Hà Tĩnh: Giáo viên đi dạy xa nhà hàng trăm km đột ngột bị truy thu tiền hỗ trợ biệt phái
Hàng chục giáo viên đang công tác tại huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh ( Hà Tĩnh) tá hỏa khi bị truy thu tiền hỗ trợ biệt phái, công tác cách nhà hàng trăm cây số.
Họ phải hối hả vay mượn khắp nơi để hoàn trả.
Trường THCS Kỳ Long (Thị xã Kỳ Anh) nơi thầy N.H.P. được giao nhiệm vụ làm Tổng phụ trách Đội nhưng không được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Để đảm bảo tính cân đối về mặt số lượng giáo viên giữa các huyện trên địa bàn, nhiều năm qua, Hà Tĩnh đã triển khai điều động hàng trăm giáo viên từ các huyện có giáo viên dôi dư đến công tác biệt phái tại huyện Kỳ Anh và Thị xã Kỳ Anh – nơi thiếu giáo viên đứng lớp.
Năm học 2021 – 2022, huyện Kỳ Anh và Thị xã Kỳ Anh tiếp nhận 18 giáo viên bậc THCS từ các huyện Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc, Thạch Hà, Hương Khê (thuộc các bộ môn Toán – Tin, Toán – Lý, Âm nhạc, Công nghệ) đến công tác.
Từ khi có chủ trương đến nay, ngoài chế độ tiền lương theo quy định, các giáo viên tham gia công tác biệt phái được hỗ trợ số tiền mỗi tháng bằng 01 lần lương cơ sở (tương đương 1.490.000 đồng – PV). Đến thời điểm hiện tại, huyện Kỳ Anh và Thị xã Kỳ Anh đã chi số tiền này cho 18 giáo viên huyện ngoài tham gia biệt phái tại đây. Trường nào sớm thì đã giải quyết đến tháng 5/2022, trường muộn thì mới đến tháng 3/2022.
Tuy nhiên gần đây, trước khi bàn giao công việc để nghỉ hè theo quy định, toàn bộ giáo viên huyện ngoài đi công tác biệt phái tại huyện Kỳ Anh và Thị xã Kỳ Anh đều nhận được thông báo truy thu số tiền hỗ trợ này kể từ tháng 1/2022.
Trao đổi với PV Infonet, một thầy giáo đi biệt phái tại huyện Kỳ Anh cho biết: “Vừa rồi tôi có nhận được thông báo đòi lại số tiền đã hỗ trợ 1.490.000 đồng/tháng trong thời gian 5 tháng, tương đương 7.500.000 đồng. Họ giải thích rằng, phần chi đó chỉ áp dụng đến hết năm 2021, sang năm 2022 thì cắt, các nhà trường chi sai nên bắt buộc phải thu lại. Sắp tới Hội đồng nhân dân tỉnh họp, nếu được thì sẽ trả lại cho giáo viên”.
“Tại sao Phòng Tài chính, Kho bạc, Phòng Giáo dục Kỳ Anh và các trường không nắm được quy định của Nghị quyết? Hỗ trợ cho chúng tôi rồi giờ đòi lại. Chúng tôi đã nghèo về vật chất, giờ lại còn bị làm tổn thương thêm về tinh thần”, người thầy bày tỏ sự bức xúc.
Theo thầy giáo này, việc huy động một lần số tiền 7.500.000 đồng để trả lại không phải là chuyện dễ, đặc biệt với giáo viên mới ra trường thì phải dùng cả tháng lương cũng không đủ trả. Thậm chí có một thầy giáo đi biệt phái không may bị tai nạn giao thông qua đời.
Video đang HOT
Lãnh đạo huyện Hương Khê gặp mặt và tặng quà cho 5 giáo viên đi công tác biệt phái tại huyện Kỳ Anh năm học 2021 – 2022.
Về vấn đề này, một Hiệu trưởng có giáo viên đến biệt phái cho biết: “Về nguyên tắc, mình chi sai thì phải thông cảm với giáo viên để thu hồi trả lại ngân sách cho nhà nước. Nếu sắp tới HĐND tỉnh họp, đồng ý duy trì hỗ trợ giáo viên biệt phái thì nhà trường sẽ thanh toán lại cho họ”.
“Nghị quyết 96/2018/NQ-HĐND tỉnh có từ năm 2018, do chủ quan nên trong quá trình chi hỗ trợ, kế toán cũng như Hiệu trưởng không nghĩ đến mốc thời gian được quy định trong đó. Hơn nữa khi đưa hồ sơ lên thì Kho bạc cũng cho duyệt nên không phát hiện ra, nếu Kho bạc kiểm soát chi mà ngăn lại thì không để xảy ra như vậy”, vị Hiệu trưởng phân trần.
