Hà Tĩnh: Nước rút đến đâu, vệ sinh trường lớp đến đó, chuẩn bị đón học sinh trở lại
Mưa đã tạm ngớt, nước bắt đầu rút, nhiều trường học ở Hà Tĩnh đang tranh thủ mọi thời gian để “nước rút đến đâu vệ sinh đến đó”, sớm đón học sinh trở lại trường.
Sân trường Tiểu học Ngô Đức Kế ( thị trấn Can Lộc) vẫn ngập trong nước, nhưng từ sáng sớm nay các giáo viên đã đến trường …
Mặc dù sân trường vẫn còn ngập sâu trong nước, nhưng ở phía trong lớp học, nước đã bắt đầu rút nên từ sáng nay, Trường Tiểu học Ngô Đức Kế (thị trấn Can Lộc) đã huy động 50 cán bộ, giáo viên đến trường để vệ sinh trường lớp.
…để lau dọn vệ sinh
Cô Nguyễn Thị Hồng Thắm, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Đức Kế cho biết: “Phân hiệu 2 của trường có vị trí thấp trũng nên bị ngập nước khoảng 40cm. Nhờ chủ động di dời từ trước nên các trang thiết bị hầu như không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên để đảm bảo môi trường sạch sẽ đón các em đến lớp, chúng tôi đang tranh thủ khi nước rút để vệ sinh các phòng học”.
Trường Tiểu học Khánh Vĩnh Yên (Can Lộc) cũng đang tập trung lực lượng vệ sinh sân trường
Tại huyện Thạch Hà, nơi có 37 trường học bị ảnh hưởng do mưa lũ, sáng nay công tác vệ sinh cũng đã được nhiều trường triển khai.
Cô Nguyễn Thị Yến, Hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Thạch Hà cho biết: “Nước ngập sâu trong sân trường nên ngay khi nước rút, từ chiều hôm qua đến nay chúng tôi đã huy động toàn thể cán bộ giáo viên đến trường để dọn vệ sinh. Cùng với đó trường cũng đã tiến hành gia cố lại một số hạng mục để đề phòng cơn bão sắp tới”.
Video đang HOT
Giáo viên Trường Mầm non thị trấn Thạch Hà vệ sinh trong và ngoài lớp học.
Tại TP Hà Tĩnh, nhiều tuyến đường vẫn ngập sâu trong nước, nhà của các giáo viên cũng ảnh hưởng, nhưng sáng nay một số trường học cũng đã tiến hành vệ sinh, phong quang trường lớp để chuẩn bị đón học sinh.
Sách vở của học sinh, giáo viên Trường Tiểu học Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) đang được hong phơi
Cô Lê Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Linh cho biết: “Nước lũ lên nhanh, trường ngập sâu trong nước nên nhiều vật dụng, đồ dùng học tập của học sinh và một số trang thiết bị ở thư viện di dời không kịp đã bị hư hỏng. Sáng nay, dù sân trường vẫn còn nước nhưng chúng tôi đã huy động cán bộ, giáo viên và một số phụ huynh tranh thủ vệ sinh trường lớp, lau chùi bàn ghế, phơi phóng sách vở… để sẵn sàng cho việc học trở lại”.
Giáo viên, phụ huynh Trường Tiểu học Thạch Linh sắp xếp lại bàn ghế trong từng lớp học
Bùn đất ngập sân Trường Mầm non Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên), nhiều thiết bị đồ dùng, đồ chơi ngoài trời bị hư hỏng nặng…
Dù được sự hỗ trợ của các bậc phụ huynh, nhưng để khắc phục hậu quả sau lũ lụt trường vẫn còn một khối lượng lớn công việc.
Tại vùng rốn lũ Cẩm Xuyên, các trường học cũng đang tranh thủ mọi thời gian vệ sinh trường lớp.
Cô Nguyễn Thị Xuân Hoàng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Toàn huyện hiện có 30 trường chủ yếu ở vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ bị ngập sâu trong nước. Bùn đất từ thượng nguồn đổ về khiến công tác khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn. Nhưng sáng nay, khi nước bắt đầu rút, nhiều trường học đã huy động lực lượng cán bộ giáo viên, phụ huynh vệ sinh, phong quang trường lớp”.
Việc khắc phụ hậu quả do mưa lũ ở các trường vẫn đang tiếp tục được triển khai.
“Trong sáng nay, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã đến một số trường ở vùng ngập lụt động viên cán bộ, giáo viên và đôn đốc các nhà trường khắc phục hậu quả do mưa lũ. Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh hiện có khoảng 150 trường bị ngập, chủ yếu ở các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, Can Lộc. Trong số đó có trên 50 trường bị ngập sâu. Đến thời điểm hiện tại, các trường đang tranh thủ mọi thời gian, nước rút đến đâu vệ sinh trường lớp đến đó để sớm ổn định việc tổ chức dạy, học” – Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Cao Ngọc Châu cho biết.
Công an Hà Tĩnh viết tiếp giấc mơ giảng đường cho nữ sinh nghèo hiếu học
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nữ sinh Trần Thị An, (trú tại khối 7, phường Bắc Sơn - thị trấn Can Lộc, Hà Tĩnh) có nguy cơ phải bỏ dở giấc mơ vào đại học của mình. Biết được tin, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã nhận đỡ đầu, hỗ trợ để em An có thể tiếp tục ươm mầm khát vọng của mình.
