên chế so với định mức nhưng có năng khiếu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để đào tạo văn bằng 2 (các chuyên ngành Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, tổ hợp môn Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội..) để bổ sung cho những đơn vị còn thiếu giáo viên.
Được biết, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) cũng đã kịp thời xây dựng kế hoạch về đổi mới mô hình, phương pháp đào tạo giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đào tạo theo môn học (đơn môn) chuyển sang hướng đào tạo theo lĩnh vực. Hiện nay, đối với cấp THCS, Nhà trường đã đào tạo giáo viên lĩnh vực Khoa học tự nhiên, đồng thời chuẩn bị triển khai đào tạo giáo viên lĩnh vực Khoa học xã hội.
Hoạt động trải nghiệm, phương tiện "dạy người" trong chương trình mới Không ít giáo viên hiện nay đều cho rằng Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp là 1 môn học, vì có sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và giáo án. Trong chương trình lớp 6 năm học 2021 - 2022, có các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự...