Hà Tĩnh chủ động chuẩn bị dạy học trực tuyến ngay sau ngày khai trường
Để triển khai dạy học trực tuyến cho học sinh bậc THCS và THPT ngay sau ngày khai trường, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đang chủ động khắc phục khó khăn, có giải pháp đảm bảo nền nếp, chất lượng học tập tại các nhà trường.
Rà soát phương tiện học tập, phân nhóm học sinh
Dù đã được làm quen với hình thức dạy học trực tuyến từ trước, nhưng năm học 2021-2022, lần đầu tiên ngành GD&ĐT triển khai hình thức dạy học này ngay sau ngày khai trường cho học sinh bậc THCS, THPT. Lo lắng, băn khoăn là điều không thể tránh bởi một số học sinh chưa có thiết bị để học trực tuyến, việc triển khai dạy học ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn… còn nhiều bất cập.
Trường THCS Đồng Tiến (Thạch Hà) tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học trực tuyến bằng cách cho mượn Smartphone tặng kèm sim 4G.
Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT, toàn tỉnh có hơn 121.000 học sinh bậc THCS, THPT tại 192 trường sẽ học trực tuyến sau ngày khai giảng. Qua khảo sát thực tế ở các bậc học cho thấy, đến thời điểm hiện tại, bậc THCS còn 8,5% học sinh thiếu phương tiện học tập, số lượng đó ở bậc THPT là 5%. Một số địa bàn khó khăn, tỷ lệ học sinh THCS còn thiếu thiết bị học tập như cao như: Hương Khê 12,3%; Can Lộc 22%; Lộc Hà gần 16%…
“Trước tình hình đó, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường nắm rõ hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, từ đó phân thành 3 nhóm: nhóm có phương tiện học tập; nhóm học sinh không thể học được trực tuyến nhưng có phụ huynh kèm cặp và nhóm không học được trực tuyến và phụ huynh không kèm cặp được. Từ đó, các trường có giải pháp tổ chức dạy học phù hợp, đạt hiệu quả; đảm bảo không để bất kỳ học sinh nào không được học tập”, ông Nguyễn Quốc Anh – Phó giám đốc Sở GD&ĐT cho biết.
Trên tinh thần chỉ đạo của ngành, các địa phương đã vào cuộc gấp rút để kịp thời chuẩn bị cho năm học mới.
Agribank Chi nhánh Can Lộc trao nguồn hỗ trợ mua sắm trang thiết bị dạy học trực tuyến cho Trường THPT Nghèn (Can Lộc)
Thầy Nguyễn Trường Giang – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Sơn chia sẻ: “Ngoài việc khảo sát, phân loại học sinh theo 3 nhóm học tập, chúng tôi cũng linh hoạt trong xây dựng chương trình. Theo đó, những phần kiến thức cốt lõi, những môn cần có sự tương tác lớn giữa học sinh và giáo viên sẽ được bố trí học trực tiếp khi tình hình dịch bệnh ổn định”.
Tại Trường THCS Đồng Tiến (Thạch Hà), sau cuộc họp phụ huynh qua hình thức trực tuyến để thông báo kế hoạch năm học, trường đã gửi thư ngỏ để kêu gọi sự đồng hành của phụ huynh trong việc tạo điều kiện mua sắm trang thiết bị cho con học tập, tăng cường quản lý, nhắc nhở con em trong quá trình học tại nhà. Với 11 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không thể đầu tư thiết bị học tập, trường mua 11 máy smartphone cho các em mượn và tặng kèm sim 4G.
Video đang HOT
Em Hồ Thanh Mỹ dán nội quy học trực tuyến ở góc học tập để nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm túc.
Em Hồ Thanh Mỹ – học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở lớp 9E Trường THCS Đồng Tiến chia sẻ niềm vui: “Em không còn nỗi lo về việc học trực tuyến, bởi trường đã hỗ trợ phương tiện học tập. Em hứa sẽ sử dụng máy đúng mục đích và cố gắng học tập thật tốt”.