Trải qua kỳ thi THPT vừa qua, em Trần Thị An đạt số điểm 26,7 nhưng vì hoàn cảnh gia đình nghèo, mồ côi cha từ nhỏ, An đứng trước nguy cơ phải không thể thực hiện ước mơ vào đại học.
Ngôi nhà xập xệ của mẹ con An.
Bố mất khi An mới lên 2 tuổi, gia đình có hai chị em gái, chị học tại Đà Nẵng, mọi gánh nặng gia đình đều đặt lên đôi vai người mẹ ốm yếu là bà Nguyễn Thị Hà. Hiện tại, hai mẹ con An thuê căn nhà trọ dột nát, trống không rộng khoảng chừng 20 m2, trong nhà không có gì trị giá ngoài chiếc xe đạp cũ kỹ.
Hàng ngày, để lo cuộc sống cho các con, bà Hà phải dậy từ sáng sớm để đi bán từng bó chè xanh, ngày nào may mắn thì lãi được khoảng 50 nghìn, có ngày thời tiết xấu thì lỗ vốn. Do sức lực ốm yếu, hay bệnh tật nên bà Hà không làm được việc gì nặng.
"Thương các con nhưng hoàn cảnh gia đình vất vả quá nên tôi cũng đành chấp nhận số phận. An là đứa con ngoan, chăm chỉ học hành, ngoài giờ học nó phụ giúp mẹ làm mọi việc trong nhà, biết gia đình nghèo nên nó cũng không dám đòi hỏi gì nhiều", bà Hà tâm sự.
Em An là học sinh giỏi toàn diện nhiều năm liền.
Với khát khao vượt lên số phận, thoát khỏi cảnh nghèo khổ, Trần Thị An đã quyết tâm học tốt. 3 năm học THPT, em đều là học sinh giỏi toàn diện. Đặc biệt trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Trần thị An đạt tổng số điểm xét tuyển khối A1 là 26,7 điểm trong đó Toán 9,6 ; Vật lý 8,6 và Tiếng Anh 8,5.
"Thương mẹ nhưng em không biết làm gì, em chỉ cố gắng học thật tốt để thi đậu đại học mong sau ra đi làm may ra em mới giúp được mẹ", em An chia sẻ.
Từ khi nhận được tin con đậu đại học, nỗi lo toan in hằn rõ trên khuôn mặt người mẹ nghèo. Đáng lẽ đây là niềm vui lớn của gia đình, nhưng vì điều kiện kinh tế, bà Hà lo lắng rồi đây biết lấy đâu ra tiền để nuôi con ăn học. Nhiều đêm nằm nghĩ bà trằn trọc lo lắng, nước mặt lại trào ra.
"Mồ côi cha, các con đã thiệt thòi nhiều so với bạn bè của nó, gia đình lại càng thêm khó khăn hơn, không biết sắp tới có lo nổi cho các con ăn học không nữa, khi mà gánh nặng mưu sinh vẫn còn đè nặng", bà Hà nói trong nước mắt.
Ước mơ của cô bé nghèo mô côi cha từ nhỏ lòng khát khao vươn lên trong khó khăn, nhưng cái nghèo khó cứ đeo đuổi, cánh cửa vào đại học của An dần khép lại.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Đại tá Lê Khắc Thuyết - Giám đốc Công an tỉnh, lãnh đạo huyện Can Lộc tặng quà, động viên em Trần Thị An.
Khi biết tin về hoàn cảnh của em Trần Thị An, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã nhận hỗ trợ em mỗi tháng 2 triệu đồng. Đây là số tiền trích từ "Quỹ tình nghĩa" do cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh đóng góp để góp phần nâng cánh ước mơ cho An vào giảng đường đại học. Sự quan tâm đầy ý nghĩa này giúp cho Trần Thị An có thể viết tiếp giấc mơ của mình.
Đại tá Lê Khắc Thuyết, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ: "Tuy số tiền hỗ trợ không lớn, nhưng với việc làm nhiều ý nghĩa của cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh giúp đỡ An trong suốt những năm tháng sinh viên, sẽ thêm động lực để em Trần Thị An tiếp tục nỗ lực phấn đấu, học tập tốt, để chạm tới ước mơ của mình".
Đuoc biet, ngoi truong Tran Thi An lua chon đe hoc tap la Đai hoc Ngoai thuong Ha Noi. Voi viec lam đay y nghia cua Cong an Ha Tinh, mong rằng Tran Thi An se tiếp tục học thật tốt, sẽ là một tấm gương sáng về nghị lực vượt khó học giỏi để cho nhiều thế hệ học sinh noi theo.
Trường lớp khang trang, sẵn sàng năm học mới Hàng trăm tỷ đồng được huy động từ ngân sách các địa phương và nguồn dự án, xã hội hóa... đã khoác lên màu áo mới cho những ngôi trường trên vùng đất Hà Tĩnh. Tất cả đã sẵn sàng chào đón năm học mới 2020-2021. Giáo viên Trường Mầm non Thạch Trị chuẩn bị trang trí trường lớp... Năm học 2020-2021, huyện...