Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng củng cố cơ sở vật chất trường lớp đón năm học mới
Hàng trăm tỷ đồng đang được Hà Tĩnh huy động, đầu tư củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị, sẵn sàng đón học sinh vào năm học mới 2021-2022 ngay khi tình hình dịch bệnh ổn định.
Ưu tiên nguồn lực thực hiện chương trình mới
Năm học 2021-2022 là năm thứ 2 Hà Tĩnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở 3 khối 1, 2 và 6. Chương trình mới với việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác các học liệu điện tử, đảm bảo tính liên thông giữa các môn học, lớp học, cấp học, đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ trang thiết bị. Để triển khai hiệu quả chương trình mới, từ sự tham mưu của ngành, các cấp chính quyền ở Hà Tĩnh đã ưu tiên nguồn lực để thực hiện.
Trường lớp đã sẵn sàng đón học sinh ngay khi tình hình dịch bệnh ổn định ( Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Bắc Hà, TP Hà Tĩnh)
Thầy Lê Quang Cảnh – Trưởng Phòng Kế hoạch – Tài chính, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết: “Tin vui cho ngành GD&ĐT Hà Tĩnh trong năm học này, đó là UBND tỉnh đã có chủ trương đồng ý nguồn kinh phí gần 100 tỷ đồng hỗ trợ mua sắm trang thiết bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hiện, các địa phương đã tổng hợp, báo cáo danh mục trang thiết bị cần thiết. Trên cơ sở đó, Sở GD&ĐT sẽ xin ý kiến của tỉnh trong việc thực hiện phương án mua sắm tập trung, kịp thời phục vụ năm học mới”.
Cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố cũng đã linh động bố trí nguồn ngân sách, kêu gọi xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp.
Cô Nguyễn Thị Thanh Nga – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thạch Hà cho biết: “Qua tham mưu của ngành, năm nay, huyện Thạch Hà bố trí gần 3 tỷ đồng hỗ trợ các trường học mua Smart tivi phục vụ khai thác các học liệu điện tử thực hiện chương trình mới. Hiện, các trường đang rà soát cơ sở vật chất để triển khai kế hoạch mua sắm, phấn đấu mọi sự chuẩn bị hoàn tất trước khi học sinh trở lại trường”.
Số tiền đầu tư trang bị Smart tivi phục vụ chương trình mới cơ bản được các địa phương hỗ trợ 50% kinh phí.
Tại huyện Can Lộc, năm nay dự kiến có 240 lớp (94 lớp 1, 83 lớp 2 và 63 lớp 6) thực hiện chương trình mới. UBND huyện quyết định hỗ trợ gần 2 tỷ đồng cho việc mua sắm Smart tivi cho 157 lớp 1 và lớp 6 để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong năm học 2021- 2022. Trước đó, trong năm học trước, có 83 lớp đã được trang bị Smart tivi và một số đồ dùng dạy học đảm bảo dạy học chương trình mới”, cô Nguyễn Thị Hường – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Can Lộc cho hay.
Video đang HOT
Thêm nhiều công trình, phòng học kiên cố
Chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng từ sự đầu tư của các cấp chính quyền và sự chung tay của toàn xã hội, ước tính năm học này, các địa phương ở Hà Tĩnh đã huy động được hàng trăm tỷ đồng để đầu tư, củng cố CSVC trường lớp.,
Trường THPT Lý Tự Trọng (Thạch Hà) đang được đầu tư 28 tỷ đồng xây dựng phòng học, phòng bộ môn.
Thầy Phan Quang Tấn – Hiệu trưởng Trường THPT Lý Tự Trọng (Thạch Hà) cho biết: “Trường chúng tôi đang thi công dãy nhà học 4 tầng 20 phòng và nhà bộ môn 2 tầng 6 phòng, tổng trị giá 28 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và đối ứng của huyện.. Trong thời điểm dịch bệnh nhưng các tốp thợ vẫn chia ca làm việc, cố gắng đảm bảo tiến độ để sớm đưa công trình vào sử dụng trong năm học này”.
TP Hà Tĩnh năm nay cũng đã linh hoạt trong việc bố trí ngân sách, nguồn lực để đầu tư củng cố cơ sở vật chất trường lớp. Từ nguồn ngân sách thành phố và sự chung tay của doanh nghiệp, 42 công trình lớn cùng nhiều hạng mục vừa và nhỏ với tổng trị giá khoảng 200 tỷ đồng đang được triển khai tại các trường học.
Nhà đa năng, bể bơi ở Trường Tiểu học Nam Hà, TP Hà Tĩnh được đầu tư hơn 7 tỷ đồng.
Cô Trần Thị Thủy Nga – Trưởng phòng GD&ĐT Thành phố Hà Tĩnh cho biết: “Ngoài việc đầu tư xây dựng thêm một số công trình nhà học kiên cố, từ nguồn lực này, nhiều trường học trên địa bàn thành phố hoàn thiện các công trình nhà đa năng, bể bơi… tạo điều kiện cho học sinh cải thiện thể chất, phát triển năng lực toàn diện”.
Tại huyện miền núi Vũ Quang, nhiều trường học cũng được thay màu áo mới bởi nguồn kinh phí hơn 41 tỷ đồng từ ngân sách của huyện dành cho việc củng cố cơ sở vật chất trường học.
Công trình khối điều hành quản trị Trường Tiểu học và THCS Quang Thọ (Vũ Quang) đã hoàn thành.
Thầy Hoàng Duy Khánh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Quang Thọ cho biết: “Năm học này, trường đã hoàn thiện công trình khối điều hành quản trị, hệ thống tường bao, cải tạo phòng học, nhà vệ sinh. Công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất để sẵn sàng đón học sinh trở lại trường bất cứ lúc nào. Hiện, chúng tôi cũng vừa khởi công xây dựng nhà đa chức năng. Tổng trị giá các công trình nói trên ước tính hơn 9 tỷ đồng”.
Niềm vui cũng hiện hữu ở những ngôi trường vùng biển huyện Lộc Hà trước thềm năm học. “Ngoài một số công trình nhà học đang trong giai đoạn hoàn thiện, năm học này, huyện đã có quyết định đầu tư xây dựng thêm 97 phòng học kiên cố tại 12 trường học với tổng trị giá khoảng 49 tỷ đồng. Nguồn lực này đã giúp chúng tôi giải quyết cơ bản nỗi lo về CSVC trường lớp”, thầy Phan Thanh Dân – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà cho biết.
Đến thời điểm này, ngày tựu trường, ngày khai giảng còn phải chờ diễn biến dịch bệnh mới có thể quyết định. Tuy nhiên, hoạt động củng cố CSVC trường lớp vẫn được các trường học tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, sẵn sàng đón học sinh bước vào năm học mới ngay khi tình hình dịch bệnh ổn định.
Gấp rút hoàn thiện trường lớp, đáp ứng chương trình mới
Xác định sự cấp thiết của việc đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, ngành GD Thái Nguyên đang nỗ lực xây dựng trường lớp phòng học, đây cũng là điều kiện giúp các nhà trường vượt qua khó khăn trước bối cảnh dịch bệnh
Trường Tiểu học Thượng Đình (Phú Bình) được đầu tư xây mới nhà 3 tầng với 10 phòng học, đang hoàn thiện để kịp đưa vào sử dụng cho năm học mới
Huy động nguồn lực xây dựng trường lớp
Trong những năm vừa qua, Thái Nguyên luôn quan tâm bố trí kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp, nhằm đảm bảo điều kiện dạy học cho con em nhân dân. Giai đoạn 2016 - 2020, Thái Nguyên đã xây mới và sửa chữa hơn 5.000 phòng học, gần 2.300 phòng bộ môn và các công trình phụ trợ phục vụ học tập, với sự huy động đa dạng các nguồn kinh phí.
Theo đó, tổng kinh phí cho xây mới là hơn 2.733 tỷ đồng (ngân sách trung ương chiếm 11,98%, ngân sách tỉnh chiếm 21,1%, ngân sách huyện/thành chiếm 61,51%, nguồn huy động khác chiếm 5,4%); Tổng kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất là hơn 735 tỷ đồng (ngân sách tỉnh chiếm 29,81%, ngân sách huyện/thành chiếm 63,49%, nguồn huy động khác chiếm 6,68%).
Dù vậy, trên thực tế, cho đến nay vẫn còn một số trường phải sử dụng phòng bộ môn, phòng họp để làm phòng học, chưa kể nhiều phòng học do niên hạn sử dụng đã lâu nên xuống cấp.
Bước vào thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, yêu cầu về phòng học, trường lớp càng đòi hỏi cao hơn. Theo rà soát, toàn tỉnh Thái Nguyên sẽ cần bổ sung: Cấp mầm non là 485 phòng học, 409 phòng bộ môn và công trình phụ trợ; Cấp tiểu học là 468 phòng học, 1.310 phòng bộ môn và công trình phụ trợ; cấp THCS là 548 phòng học, 1.109 phòng bộ môn và công trình phụ trợ; cấp THPT là 64 phòng học, 162 phòng bộ môn và công trình phụ trợ.