Các trường chuẩn bị điều kiện dạy học online
Để triển khai việc dạy học online, trước đó, các trường học đã tăng cường công tác tập huấn công nghệ thông tin cho giáo viên, hỗ trợ kỹ năng thao tác trong quá trình giảng dạy và thiết kế bài giảng sinh động, hấp dẫn, cuốn hút học sinh. Hầu hết các trường học cũng đã chuẩn bị sẵn sàng phòng dạy trực tuyến với đầy đủ các trang thiết bị, đường truyền Internet đảm bảo để nâng cao hiệu quả dạy học.
Thầy Nguyễn Thừa Mạnh – Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Tiến (Thạch Hà) cho biết: “Trường đã chuẩn bị 6 phòng dạy trực tuyến bằng cách ứng nguồn mua smarttivi, lắp đặt hệ thống camera, micro, kéo mạng LAN đến từng lớp để phục vụ dạy học trực tuyến. Mỗi lớp học, chúng tôi dự kiến bố trí 3 người, trong đó 1 giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, 1 giáo viên kiểm tra giám sát và 1 giáo viên hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ thông tin”.
Giáo viên Trường THCS Đồng Tiến chuẩn bị phòng dạy học trực tuyến.
Những ngày vừa qua, việc tổ chức gặp gỡ học sinh qua các nhóm lớp, phòng học trực tuyến cũng đã được các trường triển khai.
Thầy Lê Văn Định – giáo viên Trường THPT Nghèn (Can Lộc) cho biết: “Từ sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, các lớp đã tổ chức gặp gỡ học sinh bằng hình thức trực tuyến để cung cấp cho các em những thông tin cần thiết về giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy các môn học, sơ đồ lớp học, nội quy nhà trường, kế hoạch dạy học. Đồng thời, hướng dẫn học sinh chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho năm học mới”.
Để khắc phục khó khăn trong năm đầu tiên triển khai chương trình mới ở lớp 6, Sở GD&ĐT cũng đã chỉ đạo các trường dành nhiều thời gian căn dặn, hướng dẫn các em phương pháp học tập và những đổi mới của chương trình.
Đảm bảo quyền lợi cho học sinh được học tập trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã và đang linh hoạt các giải pháp phù hợp, không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau.
Huyện đoàn Thạch Hà hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho học sinh khó khăn
Huyện đoàn Thạch Hà vừa kêu gọi nguồn xã hội hóa để hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho những học sinh khối THCS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
Huyện đoàn Thạch Hà trao điện thoại cho em Nguyễn Duy Quốc, lớp 8A Trường THCS Hương Điền – Nam Hương có hoàn cảnh khó khăn, bản thân khuyết tật.
Nằm trong chuỗi hoạt động “Tiếp sức tới trường năm 2021″, trước thềm năm học mới, Huyện đoàn Thạch Hà đã kêu gọi từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để trao tặng 6 chiếc điện thoại thông minh và 6 sim kết nội mạng 4G gói cước miễn phí 1 năm, với tổng kinh phí 15 triệu đồng cho các học sinh khối THCS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xã Thạch Đài, Tân Lâm Hương, Nam Điền và Đỉnh Bàn.
Đoàn trao điện thoại cho em Hoàng Linh Phương, lớp 8A Trường THCS Đỉnh Bàn, gia đình khó khăn.
Trong mấy ngày qua, Đoàn cơ sở đã kêu gọi nguồn lực xã hội hóa tổ chức trao tặng 10 chiếc điện thoại di động, 120 suất quà cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Huyện đoàn Thạch Hà trao điện thoại cho em Trần Hữu Hoàng, lớp 9C Trường THCS Hương Điền – Nam Hương có hoàn cảnh khó khăn.
Món quà ý nghĩa, thiết thực, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, động viên kịp thời của tuổi trẻ Thạch Hà với mong muốn các em có thêm động lực, tự tin vươn lên trong học tập.
Khắc Mai
Hà Nội dạy học online tối đa 3 tiết/ngày với học sinh lớp 1
Sở GD-ĐT Hà Nội chuẩn bị ban hành hướng dẫn dạy học trực tuyến, trong đó có nội dung dạy học cụ thể với từng cấp, từng lớp, nhất là lớp 1 định hướng rõ chỉ dạy tối đa 3 tiết/ngày.
