Hà Tĩnh thi GV dạy giỏi: Giáo viên tự tin đăng kí dự thi dạy bộ sách Cánh Diều
Theo thầy Trần Hậu Tú, Trưởng phòng Phố thông Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, có 16/174 GV đăng ký thi dạy GV giỏi cấp tiểu học môn tiếng Việt, bộ sách Cánh Diều.
Học sinh lớp 1 tương tác với cô giáo trong giờ dạy Tiếng Việt 1 Cánh Diều.
Đây là một trong những điểm mới của kỳ thi và tín hiệu đáng khích lệ.
Nhà giáo Nguyễn Quốc Anh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh), Trưởng ban tổ chức Hội thi thẳng thắn: “Thật ra, để chuẩn bị cho kỳ thi, Ban tổ chức đã tiến hành họp nhiều lần, thảo luận, cân nhắc nội dung, chương trình thi ra sao. Có ý kiến cho rằng chỉ nên thi chương trình lớp 2, 3, 4, 5. Nhưng một số GV cơ sở đăng ký thi môn tiếng Việt bộ sách Cánh Diều, nên Ban tổ chức cân nhắc, xem xét và quyết định tạo cơ hội để giáo viên thể hiện khả năng của mình, nhất là những GV đang trực tiếp giảng dạy lớp 1″.
Để đáp ứng nguyện vọng cho GV thi môn tiếng Việt bộ sách Cánh Diều, ban tổ chức không chỉ lo cơ sở vật chất, thiết bị mà còn lựa chọn đội ngũ giám khảo những nhà quản lý đã tham gia tập huấn, chỉ đạo thực hiện chương trình tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều. “Trong hàng trăm cán bộ quản lí tiểu học, chúng tôi rà soát, xem xét và lựa chọn được đội ngũ giám khảo không chỉ hiểu biết sâu chương trình, đã từng trải qua công tác chỉ đạo mà công tâm, khách quan. Đúng là chọn mặt gửi vàng thật sự” . Thầy Phan Duy Nghĩa – Phó phòng Phổ thông Sở GD&ĐT Hà Tĩnh chia sẻ.
Cô Hoàng Thị Thanh – Giám khảo môn tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh Diều
Chúng tôi đã có mặt tại điểm thi trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ, gặp gỡ, trao đổi với Giám khảo, giáo viên tham dự kì thi. Cô Hoàng Thị Thanh đến từ trường Tiểu học Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh cho biết: “Tại cụm thi phía Bắc Hà Tĩnh có 4 cô giáo tham gia dạy 4 tiết tiếng Việt; trong phân phối chương trình là tiết 26, vần uynh uỵc. Chúng tôi có ba Giám khảo. Trước khi dự giờ, Giám khảo chúng tôi căn cứ vào Hướng dẫn của Sở GD&ĐT về mục đích, yêu cầu, thang điểm, từ đó thống nhất các tiêu chí, nhằm đánh giá chính xác, khách quan GV thi, đồng thời khích lệ sáng tạo của GV và HS trong tiết dạy. Chúng tôi làm đúng quy trình của BTC chấm điểm độc lập, khoa học, công bằng”.
Sau khi kết thúc buổi thi, chúng tôi trao đổi với BGK. Theo cô Thanh, cho đến nay, Giám khảo không thể tiết lộ được kết quả, nhưng hầu hết các tiết dạy đúng quy trình dạy vần, tương tác giáo viên tốt, học sinh tích cực, chủ động tham gia vào bài giảng. Hầu hết các em phát âm, nhận diện vần, và viết tốt. Có tiết GV dạy sôi nổi, tạo được không khí và hứng khởi của HS.
Video đang HOT
Cô giáo Trần Thị Tình (Trường TH thị trấn Đức Thọ) dạy Tiếng Việt cho HS lớp 1
Mỗi GV thi GVDG có lý do riêng lựa chọn thi môn tiếng Việt Cánh Diều. Đối với cô Trần Thị Tình – GV Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ thì: “Có ba lý do để em lựa chọn thi môn tiếng Việt lớp 1. Một là em đang trực tiếp giảng dạy, chủ nhiệm HS lớp 1, nên lựa chọn sẽ có nhiều thuận lợi. Hai là em tâm đắc với sách tiếng Việt Cánh Diều, vì dễ dạy, dễ học. Vào thời điểm này, những năm trước khi giảng dạy tiếng Việt Chương trình Công nghệ, học sinh khó khăn khi đọc cũng như quy tắc chính tả, nhưng nay, lớp em có 37 HS, tất cả các em đều đọc thông viết thạo. Sự tiến bô và kết quả học tập của học sinh khích lệ em tự tin lựa chọn môn này. Ba là bộ sách Cánh Diều có CD, VIDEO đi kèm có thể dễ dàng khai thác hỗ trợ trong quá trình dạy học, và nhất là khi dạy vần uỳnh uỵc, cô và trò không phải khó khăn khi phát âm, ghép vần, phân biệt âm và chữ, vì tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều kế tục sách truyền thống, nên học sinh dễ nhận diện âm cũng như chữ”.