"Sở GD&ĐT đã tham mưu, đề nghị tổng hợp cân đối các nguồn ngân sách, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, trong đó ưu tiên các vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhất là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Huy động tối đa mọi nguồn lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đồng thời đẩy mạnh phát triển cơ sở giáo dục ngoài công lập để góp phần giải quyết yêu cầu cở sở vật chất trường học" - ông Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho biết.
Trước vấn đề này, Sở GD&ĐT Thái Nguyên đã rà soát thực tế, xây dựng đề án và trình đề nghị tỉnh phê duyệt, đầu tư kinh phí nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo kế hoạch, Thái Nguyên sẽ đầu tư xây dựng bổ sung 1.560 phòng học, 3.000 phòng bộ môn và phục vụ học tập (Giáo dục thể chất, Giáo dục nghệ thuật, Tin học, Ngoại ngữ, Đa chức năng, Tư vấn học đường...).
Địa phương vào cuộc
Nắm bắt nhu cầu của các nhà trường, nhiều địa phương đã vào cuộc tích cực, với những đầu tư nhằm bổ sung, hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đáp ứng điều kiện cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nhà lớp học 2 tầng với 10 phòng học của trường Tiểu học và THCS Thị trấn Quân Chu (Đại Từ) đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng
Đối với huyện Phú Bình, năm học 2021 - 2022 toàn huyện có 61 trường với quy mô 1.145 lớp học, tăng 40 lớp so với năm học trước. Trong năm 2020, huyện Phú Bình đã đầu tư trên 100 tỷ đồng để xây mới và kiên cố hóa 8 công trình với 100 phòng học, phòng hoạt động chuyên môn.
"Sự đầu tư kịp thời của UBND huyện Phú Bình đã giúp ngành giáo dục địa phương tháo gỡ được khó khăn rất lớn về hệ thống phòng học, trường lớp. Đây là yếu tố vo cùng quan trọng, nhằm đảm bảo điều kiện dạy học, nhất là việc đáp ứng yêu cầu của chương trình mới" - ông Nguyễn Đình Toán, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Bình nhấn mạnh.
Đối với huyện Đại Từ, năm 2020 vừa qua, địa phương đã đầu tư xây mới 6 công trình nhà lớp với 61 phòng, sửa chữa 9 hạng mục, tổng kinh phí trên 45 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong đó có trên 2,3 tỷ đồng có được từ nguồn xã hội hóa.
Trường Tiểu học và THCS Thị trấn Quân Chu (Đại Từ) vừa được đầu tư hơn 6 tỷ đồng, xây mới nhà lớp học 2 tầng với 10 phòng học. Hiện công trình đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến sẽ hoàn thành trước khi năm học mới bắt đầu.
"Việc được xây mới nhà lớp học sẽ giúp chúng tôi tránh được khó khăn lớn về phân bổ phòng tổ chức dạy học, các em sẽ không phải chia ca mà có đủ phòng để học 2 buổi. Nhà trường cũng sẽ có điều kiện để bố trí các phòng học chức năng, thư viện, để có thể triển khai theo chương trình mới" - cô giáo Hoàng Thị Tú, Hiệu trưởng nhà trường trao đổi.
Trong bối cảnh đang phải tập trung cho phòng, chống dịch bệnh như hiện nay, việc các địa phương vẫn dành sự đầu tư không nhỏ cho xây dựng trường lớp phòng học cho thấy sự quan tâm rất lớn cho giáo dục. Đây cũng là một thuận lợi căn bản, giúp cho các nhà trường vượt qua những khó khăn trước bối cảnh dịch bệnh khi mà năm học mới sắp đến, tập trung triển khai tốt yêu cầu mà chương trình giáo dục phổ thông mới đề ra.
Hà Tĩnh đảm bảo trường lớp an toàn, ưu tiên bậc phổ thông tựu trường đúng kế hoạch Giải phóng các khu cách ly, trao trả cơ sở vật chất trường lớp, ưu tiên bậc phổ thông tựu trường đúng kế hoạch năm học là giải pháp được các địa phương ở Hà Tĩnh chuẩn bị cho năm học mới 2021 - 2022. Dự kiến trước ngày 15/8, Trường Tiểu học Hà Tông Mục (Tùng Lộc, Can Lộc) sẽ được trao...