Cũng theo vị Hiệu trưởng này, đây là đối tượng được ưu tiên nên khi có lương là nhà trường chuyển chế độ hỗ trợ ngay để động viên họ. Giá xăng dầu tăng cao, đi lại hàng trăm cây số, được hỗ trợ gần 1.500.000 đồng chẳng thấm vào đâu, giờ truy thu trường cũng rất áy náy.
Ngoài việc chạy đôn chạy đáo vay tiền hoàn trả cho nhà trường như các giáo viên khác, thầy giáo N.H.P. đi biệt phái tại Thị xã Kỳ Anh còn mang nhiều tâm sự khó giải tỏa. Sau khi vào nhận công tác, thầy P. được giao làm Tổng phụ trách Đội nhưng không có quyết định giao nhiệm vụ và không được nhận phụ cấp trách nhiệm. Hơn nữa, số tiền hỗ trợ xe buýt 400.000 đồng/tháng, đến nay thầy P. mới nhận được đến tháng 12/2021.
“Suốt một năm học, tôi “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” để đưa phong trào Đội đi vào nề nếp mà không có bất kỳ chế độ gì. Thế mà cuối năm, nhà trường còn yêu cầu thanh toán 400.000 đồng tiền điện thắp sáng tại phòng nội trú nơi tôi ở”, thầy P. tâm sự.
“Biết rằng chế độ biệt phái là được chi trả theo quy định, tuy nhiên chẳng nhẽ giáo viên biệt phái trước đây thì được hỗ trợ, còn chúng tôi đi biệt phái cách nhà 120km thì không được”, thầy P. buồn rầu nói.
Liên quan đến thông tin mà thầy P. phản ánh, ông Lê Xuân Lâm, Hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Long (Thị xã Kỳ Anh) cho biết: “Tiền xe buýt hỗ trợ giáo viên biệt phái đợt 1 đã cấp đầy đủ rồi, còn đợt 2 thì trên chưa cấp về nên phải chờ, khi nào có thì sẽ chuyển cho giáo viên”.
“Trước đây trường có 1 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội nên tính phụ cấp 0,1 kèm trong bảng lương, còn thầy P. là giáo viên biệt phái nên nhà trường không tính trong lương được. Phải có quyết định điều động ai đó làm Tổng phụ trách Đội thì Ủy ban mới cấp nguồn đó về”, ông Lâm lý giải.
Nói về việc cấp nguồn phụ cấp trách nhiệm cho giáo viên Tổng phụ trách Đội, một kế toán nhiều năm kinh nghiệm cho hay: “Theo quy định, đầu năm các nhà trường phải lập quỹ tiền lương (trong đó có hệ số lương và các loại phụ cấp) gửi Phòng Giáo dục và UBND huyện/thị, sau đó Phòng Tài chính sẽ dựa trên bảng lương để cấp kinh phí. Khi có sự thay đổi nhân sự thì kế toán trường phải lập báo cáo tăng/giảm để chuyển phụ cấp từ người cũ sang người mới”.
Trường THCS Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh) cùng rất nhiều trường học trên địa bàn phải truy thu tiền hỗ trợ đã phát cho giáo viên biệt phái.
Xét về hoàn cảnh giáo viên biệt phái, họ đã chấp nhận xa gia đình, vợ con, có người phải di chuyển hàng trăm cây số đến trường, khó khăn đủ bề, việc hỗ trợ họ ngoài chia sẻ một phần về chi phí đi lại thì đây còn là chủ trương mang ý nghĩa nhân văn nhằm động viên các thầy cô yên tâm công tác.
Bảo đảm quyền lợi cho giáo viên
Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT (gọi tắt là Thông tư 01 - 04) có nhiều điểm mới, được đội ngũ GV hoan nghênh.
Bộ GD&ĐT đã rà soát, xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01- 04. Ảnh minh họa
Giáo viên đồng thuận
Tán thành với dự thảo Thông tư trên, cô Nguyễn Thị Duyên -Trường THPT Nguyễn Du (Hà Tĩnh) - bày tỏ tâm đắc với những điểm mới; trong đó có việc bỏ quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo hạng. Theo cô Duyên, Thông tư 01 - 04 quy định, giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo từng hạng và tương ứng với cấp học đang giảng dạy. Quy định này khiến nhiều giáo viên phải "chạy đôn, chạy đáo" để có được chứng chỉ cho đủ hồ sơ, xong rồi lại cất tủ nên rất lãng phí.
"Việc Bộ GD&ĐT đề xuất bỏ quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo hạng đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của giáo viên, giúp giải phóng được những áp lực vô hình từ những "giấy phép con". Vì thế, tôi hoan nghênh đề xuất này của Bộ" - cô Duyên bày tỏ, đồng thời nhấn mạnh: Thay vì đi học các chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, thời gian đó giáo viên sẽ nghiên cứu tài liệu, tự học để bổ trợ cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn.