Cô Đặng Thị Thùy hướng dẫn HS lớp 1E viết chữ
Cô Đặng Thị Thùy đến từ trường Tiểu học Ngô Đức Kế (Can Lộc) lại có lí do rất đặc biệt: “Với em, thi giáo viên giỏi là sự trải nghiệm, là thử thách. Chọn tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều là thử thách thú vị. Bài dạy mới, học sinh mới, không gian, đối tượng đều mới. Bản lĩnh của GV sẽ được thể hiện. Mặt khác, triết lí của bộ sách Cánh Diều là đưa bài học vào cuộc sống, đưa cuộc sống vào bài học, nên em vận dụng triết lí này vào bài dạy cụ thể”.
Trong số những giáo viên tham gia dạy thi GVG tỉnh môn tiếng Việt bộ sách Cánh Diều, có cô giáo năm học 2020-2021 không trực tiếp dạy lớp 1. Trả lời câu hỏi của tôi: “Chưa dạy tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều, sao em lại lựa chọn tiết thi GVG này? Như vậy có mạo hiểm không?”, cô giáo Lương Thị Lệ Hằng đến từ Trường Tiểu học Yên Hồ, huyện Đức Thọ tự tin chia sẻ: ” Năm học 2020-2021, nhà trường phân công em dạy và chủ nhiệm lớp 5, nhưng em lại tham dự kỳ thi với lựa chọn tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều. Nghĩ cũng hơi liều, nhưng em có lý do của riêng mình. Trước hết là không dạy lớp 1 nhưng em đọc kỹ chương trình, SGK để có ý kiến khi được giao nhiệm vụ chọn sách. Trong quá trình bồi dưỡng thay sách, học tập, trao đổi chuyên đề, em tham gia đầy đủ. Em học đồng nghiệp, bạn bè, học qua sách vở nên tự tin.
Mặt khác, trong quá trình tìm hiểu bộ sách Cánh Diều, em thấy những ưu điểm nổi bật, nhất là phù hợp với học sinh trường em. Các tiết hợp lý, tinh giản, không ôm đồm, trình tự các tiết hợp lý, có thể vận dụng kiến thức đã học để dạy bài mới. Đối với tiết dạy vần uỳnh uỵc em bắt đầu từ trò chơi vào bài tự nhiên. Em đi từ tiếng giúp học sinh nhận diện vần và từ vần đến tiếng. Sau đó, em gợi ý học sinh tìm những từ, tiếng chứa đựng vần đã học. Nói chung học sinh phát âm, nhận diện, viết chữ tốt, lớp học có không khí. Em hài lòng với không khí học của học sinh lớp 1A, trường Tiểu học Thị trấn Đức Thọ”.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh Nguyễn Quốc Anh: “Tại Hà Tĩnh năm học 2020-2021, trên 60% trường học lựa chọn bộ sách Cánh Diều lớp 1. Nhưng do cụm thi đặt tại hai trường tiểu học thị trấn Đức Thọ và Tiểu học Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh đều lựa chon bộ sách Cánh Diều nên GV thi dạy môn tiếng Việt dạy bộ sách Cánh Diều là vì thế”.
Hai bộ SGK 'biến mất': Chủ biên tiếc nuối khi không tìm được tiếng nói chung
Chủ biên bộ sách Cùng học để phát triển năng lực tiếc nuối khi bản thảo sách lớp 2, lớp 6 từng được thẩm định nội bộ nhưng sau đó lại hợp nhất với bộ sách khác.
Trong quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng năm học 2021-2022 có ba bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo. Còn hai bộ Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không có sách lớp 2 và lớp 6. Việc hai bộ sách bất ngờ "bốc hơi" không thông báo trước khiến nhiều giáo viên băn khoăn việc học của các em từ lớp 1 lên lớp 2 sẽ thế nào?
Theo thong bao cua Nha xuat ban Giao duc Viet Nam, hai bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục được hợp nhất với hai bo sach Ket noi tri thuc voi cuoc song va Chan troi sang tao nham tap trung toi đa nguon luc tri tue cua đoi ngu tac gia; tap trung nguon luc tai chinh đau tu cho cong tac bien soan sach.
Không có tiếng nói chung
Phó giáo sư Phan Doãn Thoại, Chủ biên môn Toán bộ sách Cùng học để phát triển năng lực tiếc nuối khi bộ sách giáo khoa không được biên soạn tiếp ở lớp 2 và lớp 6. Bộ sách này được thiết kế theo đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới, cho học sinh được trải nghiệm, thực hiện các hoạt động tiếp thu kiến thức, phát triển kỹ năng.