Ông Kiều Văn Minh, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết thông tin nói trên.
Theo đó, dự kiến từ 1 - 12/9, giáo viên sẽ tổ chức họp để thống nhất với phụ huynh về thời gian, chuẩn bị thiết bị và hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị khi học trực tuyến.
Nếu tình hình dịch Covid-19 vẫn phức tạp thì từ ngày 12 - 23/9 vẫn tổ chức dạy học trực tuyến bình thường, trong đó tập trung vào 2 môn là Tiếng Việt và Toán.
"Chúng tôi định hướng rõ là lớp 1 chỉ dạy tối đa 3 tiết/ngày, còn lại sẽ tham gia các hoạt động khác theo hướng dẫn của giáo viên. Các môn như Âm nhạc, Mỹ thuật sẽ tổ chức thực hiện video để truyền tải".
Theo ông Minh, khi học sinh được quay trở lại trường thì thầy cô sẽ rà soát và xây dựng kế hoạch tổ chức ôn tập, để kết thúc năm học, các em đạt chuẩn đầu ra lớp 1", ông Minh nói.
Ảnh: Thanh Hùng
TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho hay, với trẻ 6 tuổi, các chức năng nghe nói và nhìn chưa phối hợp nhuần nhuyễn với nhau.
Khi học trực tuyến vừa thông qua thị giác vừa dùng thính giác, các con sẽ phải tập phối hợp các điều này làm sao cho hiệu quả.
"Đôi khi học sinh học trực tuyến có thể bị sa vào trạng thái tiêu cực khi không thể nghe rõ giáo viên nói gì, không thể làm theo, không thể hỏi các bạn và bắt chước các bạn,... lúc này cần đến phụ huynh ở bên cạnh.
Rất cần phụ huynh đồng hành với giáo viên để thiết lập cho trẻ một thói quen học tập, dần dần hướng dẫn các con tham gia học. Bởi giáo viên chỉ gặp gỡ các con một số thời gian ngắn, cần phụ huynh kèm cặp và dạy dỗ trực tiếp ở nhà.
Đặc biệt với những học sinh nào có nguy cơ tụt lại phía sau như có tính tăng động, không đọc viết được, gặp rắc rối với con số,.... thì khi học trực tuyến, giáo viên không thể nhận ra những dấu hiệu đó. Do đó, rất cần phụ huynh quan tâm sát sao và trao đổi với giáo viên về các biểu hiện trong học tập của con", ông Nam nói.
Nếu các con 6 tuổi cần phải học trực tuyến, ông Nam cho hay phụ huynh cần có cam kết mỗi nhà một người cùng con học tập mới mong có kết quả.
"Tôi nghĩ gia đình cần thiết lập thói quen, không gian học tập, quy trình, kì vọng các con phải rõ ràng ra. Sau đó phải đưa ra hướng dẫn, đồng hành với con".
Tuy nhiên, ông Nam cũng cho rằng, việc dạy học trực tuyến là một xu hướng tất yếu.
"Chúng ta phải xác định tinh thần sẽ sống chung với dịch. Việc xây dựng năng lực công dân số là cần thiết. Nhưng việc tổ chức học trực tuyến phải đưa ra nhiều hoạt động gây hứng thú cũng như hiệu quả với học sinh. Điều quan trọng làm sao cho các em hứng thú qua các bài học. Công nghệ giúp nhiều cho chúng ta nhưng muốn gây hứng thú với học sinh thì cần phát huy sự sáng tạo của thầy cô và bố mẹ phải có trách nhiệm với con trong việc học", ông Nam chia sẻ.
Bắc Giang: Các địa phương, trường học sẵn sàng đón năm học mới Ngày 5/9 tới, gần 486 nghìn học sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sẽ khai giảng năm học mới 2021 - 2022. Đến nay, các địa phương, trường học đã chuẩn bị các điều kiện, sẵn sàng đón năm học mới. Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo, đến ngày 31/8, toàn tỉnh còn 65 cơ sở giáo dục được...