Hà Tĩnh chính thức có vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết
Trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại Hà Tĩnh có cơ hội tiếp cận với vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết của Nhật Bản, kịp thời phòng bệnh khi mùa mưa lũ đang tới gần.
Nhiều người dân đến Trung tâm tiêm chủng VNVC tiêm vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết khi loại vắc-xin này lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Ngày 20/9/2024, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc-xin sốt xuất huyết của Takeda (Nhật Bản) cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại toàn quốc, trong đó có Hệ thống tiêm chủng VNVC Hà Tĩnh.
Vắc-xin sốt xuất huyết của Takeda (Nhật Bản) được đưa vào sử dụng lần đầu tiên trên thế giới từ năm 2018, đến nay được sử dụng rộng rãi tại hơn 40 quốc gia, đặc biệt ưu tiên sử dụng cho các nước thường xuyên có dịch phức tạp. Với công nghệ hiện đại, vắc-xin có hiệu quả phòng cả 4 tuýp vi-rút sốt xuất huyết gây bệnh (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4), hiệu quả lên đến hơn 80% và ngăn ngừa nguy cơ nhập viện lên đến 90%. Vắc-xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản được Bộ Y tế phê duyệt vào tháng 5/2024.
Đặc biệt, vắc-xin có hiệu quả phòng tái nhiễm cho người từng mắc sốt xuất huyết, điều này rất có ý nghĩa đối với Việt Nam nói chung và người dân Hà Tĩnh nói riêng bởi hiện số người từng mắc sốt xuất huyết ít nhất một lần khá cao. Với tình trạng lần mắc bệnh sau thường nặng hơn lần trước thì việc tiêm vắc-xin kịp thời sẽ giúp sức khỏe người bệnh được bảo vệ tốt hơn.
Việc sử dụng vắc-xin sẽ góp phần giảm số ca mắc bệnh, những ca mắc nặng và tử vong.
PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam hiện đang lưu hành cả 4 tuýp vi-rút sốt xuất huyết gây bệnh, trong đó tuýp vi-rút lưu hành chủ yếu là DEN-1, DEN-2. Tuýp DEN-2 thường liên quan đến các trường hợp mắc sốt xuất huyết nghiêm trọng và gây dịch, cũng như là nguyên nhân lớn dẫn đến các ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết.
“Vắc-xin là thành quả rất lớn, góp phần hiệu quả trong công tác khống chế dịch. Việc sử dụng vắc-xin sẽ giảm số ca mắc bệnh, những ca mắc nặng và ca tử vong”, PGS.TS Trần Đắc Phu đánh giá.
Video đang HOT
Theo dữ liệu của WHO, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng gấp 10 lần trong hai thập kỷ qua, từ 500.000 ca vào năm 2000 lên hơn 5 triệu ca vào năm 2019. Tại Việt Nam, nếu trước đây, giai đoạn 1980 – 2018, thường ghi nhận đỉnh dịch mỗi 10 năm, thì riêng giai đoạn 2019 – 2023, Việt Nam đã trải qua tới 2 đợt đỉnh dịch vào năm 2019 và năm 2022. Riêng năm 2022, cả nước có hơn 367.000 ca mắc, đứng thứ 2 toàn cầu, chỉ sau Brazil.
Với sự nỗ lực và chủ động của ngành y tế Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh chỉ ghi nhận 54 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 41 ca nội tại, 13 ca xâm nhập, không có bệnh nhân tử vong. Hà Tĩnh còn 1 ổ dịch ở thôn 2 Hải Phong, xã Kỳ Lợi nhưng cơ bản đã được khống chế.
Gia tăng số ca mắc các bệnh truyền nhiễm
Tình hình các loại dịch bệnh truyền nhiễm đang gia tăng trên cả nước. Không chỉ các bệnh truyền nhiễm chưa có vaccine phòng bệnh, mà những bệnh đã có vaccine phòng bệnh cũng ghi nhận số ca mắc cao.
Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: H.Dung
Đồng Nai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết trong năm nay. Đó là một nữ sinh 15 tuổi, ngụ khu phố 6, thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu).
Ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên
Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu, bác sĩ chuyên khoa II Hồ Văn Hoài cho biết, qua điều tra dịch tễ về trường hợp tử vong cho thấy, ngày 5-4, bệnh nhân sốt cao, được người nhà cho uống thuốc và điều trị tại nhà. Vài ngày sau đó, người nhà đưa bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh và được yêu cầu nhập viện theo dõi. Đến ngày 10-4, bệnh nhân bất tỉnh và được lọc máu, chăm sóc đặc biệt. Đến sáng 15-4, bệnh nhân tử vong với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng N7, tổn thương đa cơ quan, tổn thương gan nặng, xuất huyết tiêu hóa.
Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu đã phối hợp với Trạm Y tế thị trấn Vĩnh An điều tra dịch tễ khu vực xung quanh nhà bệnh nhân, diệt lăng quăng, phát tờ rơi tuyên truyền cho người dân địa phương phòng bệnh sốt xuất huyết. Đồng thời, tiến hành phun hóa chất diệt muỗi theo quy định.
Trên địa bàn Đồng Nai hiện lưu hành cả 4 tuýp virus dengue gây bệnh sốt xuất huyết. Bệnh hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Mỗi người dân có thể mắc sốt xuất huyết đến 4 lần trong đời, thường lần mắc sau sẽ nặng hơn lần mắc trước.
"Chúng tôi đề nghị Trạm Y tế thị trấn Vĩnh An và các trạm y tế khác trong huyện khi phát hiện có người dân sốt cao thì báo ngay cho Trung tâm Y tế huyện. Bên cạnh đó, phối hợp với UBND thị trấn Vĩnh An huy động người dân tại khu phố 6 thường xuyên vệ sinh môi trường sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, dọn dẹp, lau chùi, súc rửa các vật dụng chứa nước và ngủ mùng, diệt lăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết và một số bệnh khác" - bác sĩ Hoài nói.
Còn với dịch bệnh tay chân miệng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tiến sĩ Hoàng Minh Đức cho hay, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10 ngàn ca mắc bệnh, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng các tỉnh phía Nam chiếm đến 74,1%.
Tại Đồng Nai, trong tuần vừa qua đã ghi nhận 93 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng hơn 121% so với tuần trước đó và tăng 2 lần so với tuần cùng kỳ năm ngoái. Số ca mắc bệnh tăng tại 7/11 huyện, thành phố, nhiều nhất là Biên Hòa, Nhơn Trạch. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh có 510 ca mắc tay chân miệng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Bác sĩ chuyên khoa I Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho hay đến nay bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vaccine phòng bệnh. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy, nguy cơ lây truyền bệnh khi trẻ sinh hoạt tập thể tại cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ rất cao.
Tăng tỷ lệ bao phủ vaccine trong cộng đồng
Cách đây 6 năm, trên địa bàn Đồng Nai đã xảy ra đợt dịch bệnh sởi khá nguy hiểm khiến nhiều người mắc. Năm nay, tuy chưa ghi nhận ca mắc bệnh sởi nào trên phạm vi toàn tỉnh nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ. Nguyên nhân là do thời gian qua, nguồn cung vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia bị đứt quãng, khiến tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine chưa đạt yêu cầu đề ra. Mặt khác, từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã ghi nhận 130 ca mắc bệnh sởi, tăng 1,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo tiến sĩ Hoàng Minh Đức, sởi là bệnh có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu rất cao (>95%) trong cộng đồng. Thực tế cho thấy, địa phương nào có tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp sẽ có nguy cơ bùng phát dịch bệnh sởi.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng, tăng tỷ lệ bao phủ vaccine trong cộng đồng, triển khai tiêm chủng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, hiệu quả, đặc biệt quan tâm các bệnh đã có vaccine nhưng vẫn có tỷ lệ mắc hàng năm như: sởi, ho gà, bạch hầu.