Vị chủ biên cho rằng, việc "hợp nhất" bộ sách Cùng học để phát triển năng lực với bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống chỉ là cách nói, còn về bản chất thì khác. Bởi khi có chủ trương hợp nhất này, hai nhóm tác giả của hai bộ sách cùng ngồi lại với nhau nhưng không có tiếng nói chung. Quan điểm biên soạn của hai bộ sách là quá khác biệt, hơn nữa thời gian lại quá gấp gáp để có được sự "hợp nhất" đúng nghĩa.
Các môn học chính như Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên - Xã hội là của bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống". Chỉ có môn hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục thể chất là lấy một phần của bộ sách Cùng học để phát triển năng lực.
Sách giáo khoa lớp 1. (Ảnh minh hoạ: L.V)
Phó giáo sư Thoại cho biết thêm, trước đó, sau khi hoàn thành xong bộ sách giáo khoa Cùng học để phát triển năng lực lớp 1, Công ty đầu tư bộ sách và nhóm tác giả đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng để viết, biên tập, chế bản các bộ sách lớp 2 và lớp 6.
Nhóm tác giả viết sách cũng được chọn cẩn thận, kỹ lưỡng và được tập huấn, bồi dưỡng rất chỉn chu để họ có thể viết sách theo đúng tinh thần mới. Thậm chí bản thảo sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 đã hoàn thành và được thẩm định nội bộ, đánh giá chung rất tốt.
Việc bị "hợp nhất" vào một bộ sách khác chắc chắn gây tổn thất cho nhà đầu tư dù rằng những bản thảo không được sử dụng sẽ được nhà xuất bản đền bù. Đó là điều không ai mong muốn.
Các trường học từng chọn bộ sách Cùng học để phát triển năng lực chắc ít nhiều cũng bị ảnh hưởng vì trước đó họ tin tưởng và chọn lựa theo tinh thần của bộ sách. Mỗi cuốn sách có cách đặt vấn đề riêng và có đặc trưng riêng. Lớp 1 học sách này, lớp 2 học sách kia, hai cách tiếp cận vấn đề khác nhau cũng sẽ gây ảnh hưởng cho học sinh, giáo viên cho dùng các bộ sách giáo khoa mới đều có chung một tinh thần.
Nguyên nhân biến mất
Về nguyên nhân hai bộ sách giáo khoa "bốc hơi" mà không báo trước, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, khác với lớp 1, từ lớp 2 trở lên, đơn vị này có hai bộ sách. Trong đó, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được hợp nhất từ bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và bộ Cùng học để phát triển năng lực; bộ sách Chân trời sáng tạo được hợp nhất từ bộ Chân trời sáng tạo và bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
Việc hợp nhất nhằm tập trung tối đa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ tác giả; tập trung nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác biên soạn sách, phát triển sách giáo khoa giấy đồng bộ với sách và học liệu điện tử cũng như nâng cao chất lượng công tác tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới.
Đồng thời, việc hợp nhất này nhằm tiết giảm tối đa chi phí nhằm có được các bộ sách giáo khoa có chất lượng cao hơn nữa về nội dung, hình thức, hợp lý về giá thành.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho rằng, 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 sử dụng cho năm học 2020-2021 tuy có sự khác biệt nhưng vẫn thể hiện quan điểm xuyên suốt trong việc biên soạn sách giáo khoa. Cho dù ở lớp 1, giáo viên, học sinh sử dụng hai bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục thế nào thì đến lớp 2, giáo viên, học sinh vẫn có thể lựa chọn sách Kết nối tri thức với cuộc sống hoặc Chân trời sáng tạo để tiếp nối mạch kiến thức mà không bị gián đoạn.
Đại diện nhà xuất bản cũng nhấn mạnh, học sinh lớp 1 ở năm học 2021-2022 vẫn tiếp tục sử dụng sách giáo khoa Cùng học để phát triển năng lực hoặc Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, đơn vị này vẫn tái bản, đảm bảo phục vụ đầy đủ, kịp thời theo nhu cầu. Chỉ từ lớp 2 trở đi mới hợp nhất hai bộ sách nói trên.
Việc hai bộ sách giáo khoa bỗng nhiên biến mất khiến các cơ sở giáo dục và địa phương đang dùng hai bộ sách này thắc mắc, hoang mang. Họ đặt nghi vấn liệu việc này có phải do chất lượng và những vấn đề bất cập về ngữ liệu, tiêu chí.
Sáng tạo với chương trình mới Cô Phạm Ngọc Hoài Ngân, trường Tiểu học Mê Linh (quận 3, TP HCM) treo tranh dòng suối, quả bưởi rồi hỏi học sinh đây là gì trong bài học vần "uôi - ươi". Ngày 21/1, trong buổi học môn Tiếng Việt tuần thứ hai của học kỳ II, tại lớp 1A, sau khi cô Ngân chỉ vào tranh, học sinh đồng thanh...