Hà Tĩnh dừng mô hình VNEN bậc THCS
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định dừng mô hình trường học mới VNEN đối với bậc THCS và lớp 1, trở lại dạy theo chương trình giáo dục phổ thông những năm trước.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có cuộc họp đánh giá kết quả áp dụng mô hình trường học mới VNEN để lên phương án cho năm học mới.
Sau khi nghe báo cáo, đánh giá mặt tích cực và hạn chế của mô hình trường học mới (VNEN), Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh thống nhất dừng triển khai mô hình đối với bậc THCS, trở lại học theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành từ năm học mới 2017-2018.
Một lớp học VNEN được triển khai trên địa bàn Hà Tĩnh. Ảnh: P.T
Với bậc tiểu học, tỉnh không triển khai thêm các lớp học mới VNEN. Với những lớp đang học chương trình này, tỉnh giao chủ tịch các huyện, thành phố, thị xã rà soát, đánh giá tổng số học sinh mỗi lớp học không quá 30 em. Cơ sở vật chất lớp học phải đảm bảo quy định Bộ Giáo dục. Còn giáo viên thì phải tập huấn, đủ tiêu chuẩn dạy VNEN.
Khi đủ điều kiện, nhà trường sẽ lấy ý kiến tự nguyện của phụ huynh và giáo viên, tiến hành bỏ phiếu kín theo quy chế. Với các lớp học đảm bảo và đạt 2/3 phiếu đồng ý trở lên, các huyện, thành phố, thị xã phải báo cáo sở GD&ĐT cho phép tiếp tục triển khai chương trình VNEN.
Video đang HOT
Theo báo cáo, mô hình trường học mới VNEN được triển khai tại một số cấp học ở Hà Tĩnh từ năm học 2012-2013. Mô hình này sau đó được nhân rộng ra 129/260 trường tiểu học, 32/150 trường THCS, 15/44 trường THPT trên địa bàn.
Một nhóm học sinh tự học, thảo luận theo phương cách học của VNEN. Ảnh: P.T
Sau một thời gian áp dụng, nhiều trường nhận thấy mô hình có bất cập nên đề xuất xin bỏ mô hình và được chấp thuận như THCS Nam Hồng (thị xã Hồng Lĩnh), THCS Nam Hà (TP Hà Tĩnh).
Tháng 7/2016, tỉnh Hà Tĩnh thông báo dừng triển khai đại trà mô hình trường học mới VNEN, chỉ triển khai ở những lớp, trường đã thí điểm trong các năm học trước.
Trường học mới tại Việt Nam (gọi tắt VNEN) xuất phát từ mô hình trường học mới (EN) được thực hiện tại Colombia. EN được các chuyên gia giáo dục quốc tế từ các nước có nền giáo dục tiên tiến hỗ trợ và phát triển. Mô hình này sớm đạt được nhiều thành công và nhân rộng khắp châu Mỹ La-tinh.
Ở Việt Nam, với mô hình VNEN, giáo viên đặt vấn đề đưa ra các tình huống để từng nhóm học sinh trao đổi, thảo luận cùng phương cách giải quyết vấn đề. Giáo viên chỉ bổ sung thêm dữ kiện, gợi ý để học sinh tự chủ động, phát huy điểm mạnh của từng học sinh.
Theo Zing
Bộ Giáo dục: Triển khai mô hình VNEN còn máy móc, nóng vội
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đánh giá, mô hình trường học mới (VNEN) có nhiều điểm tích cực, song triển khai còn máy móc, nóng vội.
Ngày 18/8, Bộ trưởng GD&ĐT gửi công văn tới các địa phương về mô hình trường học mới, nêu rõ: "Kết quả 3 năm thử nghiệm cho thấy mô hình có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản trong học tập; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường".
Tuy nhiên, việc áp dụng chưa thực sự phù hợp điều kiện của nhiều địa phương nên đã gặp khó khăn. Do chưa nhận thức đầy đủ, chưa được chuẩn bị chu đáo, một bộ phận ngại đổi mới hoặc áp dụng mô hình máy móc; việc triển khai nóng vội... dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận.
Học sinh tại Hà Nội trong lễ khai giảng. Ảnh: Hoàng Hà.
Từ đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương chủ động nghiên cứu, lựa chọn các thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào phương thức giáo dục đang áp dụng; đồng thời tự chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục ở địa phương mình.
Bộ GD&ĐT vẫn khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.
Những cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.
Bên cạnh đó, địa phương các cơ sở giáo dục tiếp tục chủ động nghiên cứu đổi mới, sáng tạo trong tổ chức dạy và học; áp dụng những mô hình giáo dục tiên tiến khác phù hợp điều kiện thực tiễn.
Trường học mới tại Việt Nam (gọi tắt VNEN) xuất phát từ mô hình trường học mới (EN) được thực hiện tại Colombia. Mô hình này áp dụng tại Việt Nam từ đầu năm 2013, đến nay đã nhân rộng trên toàn quốc với hơn 2.000 trường tiểu học và hơn 1.000 trường THCS.
Theo mô hình này, quản lý lớp học là "Hội đồng tự quản học sinh", các ban do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm.
"Hội đồng tự quản học sinh" là biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục... Tổ chức bộ máy Hội đồng tự quản học sinh bao gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng, Ban học tập, Ban quyền lợi, Ban đối ngoại...
Theo Zing
TP HCM mở rộng triển khai mô hình VNEN Từ năm 2016-2017, Sở GD&ĐT TP HCM đề nghị các trường đã thực hiện mô hình VNEN duy trì và mở rộng số lớp áp dụng, từng bước có thêm nhiều trường tự nguyện triển khai. Sở GD&ĐT TP HCM lưu ý: Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nghiên cứu tham quan về mô hình; tuyên truyền cho...