Đồng quan điểm, thầy Đỗ Hồng Duy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng, Nam Định) - cho rằng: Quy định trên rất hợp tình, hợp lý và phù hợp với thực tiễn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên. Thực tế cho thấy, thời gian qua các chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên không phát huy được giá trị và không bổ trợ nhiều cho chuyên môn, nghiệp vụ; thậm chí còn mang tính hình thức.
Hơn nữa, tất cả giáo viên đều được đào tạo bài bản trong trường sư phạm. Vì thế, việc chỉ quy định 1 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chung đối với các hạng giáo viên là phù hợp, tránh những áp lực không đáng có cho giáo viên.
"Tuy nhiên, với giáo viên mới tuyển vẫn cần tham gia khóa bồi dưỡng và lấy chứng chỉ nhằm đạt các tiêu chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng theo quy định" - thầy Duy đề xuất, đồng thời tán thành với việc bỏ quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông ở từng hạng chức danh nghề nghiệp. Song, nếu bỏ quy định trên thì vẫn nên giữ lại một số từ khóa quan trọng như gương mẫu, mẫu mực, phẩm chất, uy tín nhà giáo... nhằm lan tỏa truyền thống "tôn sư trọng đạo" và nét đẹp văn hóa học đường.
Liên quan đến đề xuất, bỏ quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông ở từng hạng chức danh nghề nghiệp, cô Trần Thị Mỹ Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh An (Tây Sơn, Bình Định) - cho rằng, khi đã trở thành giáo viên, ngoài yếu tố chuyên môn, giáo sinh cũng được trang bị đầy đủ các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp. Cho nên không cần thiết quy định "cứng" trong văn bản về việc này.
Thứ nữa, đây là vấn đề khó có thể định lượng nên rất khó để "cân đong, đo đếm". "Vì thế, tôi tán thành với việc bỏ quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông ở từng hạng chức danh nghề nghiệp", cô Mỹ Hoa nhấn mạnh.
Cô Trần Thị Mỹ Hoa (ngoài cùng bên phải) trong một lớp tập huấn, bồi dưỡng do Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) tổ chức. Ảnh: NVCC
Tháo gỡ khó khăn
Trao đổi về những điểm mới trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01 - 04, đại diện lãnh đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý Giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho hay: Theo quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên mầm non, phổ thông ở từng hạng chức danh nghề nghiệp tại Thông tư 01 - 04, giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo từng hạng và tương ứng với cấp học đang giảng dạy. Nội dung này bảo đảm thực hiện theo quy định chung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức các ngành, lĩnh vực tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 của Chính phủ.
Tuy nhiên, ngày 18/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2021) và điều chỉnh quy định về chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành như sau: Mỗi chuyên ngành có 1 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 6 tuần. Như vậy, từ ngày 10/12/2021, quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo từng hạng tại các Thông tư 01 - 04 không còn phù hợp.
Do đó, Bộ GD&ĐT đang rà soát, xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01 - 04. Trong đó, sẽ điều chỉnh các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Cụ thể như sau: Chỉ quy định 1 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chung đối với các hạng giáo viên. Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của cấp học đang giảng dạy trước ngày chương trình bồi dưỡng mới (triển khai Nghị định số 89/2021/NĐ-CP) có hiệu lực thi hành thì không phải bổ sung chứng chỉ theo quy định mới.
Tuy nhiên, giáo viên mới tuyển dụng và giáo viên đã được bổ nhiệm nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phù hợp với cấp học đang giảng dạy sẽ được cử tham gia khóa bồi dưỡng và lấy chứng chỉ trong một khoảng thời gian xác định để bảo đảm đạt các tiêu chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. Khi chuyển từ hạng chức danh nghề nghiệp cũ sang hạng mới không yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Ngoài ra, để thống nhất với các quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở các văn bản quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khác và không làm xáo trộn việc đánh giá tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, phổ thông như quy định trước đây tại các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (đã được thay thế bởi Thông tư 01 - 04), Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ quy định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở từng hạng chức danh nghề nghiệp và bổ sung quy định đạo đức nghề nghiệp chung cho giáo viên ở các hạng.
Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01 - 04 được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ GD&ĐT, Cổng thông tin điện tử Chính phủ để lấy ý kiến rộng rãi dư luận. Dự thảo có nhiều điểm mới, nhằm tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh trong việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương tại địa phương trong thời gian qua.
Hà Tĩnh nhận cờ xuất sắc Cuộc thi 'An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai' năm học 2021-2022 Tham gia Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2021-2022 do Bộ GD&ĐT, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Honda Việt Nam phối hợp tổ chức, 9 giáo viên, học sinh Hà Tĩnh lọt vòng chung kết đã đạt 2 giải nhất và 7 giải nhì. Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (đứng...