"Quan trọng nhất là phải tuyên truyền để người dân hiểu được lợi ích của việc tiêm chủng, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sau một thời gian gián đoạn vaccine, nay Bộ Y tế đã có đủ vaccine cấp cho các địa phương. Các địa phương cần tập trung tiêm bù, tiêm vét đầy đủ cho các đối tượng thuộc diện tiêm chủng" - Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh.
Giám đốc Sở Y tế Lê Quang Trung cho biết, trong năm 2023, do nguồn cung vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng bị gián đoạn nên có đến 9/12 chỉ tiêu về tiêm chủng các loại vaccine không đạt. Dự báo trong năm 2024, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp. Do đó, ngành y tế Đồng Nai đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024. Trong đó đặt ra mục tiêu khống chế, kiểm soát dịch bệnh kịp thời, không để dịch bệnh lan rộng, hạn chế tử vong, tập trung vào các dịch bệnh đang lưu hành tại địa phương và có tỷ lệ mắc cao như: tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, dại, đậu mùa khỉ.
Đồng thời, sẽ nỗ lực để giảm tỷ lệ mắc các bệnh đã có vaccine như: sởi, bạch hầu, ho gà; giữ vững kết quả khống chế bệnh bại liệt, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh; tăng cường tiêm chủng đầy đủ đạt>95%. Duy trì các đội đáp ứng nhanh, đội chống dịch cơ động, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, vật tư, hóa chất để đáp ứng dịch bệnh trong tình huống khẩn cấp.
Theo lãnh đạo Sở Y tế, thực tế công tác phòng, chống dịch bệnh cho thấy, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của toàn thể người dân là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công trong thực hiện mục tiêu giảm số ca mắc và ca tử vong do dịch bệnh truyền nhiễm.
"Vì sức khỏe, tính mạng của bản thân và cộng đồng, chúng tôi kêu gọi người dân tích cực tham gia vào các hoạt động tổng dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để diệt muỗi, phòng bệnh sốt xuất huyết.
Phụ huynh nhớ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người dân cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời" - Giám đốc Sở Y tế Lê Quang Trung khuyến cáo.
Nguồn cung vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng dồi dào
Thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (Bộ Y tế), từ đầu năm 2024 đến nay, viện đã cung ứng 2 đợt vaccine bao gồm 9 loại vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, đáp ứng nhu cầu của các địa phương trên toàn quốc đến hết tháng 4-2024.
Ngoài ra, đầu tháng 4 vừa qua, đơn vị cung ứng đã tiếp nhận 1 triệu liều vaccine DPT-VGB-Hib (vaccine 5 trong 1), dự kiến tuần cuối tháng sẽ có giấy xuất xưởng. Số lượng 1,8 triệu liều vaccine còn lại sẽ tiếp tục về Việt Nam trong 2 tháng tới đây, đáp ứng nhu cầu sử dụng của năm 2024, bao gồm cả số vaccine bị thiếu từ tháng 11 năm ngoái.
Trên cả nước hiện có hơn 14 ngàn điểm tiêm chủng, bao gồm các điểm tiêm tại trạm y tế và các điểm tiêm chủng ngoài trạm. Tại Đồng Nai, công tác tiêm chủng mở rộng được tổ chức vào các ngày đầu tháng tại các trạm y tế. Ngoài ra, có một số bệnh viện triển khai tiêm chủng mở rộng cho người dân. Qua đó giúp người dân dễ dàng đi tiêm chủng.
Mặt khác, người dân cũng có thể lựa chọn tiêm chủng dịch vụ (trả tiền) tại một số điểm tiêm dịch vụ của tư nhân và Nhà nước như: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Tiêm chủng VNVC...
Hà Nội thêm gần 300 ca mắc sốt xuất huyết trong 1 tuần Bước vào cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết hàng năm, ngành y tế Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân chủ động tiêm vaccine phòng bệnh (nếu có). Cán bộ y tế TTYT huyện Ứng Hòa tư vấn, hướng dẫn người dân cách phòng bệnh sau mưa lũ tại xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa. (Ảnh: Sở Y tế Hà...