Hà Tĩnh thông báo địa điểm, thời gian nhận hồ sơ dự thi tốt nghiệp THPT
Sở GD&ĐT Hà Tĩnh vừa có thông báo địa điểm, thời gian nhận hồ sơ dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Ảnh minh họa
Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, đối với thí sinh đang học lớp 12 nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) tại các trường THPT, trung tâm GDNN – GDTX, trường trung cấp, trường cao đẳng (gọi chung là các trường) nơi thí sinh đang học;
Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT nộp hồ sơ ĐKDT tại trường năm học lớp 12; thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT học lớp 12 tại những trường đã giải thể được lựa chọn trường thuận lợi để nộp hồ sơ ĐKDT;
Thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT đăng ký dự thi để tuyển sinh đại học, cao đẳng nộp hồ sơ ĐKDT tại các trường THPT công lập nơi thí sinh học lớp 12, đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp trung học phổ thông và thí sinh học tại những trường đã giải thể được lựa chọn trường THPT công lập thuận lợi để nộp hồ sơ.
Thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi: Từ ngày 15/6/2020 đến ngày 30/6/2020
Các thông tin liên quan đến kỳ thi thí sinh tra cứu trên trang Web: http://thituyensinh.vn và công thông tin điện tử của các trường Đai học, cao đẳng.
Video đang HOT
Nâng cao vấn đề đảm bảo chất lượng ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
"Sẽ không có cách nào khác để xây dựng, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hơn cách duy trì đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo".
Bà Trần Thị Thu Hà - Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phát biểu khai giảng khóa tập huấn về đảm bảo chất lượng tại TPHCM ngày 8/6.
Bà Trần Thị Thu Hà - Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nhấn mạnh điều này tại buổi khai mạc khoá tập huấn "Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về chất lượng bên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp diễn ra tại trường CĐ Công nghệ Thông tin TPHCM ngày 8/6.
Khoá tập huấn này do Cục Kiểm định chất lượng thuộc Tổng cục GDNN (Bộ LĐTBXH) phối hợp với Sở LĐTBXH TPHCM với hơn 60 cán bộ quản lý, giảng viên các trường cao đẳng, trường trung cấp trên địa bàn đã tham dự.
Hơn 60 cán bộ quản lý, giảng viên các trường cao đẳng, trường trung cấp trên địa bàn TPHCM đã tham dự tập huấn
Phát biểu tại đây, bà Trần Thị Thu Hà - Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng GDNN cho rằng: "Đảm bảo chất lượng là một vấn đề rất quan trọng trong mỗi nhà trường và luôn nhận được sự quan tâm của cơ quan quản lý các cấp và của chính các cơ sở GDNN. Sẽ không có cách nào khác để xây dựng và phát triển nhà trường hơn cách duy trì đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo".
Mục tiêu của lớp tập huấn nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở GDNN cho các trường. Để phát triển chất lượng thì Tổng cục GDNN (Bộ LĐTB&XH) đã xác định rất rõ chính là phát triển chất lượng giáo dục bên trong.
Muốn có chất lượng thì các trường phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc tổ chức quản lý quá trình đào tạo, làm sao để người học đạt được chất lượng như mong muốn.
Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng GDNN cho biết, sau khoá tập huấn này các trường sẽ tìm ra giải pháp phù hợp cho mình chứ không theo một hình mẫu chung nào cả
Bà Hà khẳng định: "Trước yêu cầu của việc đổi mới cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, luôn đòi hỏi các trường phải luôn đổi mới và bắt kịp với thời đại. Trước nhu cầu của người học ngày càng cao, thách thức đối với việc tổ chức quản lý, điều hành cũng phải điều chỉnh chứ không duy trì mãi kiểu truyền thống.
Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng GDNN cho biết, sau khoá tập huấn này sẽ cùng thầy cô các trường trao đổi, nghiên cứu ra cách tiếp cận tốt nhất.
"Mỗi trường có quy mô khác nhau, cách thức đào tạo khác nhau nên thông qua chương trình tập huấn các trường sẽ tìm ra giải pháp phù hợp cho mình chứ không theo một hình mẫu chung nào cả", bà Hà nhấn mạnh.
Các cán bộ, quản lý đến từ 60 trường CĐ, trung cấp tại TPHCM
Cũng theo bà Hà, nhiều trường cũng "than" rằng những năm gần đây tuyển sinh khó, tuy nhiên, nếu các trường không đẩy mạnh chất lượng thì rất thu hút người học. Đào tạo ra người học có chất lượng mới chính là cách quảng bá đến doanh nghiệp và các đơn vị tuyển dụng thương hiệu của mình.
Trước đó vào ngày 7/6, Cục Kiểm định chất lượng GDNN đã tổ chức hội thảo "Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các khóa tập huấn về bảo đảm chất lượng".
Tại đây, các giảng viên và chuyên gia đã đóng nhiều góp ý kiến cả về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức, giảng dạy, đặc biệt là nêu lên những điểm còn khó khăn, vướng mắc và tồn tại cần khắc phục.
PGS.TS Trần Khánh Đức - Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội mong muốn các giảng viên khi tham gia giảng dạy tập huấn về bảo đảm chất lượng GDNN cần làm rõ cho các học viên thấy được, sự cần thiết xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng trong nhà trường. Không có hệ thống đảm bảo bên trong thì trường không thể mong muốn Kiểm định chất lượng đạt yêu cầu.
Cũng tại hội thảo, TS. Phạm Vũ Quốc Bình - Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng cho rằng, trong thời gian qua Bộ LĐTBXH, Tổng cục GDNN và Cục Kiểm định chất lượng GDNN đã nỗ lực, kịp thời xây dựng ban hành Thông tư, hướng dẫn các Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố và các cơ sở GDNN triển khai thực hiện các quy định hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở GDNN.
Cục trưởng cũng ghi nhận sự đóng góp tích cực, tâm huyết của các giảng viên/chuyên gia đã tham gia giảng dạy các khóa tập huấn về BĐCL, góp phần nâng cao nhận thức của cơ sở GDNN về sự cần thiết và triển khai xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong nhà trường.
Đồng thời Cục trưởng đề nghị các giảng viên tiếp tục trau dồi, cập nhật các kiến thức, đầy đủ lý luận về bảo đảm chất lượng GDNN, học hỏi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy.
Về phía Cục Kiểm định chất lượng GDNN sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế để tổ chức hội thảo, tập huấn cho các giảng viên để không ngừng nâng cao chất lượng các khóa tập huấn về bảo đảm chất lượng GDNN.
Giáo dục nghề nghiệp năm 2019: Chuyển biến tích cực, chất lượng nguồn nhân lực nâng cao Giáo dục nghề nghiệp năm 2019 đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng nguồn nhân lực tiếp tục được nâng cao; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Tổng Cục Thống kê...